Quy trình sử dụng hệ thống BTTN theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THÍ NGIỆM PHẦN TỪ HỌC VẬT LÝ 11 NÂNG CAO (Trang 39 - 43)

1.5.1. Khái quát về hình thức bài lên lớp

Bài lên lớp (còn gọi là bài học) là hình thức cơ bản của QTDH vật lý ở trường phổ thông hiện nay. Theo hình thức này, trong một khoảng thời gian xác định (tiết học), tại một địa điểm xác định (lớp học) với một số lượng HS cố định có cùng trình độ phát triển, GV tổ chức hoạt động nhận thức cho cả lớp, có chú ý tới đặc điểm riêng của từng HS, làm cho tất cả HS đều nắm vững những kiến thức,

kĩ năng cơ bản, đồng thời qua đó mà phát triển được năng lực nhận thức và hình thành quan điểm đạo đức, thái độ ứng xử [22].

Như vậy, bài lên lớp có những đặc trưng riêng mà các hình thức tổ chức dạy học khác không có. Đó là:

- GV làm việc với một số HS cố định, có cùng một trình độ phát triển (tương đối đồng đều) tạo thành một tổ chức toàn vẹn.

- Sự thống nhất, phối hợp hoạt động giữa GV và HS, trong đó GV giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo, còn HS là chủ thể hoạt động nhận thức nhằm đạt đươc mục tiêu chung của dạy học là kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS.

- Mỗi bài lên lớp có một mục tiêu chung cho cả lớp theo chương trình môn học, đồng thời có sự phân hoá cho những HS yếu hay giỏi về một số mặt nào đó.

Thực tiễn dạy học cho thấy, trong mỗi bài lên lớp đều phải thực hiện nhiều mục tiêu dạy học, chúng hỗ trợ lẫn nhau làm cho QTDH đạt kết quả cao và toàn diện. Căn cứ vào những mục tiêu dạy học khác nhau, đã có nhiều cách phân loại hình thức bài lên lớp như [22]: bài nghiên cứu thức mới; bài luyện tập củng cố kiến thức; bài thực hành TN; bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức; bài kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng. Trong mỗi kiểu lên lớp đó đều phải thực hiện nhiều mục tiêu dạy học để phục vụ cho mục tiêu chính của bài, vì vậy mỗi kiểu bài lên lớp đều có mối quan hệ hữu cơ với lẫn nhau.

Dưới đây, chúng tôi đề cập đến hình thức phổ quát nhất của bài lên lớp trong các trường phổ thông hiện nay là bài nghiên cứu kiến thức mới. Trong đó, BTTN được sử dụng ở các giai đoạn khác nhau của tiến trình tổ chức HĐNT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

1.5.2. Quy trình sử dụng BTTN theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề 1.5.2.1. Sử dụng BTTN trong giai đoạn phát hiện vấn đề (đưa HS vào tình huống có vấn đề, tạo động cơ hứng thú, nhu cầu tìm tòi kiến thức mới)

Trước khi nghiên cứu kiến thức mới, để định hướng tư duy cho HS, GV thường định hướng (đề xuất) vấn đề nghiên cứu. Có nhiều cách thức để đưa HS vào vấn đề nghiên cứu, tạo động cơ và hứng thú học tập cho HS, trong đó sử dụng các BTTN là một phương tiện có hiệu quả. Trong giai đoạn đề xuất vấn đề nghiên cứu, để sử dụng BTTN có thể đáp ứng yêu cầu tạo tình huống học tập, các BTTN

phải tạo ra tình huống bất ngờ, gây sự ngạc nhiên cho HS. Các BTTN này cần đơn giản để có thể tiến hành ngay trên lớp hoặc giao cho HS thực hiện trước ở nhà. Kết quả của TN thường mâu thuẫn với kiến thức đã biết, với kinh nghiệm sẵn có hoặc trái ngược với sự mong đợi của HS. Từ đó tạo ra nhu cầu và hứng thú tìm tòi kiến thức mới của HS, làm cho HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm tòi giải quyết vấn đề. Tùy vào đối tượng HS, GV có thể lựa chọn các BTTN ở các mức độ khác nhau:

- Mức độ 1 : GV thực hiện TN có hiện tượng diễn ra như trong cuộc sống hằng ngày để HS phát hiện ra các tính chất hay mối quan hệ cần nghiên cứu.

- Mức độ 2 : GV thực hiện TN tạo ra một tình huống mới lạ, gây sự ngạc nhiên cho HS, từ đó yêu cầu HS nêu ra một vấn đề hay một câu hỏi cần giải đáp.

- Mức độ 3 : HS thực hiện một BTTN theo phương án và dụng cụ đã cho, yêu cầu HS mô tả diễn biến hiện tượng và nhận xét, từ đó nêu ra vấn đề cần nghiên cứu.

1.5.2.2. Sử dụng BTTN trong giai đoạn giải quyết vấn đề

Trong chương trình vật lý THPT hầu hết các kiến thức mới của mỗi bài học đều được rút ra từ kết quả của TN, việc sử dụng BTTN hợp lí sẽ tạo ra một hướng mới, tránh được sự nhàm chán cho HS. Hơn nữa, các hiện tượng xảy ra khi tiến hành TN để kiểm chứng lời giải lí thuyết hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho việc giải bài tập cũng mang tính thực tiễn. Thông qua quan sát và xử lý thông tin thu nhận được từ TN, HS thực hiện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa và các phương pháp suy luận như qui nạp, diễn dịch. Từ đó, HS rút ra kết luận, nhận xét và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Như vậy, HĐNT của HS sẽ được tích cực và tư duy vật lý của các em phát triển hơn. Dựa vào những thông tin thu nhận thông qua việc giải BTTN, HS có thể dự đoán về tính chất của các sự vật, về nguyên nhân của hiện tượng, về mối quan hệ định tính hoặc định lượng giữa các sự vật hiện tượng. Trong trường hợp này, GV có thể lựa chọn một số biện pháp sau:

- Dùng các BTTN đơn giản, thực hiện nhanh; thường là những bài tập cho phương án TN, dụng cụ TN, GV tiến hành TN cho HS quan sát.

- Dùng các BTTN cho nhiều phương án TN, yêu cầu HS lựa chọn và tiến hành thực hiện theo nhóm.

- Dùng các BTTN chỉ cho mục đích TN, yêu cầu nêu phương án TN, GV và HS cùng thực hiện TN.

1.5.2.3. Sử dụng BTTN vào giai đoạn củng cố và vận dụng kiến thức

Đây chính là giai đoạn HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập vật lý và giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, kĩ thuật cũng như trong thực tế cuộc sống. BTTN được sử dụng trong giai đoạn này sẽ phát huy tốt vai trò của nó trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS.

Để củng cố kiến thức cho HS, GV có thể sử dụng những BTTN đơn giản có nội dung thể hiện một cách nguyên dạng hay đã thay đổi một ít về nội dung kiến thức, kĩ năng các bài đã học giúp HS nhớ lại quá trình, cấu trúc đã học; hoặc các BTTN tương tự những TN đã sử dụng trong bài học, HS có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết bài toán theo mẫu hoặc những BTTN tổng hợp có tính sáng tạo đòi hỏi HS phái có tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề trong tình huống mới từ các kiến thức đã có. Tuỳ theo đối tượng HS, GV có thể vận dụng các mức độ sau:

- Mức độ 1 : Sử dụng những BTTN với phương án và dụng cụ TN có sẵn có thể tiến hành nhanh tại lớp.

- Mức độ 2: Sử dụng những BTTN với phương án cho sẵn, dụng cụ TN đơn giản dễ thao tác, yêu cầu HS thực hiện theo các nhóm.

- Mức độ 3: Sử dụng những BTTN, cho sẵn dụng cụ TN, yêu cầu HS đề xuất phương án TN.

- Mức độ 4: Sử dụng những BTTN chỉ cho mục đích TN, yêu cầu HS đề xuất phương án và thực hiện TN, viết báo cáo.

Từ các cơ sở trên, chúng tôi đưa ra quy trình sử dụng BTTN theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề được thể hiện trong Hình 1.2 sau:

Hình 1.2. Quy trình sử dụng BTTN theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THÍ NGIỆM PHẦN TỪ HỌC VẬT LÝ 11 NÂNG CAO (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w