Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của kiệt tác Truyện Kiều

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 10 (Trang 24 - 31)

LUYỆN ĐỀ

Câu 1: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Câu 2: Qua nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ Nguyễn Du đã miêu tả hình ảnh con người bị vùi dập để khẳng định và bênh vực giá trị con người

Câu 3: Khi bàn đến ngôn ngữ Truyện Kiều, trong bài Nguyễn Du, một nghệ sĩ lớn, Hoài Thanh có viết:

“Người đọc xưa nay vẫn xem truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung”.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cho thấy tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua một số câu thơ trong Truyện Kiều.

Câu 4:

Mở đầu Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

“Trăm năm trong cõi người ta Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau”

Theo em, Tài – Mệnh tương đố có phải là một trong những tư tưởng chủ đạo trong Truyện Kiều hay không? Hãy giải thích vì sao?.

Câu 5:

Bàn về Truyện Kiều, giáo sư Nguyễn Lộc cho rằng:

“Có thể nói, Nguyễn Du muốn xây dựng nhân vật Thúy Kiều như một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp, là tinh hoa của con người”.

Qua những trích đoạn Truyện Kiều đã học và đọc thêm, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu 6:

Cao Bá Quát khen Truyện Kiều là “tiếng gọi yêu đời”.

Anh/ chị có những suy nghĩ gì về lời khen ngợi này?

Câu 7

Nhận định về Truyện Kiều, sách Ngữ văn 10 chương trình Nâng cao viết:

“Truyện Kiều – Tiếng khóc cho số phận con người”

Anh (chị) có những suy nghĩ gì về nhận xét này?

Câu 8

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết:

“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

Giật mình, mình lại thương mình xót xa”

Có ý liến cho rằng: Với hai câu thơ trên, Nguyễn Du đã diễn tả sâu sắc bị kịch nội tâm của nhân vật. “Mình” ở đây là ai? Là Thúy Kiều nhưng nghe như là có cả Nguyễn Du trong ấy. Câu thơ là nỗi đau tự thương mình, thương người, thương đời đến thành u uất.

Hãy đối thoại với ý kiến trên bằng những hiểu biết của em về Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Câu 9

Truyện Kiều là kết tinh của tài năng bậc thầy và truyền thống văn học dân tộc, là đỉnh cao chói lọi của thể loại truyện thơ Nôm (Sách Ngữ văn 10 –Ban Nâng cao, tập 2, trnag 132). Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua kiến thức về Nguyễn Du và “Truyện Kiều” đã học trong chương trình Ngữ văn 10.

Câu 10

Khi bàn đến ngôn ngữ Truyện Kiều, Trong bài Nguyễn Du, một nghệ sĩ lớn, Hoài Thanh có viết:

“Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung”.

Anh (chị) hiểu ý kiến trên nhưu thế nào? Hãy cho thấy tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua một số câu thơ trong Truyện Kiều.

Câu 11

Tiếng nói “hiểu đời” của Nguyễn Du qua các trích đoạn Truyện Kiều đã

học trong chương trình Ngữ văn 10 Câu 12

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hình tượng cánh hoa luôn theo sát được cuộc đời nàng Kiều:

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. (Câu 25, 26)

Phận sao, phận bạc như vôi?

Đã đành nước chả, hoa trơi lỡ làng (Câu 753, 754)

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác, biết là về đâu? (Câu 1049, 1050)

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường? (Câu 1235, 1236)

Lại như những thói người ta,

Vớt hương dưới đất, bẻ hoa cuối mùa. (Câu 3153, 3154) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nghệ thuật hoa trong các ấu thơ trên

Câu 13

Đánh giá về nghệ thuật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, sách giáo khoa Ngữ văn 10 Nâng cao, tập hai, trang 132 có viết: “Nhân vật của Nguyễn Du vừa có nét điểm hình, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lí…”

Qua một số đoạn trích trong “Truyện Kiều” đã được học, hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến đánh giá trên.

Câu 14

“Những điều cần hơn là nhận định chắc chắn cái giá trị của “Truyện Kiều”

về phương diện nội dung, một cuốn truyện dồi dào tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong một xã hội vô nhân đạo”.

(Đặng Thai Mai, Tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều)

Từ những hiểu biết của anh (chị) về Truyện Kiều (Nguyễn Du), hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 15

“Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng hương như tiếng mẹ ru những ngày”.

(Trích “Kính gửi cụ Nguyễn Du” – 1965 trong tập thơ “Ra trận” – Tố Hữu) Qua “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), em hãy trình bày cảm nhận về ý nghĩa nội dung của hai câu thơ trên.

Câu 16

Nhận xét về “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Mộng Liên Đường chủ nhân viết:

“… Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy”.

Anh/ chị hiểu thế nào là “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”?

Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua những đoạn trích “Truyện Kiều” đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 10.

Câu 17

Nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ Nghĩ thêm về Nguyễn Du đã viết như sau:

“Anh sinh vào thế kỉ nhiều tà hụy mưa bụi Quờ tay ra không người đồng điệu nằm bên

Nỗi đau anh trùng với nỗi đau nhân loại Mượn câu Kiều hóa thạch cuộc đời riêng”

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy vận dụng những hiểu biết về

Nguyễn Du và tác phẩm của ông để làm rõ quan điểm của mình.

Câu 18

“Đất nước mình nghèo lắm, hỡi em yêu

Cho đến giọt lệ cha ông cũng còn có ích với ta nhiều Dẫu súng đạn nặng đường ra hòa tuyến Đi đường dài, em giữ Truyện Kiều theo.”

Giải thích ý thơ trên của Chế Lan Viên trong bài thơ “Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ.” Từ đó chứng minh: “Truyện Kiều là Giọt lệ lớn của Nguyễn Du khóc thương cho thận phận của con người trong xã hội phong kiến suy tàn”.

Câu 19

Có người cho rằng Trao duyên (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) là khúc dạo đầu cho bản đàn bi thương, ai oán mà mãi vang ngân những âm thanh trong ngần của cuộc đời Thúy Kiều.

Hãy cho biết ý kiến của anh/ chị về nhận định này.

Câu 20

Trong bài thơ Bài ca mùa xuân năm 1961, nhớ đến tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, nhà thơ Tố Hữu viết:

Trải qua một cuộc bể dâu, Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình.

Nổi chìm kiếp sống lênh đênh, Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều.

Qua Truyện Kiều (Nguyễn Du), trình bày cảm nhận của anh (chị) về ý nghĩa nội dung của các câu thơ trên

Câu 21: Trong Bài ca mùa xuân 1961, nhà thơ Tố Hữu viết:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình Nồi chìm kiếp sống lênh đênh Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều.

Anh/ chị hãy dựa vào Truyện Kiều của Nguyễn Du để làm sáng tỏ ý thơ trên.

Câu 22

Bàn về Truyện Kiều của Nguyễn Du, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 2 Nâng cao, trang 127 viết:

“…Nguyễn Du đã kế thừa các truyền thống nghệ thuật của truyện Nôm, ngâm khúc, thơ trữ tình và ca dao, dân ca để sáng tạo ra một truyện thơ giàu chất tiểu thuyết và đậm chất trữ tình bậc nhất trong văn học Việt Nam”.

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên?

Câu 23: Trong bài thơ Đọc Kiều, Chế Lan Viên viết:

Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc Sắc tài sao mà lắm truân chuyên

(…)

Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.

(Theo Chế Lan Viên toàn tập, NXB Văn học, 2002)

Hãy minh họa cho ý thơ trên bằng hiểu biết của anh (chị) về Truyện Kiều và các trích đoạn trong chương trình. Từ đó bình luận ý thơ của Chế Lan Viên.

Câu 24

Quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền trong Truyện Kiều và quan niệm của anh (chị) về đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.

13 KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN DU

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU BÀI TẬP CỦNG CỐ

1.Chọn và phân tích những ảnh hưởng lớn từ hoàn cảnh xã hội, cuộc đời, con người Nguyễn Du đến các sáng tác của ông.

2.Nét độc đáo trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du là gì ? LUYỆN ĐỀ

Đề 1 : Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”.

Đề 2: Nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ Nghĩ thêm về Nguyễn Du đã viết như sau:

“Anh sinh vào thế kỉ nhiều tà hụy mưa bụi Quờ tay ra không người đồng điệu nằm bên Nỗi đau anh trùng với nỗi đau nhân loại Mượn câu Kiều hóa thạch cuộc đời riêng”

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du và tác phẩm của ông để làm rõ quan điểm của mình.

14 NỖI THƯƠNG MÌNH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU BÀI TẬP CỦNG CỐ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 10 (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w