Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị tiêu thụ tại công ty TNHH khoa học và công nghệ honkon (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ TIÊU THỤ SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ CỦA DN

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tiêu thụ hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp

1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Tiền vốn

Tiền vốn là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh không riêng đối với hoạt động quản trị tiêu thụ. Nhƣng với hoạt động quản trị tiêu thụ tiền vốn là yếu tố tiền đề tạo ra quản trị tiêu thụ.

21

+ Tiêu thụ nhƣ chúng ta đƣợc biết là quá trình cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu nhƣ không có vốn đầu tƣ ban đầu cũng sẽ không có hoạt động sản xuất, không có hoạt động sản xuất không tạo ra sản phẩm nhƣ vậy sẽ không có tiêu thụ sản phẩm.

+ Theo nhƣ trong tổ chức hoạt động tiêu thụ thì có rất nhiều phòng ban liên quan đến hoạt động tiêu thụ, nhƣ vậy nếu nhƣ ban đầu, hoạt động tiêu thụ chƣa nuôi sống đƣợc toàn bộ những bộ phận liên quan đến hoạt động tiêu thụ chƣa nói đến các hoạt động của bộ phận khác, thì cũng sẽ liên quan đến tiền vốn lấy ra trả lương, thưởng, tạo động lực cho nhân viên.

+ Một doanh nghiệp có tiền lực về tài chính từ đó họ cũng có thể đƣa ra đƣợc các chính sách thanh toán đối với khách hàng tốt hơn tạo điều kiện là một trong những yếu tố cạnh tranh trong hoạt động tiêu thụ

Nhân sự

Con người là yếu tố quyết định mọi sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt là trong hoạt động tiêu thụ khi mà đội ngũ nhân viên luôn luôn tiếp xúc với khách hàng, nhiều tình huống bất ngờ từ phía khách hàng có thể xảy ra, từ đối thủ cạnh tranh… từ đó yêu cầu đặt ra đối với những nhân sự làm hoạt động trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của công ty cần có sự nhanh nhạy, khả năng giải quyết vấn đề nhanh, dứt khoát và đem lại lợi ích cho các bên. Yếu tố kinh nghiệm là một yếu tố hết sức quan trọng đối với đội ngũ nhân viên trong tiêu thụ. Họ có nhiều kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng nhiều họ sẽ có một kỹ năng nhất định trong việc xử lý các vấn đề mang tính cấp bách và các vấn đề liên quan đến khách hàng.

Sự trung thành là điều mà yêu cầu ở các nhân viên trong tiêu thụ đặc biệt là đối với nhân viên kinh doanh khi mà họ nắm trong tay danh sách khách hàng của công ty – tài sản của công ty.

Truyền thống và thói quen

Truyền thống và thói quen giống nhƣ con dao 2 lƣỡi trong mọi hoạt động của doanh nghiệp không riêng đối với hoạt động quản trị tiêu thụ. Nó có thể thúc đẩy hoạt động tiêu thụ và cũng có thể hạn chế hoạt động tiêu thụ. Nếu nhƣ là một truyền

22

thống tốt nhƣ: truyền thống về chăm sóc khách hàng tốt nó sẽ tạo nên thành một ƣu điểm cạnh tranh mạnh mẽ nhất cho hoạt động tiêu thụ. Nhƣng đã nói đến truyền thống và thói quen là nói đến một lối mòn trong tƣ duy mà điều đó thì không tốt cho hoạt động tiêu thụ, những con người trong hoạt động tiêu thụ luôn đề cao sự sáng tạo, chủ động. Nếu cứ đi theo mãi một lối mòn thì không tạo đƣợc sự đột biến và có thể để đối thủ cạnh tranh nắm được các đường đi, cách làm từ đó có thể gây khó khăn trong công tác tiêu thụ.

Văn hóa doanh nghiệp

Nhƣ ta đã biết những doanh nghiệp có nền văn hóa phát triển sẽ có không khí làm việc say mê, luôn đề cao sự chủ động sáng tạo. Biện pháp quan trọng tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp mạnh là phải tăng cường các mối quan hệ giao tiếp trao đổi thông tin giữa các thành viên của tổ chức với nhau thông qua các con đường chính thức và đặc biệt là con đường không chính thức. Vì con đường không chính thức cho phép vƣợt qua những cách biệt về cấp bậc, về tuổi tác… cho phép hạn chế tác hại của căn bệnh trì trệ quan liêu đặc biệt trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ là hoạt động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mà vai trò của khách hàng có thể nói là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, chính vì vậy càng cần có sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận liên quan để có thể đạt đƣợc sự thống nhất trong việc giao tiếp với khách hàng và cuối cùng là đạt hiệu quả cao nhất trong doanh nghiệp.

Nền văn hóa doanh nghiệp hay chính là môi trường làm việc trong doanh nghiệp cũng sẽ quyết định đến hiệu quả làm việc của nhân viên và là một trong những nhân tố giữ chân nhân viên trong công ty, mà yếu tố thâm niên trong công tác của đội ngũ nhân sự trong tiêu thụ có vai trò quan trọng (nhƣ đã phân tích ở trên), chính vì vậy mà yếu tố văn hóa doanh nghiệp hiện nay đang đƣợc các nhà lãnh đạo quan tâm.

Giá trị ƣớc vọng của lãnh đạo

Giá trị ƣớc vọng của lãnh đạo chính là một nhân tố tạo động lực cho nhân viên, là một trong những điều kiện để nhân viên đi theo nhà lãnh đạo trong bất kể hoàn cảnh nào. Bất cứ nhân viên nào làm việc trong một tổ chức thì luôn mong muốn tổ chức sẽ phát triển và có thể đƣa tổ chức gắn với một tầm cao mới, vấn đề phát triển của

23

tổ chức đến đâu cũng sẽ gắn liền với quyền lợi và lợi ích mà họ được hưởng. Đặc biệt là là đối với những nhân viên làm việc liên quan đến hoạt động tiêu thụ ƣớc vọng của họ ở hiện tại và trong tương lai rất lớn, họ là những người có ý chí phát triển mạnh mẽ. Vì vậy mà đối với một lãnh đạo không có ƣớc vọng, không có khát vọng có lẽ không thể giữ chân đƣợc nhân viên. Những nhân viên họ sẽ quan niệm rằng đối với một nhà lãnh đạo không có ước vọng sẽ không là người bạn đồng hành của họ trên con đường sự nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản trị tiêu thụ tại công ty TNHH khoa học và công nghệ honkon (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)