MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
4. Các kết quả đạt được từ chiến lược tổng thể và các chính sách phát triển khác của Singapore
Singapore - một đất nước non trẻ, nhỏ bé, dân số ít, không có tài nguyên thiên nhiên, nhưng đã sớm vươn lên thành “con rồng châu Á” chỉ sau 50 năm phát triển đầy ngoạn mục khiến cả thế giới phải trầm trồ thán phục. Có được kết quả đó, có thể khẳng định nguyên nhân xuất phát điểm chính là nhờ chiến lược và chính sách đồng bộ trong phát triển nguồn nhân lực, phát triển quốc gia của Singapore của những người lãnh đạo đất nước này. Các kết quả và thành tựu đạt được là vô cùng to lớn, trên nhiều khía cạnh.
4.1. Về năng lực, hiệu quả của nguồn nhân lực quốc gia và chất lượng giáo dục đào tạo
* Về năng lực, hiệu quả của nguồn nhân lực quốc gia
Trong vòng 50 năm từ khi lập quốc, với hướng đi đúng đắn, đất nước đảo quốc đã có sự thay đổi vượt bậc. Với chính sách phát triển bắt đầu và tập trung vào nguồn lực con người, Singapore đã đạt được những thành tựu mà bất kì quốc gia nào cũng mong muốn. Singapore đã nổi bật trong các cuộc điều tra quốc tế hàng năm về mức sống. Qua rất nhiều các đợt Khảo sát chất lượng cuộc sống từ những năm 2010 cho tới nay 2018, Singapore luôn được xếp hạng cao, luôn giữ vị trí là thành phố tốt nhất châu Á trong việc cung cấp chất lượng cuộc sống tốt nhất, theo một cuộc khảo sát hàng năm của Công ty tư vấn Mercer61.
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Singapore xếp thứ 5/188 quốc gia với 0,925 điểm – đây là mức đặc biệt rất cao62. Năm 2018, trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố, Singapore được 5,71 điểm. Chỉ số cạnh tranh ở Singapore đạt mức trung bình là 5,59 điểm giai đoạn 2007-2018, đạt mức cao nhất là 5,72 điểm trong năm 2017, xếp thứ 3/137 nước và mức thấp kỷ lục 5,44 điểm trong năm 2008 (Trading Economics, 2018b).
Chỉ số về đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Singapore luôn ở tốp đầu thế giới. Năm 2017, Singapore xếp thứ 7/127 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, năm 2018 tăng lên 2 bậc đứng thứ 5/126 nền kinh tế. Theo xếp hạng Thành phố Bền vững 2016 từ công ty tư vấn và thiết kế toàn cầu Arcadis, Singapore xếp hạng là thành phố bền vững nhất ở châu Á và đứng thứ hai trên thế giới (Lynette Khoo, 2016). Năm 2017, với việc phát triển và sử dụng được 73%
vốn nhân lực của mình, Singapore đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng thứ nhất tại Châu Á và đứng thứ 11 trên tổng số 130 quốc gia tham gia đánh giá về khai thác vốn nhân lực (Chia Yan Min, 2017).
Chính sách thu hút tài năng quốc tế của Singapore tập trung vào 3 nhóm đối tượng: (1) Người tài hàng đầu như các giám đốc điều hành, nhà khoa học, học giả, nghệ sỹ; (2) Các
61 https://www.todayonline.com/world/vienna-unbeatable-worlds-most-liveable-city-baghdad-still-worst
62 Việt Nam đạt mức trung bình với 0,683 điểm (Nguồn: UNDP, 2016).
228
chuyên gia như kỹsư, kế toán, nhân lực công nghệ thông tin, giáo viên; (3) Công nhân có tay nghề cao. Đồng thời, Chính phủ Singapore đưa ra mục tiêu tuyển dụng tập trung chủ yếu vào một số ngành cơ bản sau: Toán học, Công nghệ thông tin, Quản lý dữ liệu, Y sinh học, Y dược, Công nghệ sinh học, Tài chính, Thời trang, Truyền thông…
* Về chất lượng giáo dục đào tạo
Singapore cũng có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến giáo dục. Nếu chỉ xét đến chính sách giáo dục, Singapore được đánh giá tốt nhất thế giới với 88,8 điểm. Hiện nay, nhiều quốc gia đang cố gắng áp dụng mô hình giáo dục của Singapore vào trong các trường học. Gần đây nhất, Anh tuyên bố khoảng 50% các trường trung học của nước này sẽ áp dụng mô hình dạy toán theo Singapore. Điều dễ nhận thấy là trước đây khi mới lập quốc, Chính phủ Singapore đã áp dụng chính sách giáo dục của Anh trong việc xây dựng hệ thống giáo dục của mình thì hiện tại nước Anh áp dụng lại chính sách của Singapore (Hoàng Nam, 2016).
Các trường học của quốc đảo này chiếm vị trí cao trong bảng xếp hạng của thế giới như Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đứng số 1 Châu Á và xếp hạng 22 thế giới, Đại học Kỹ thuật Nanyang (NTU) đứng thứ 4 Châu Á và xếp hạng 52 thế giới63... ngoài ra còn rất nhiều trường danh tiếng khác của Singapore luôn là lựa chọn ưu tiên của không chỉ sinh viên bản địa mà cả của sinh viên nước ngoài.
Theo chương trình đánh giá kiến thức toán và khoa học quốc tế (TIMSS - The Trends in International Mathematics and Science Study), Singapore xuất sắc đứng đầu thế giới về toán và khoa học đối với cả học sinh tiểu học và trung học cơ sở năm 2015. Kết quả này được công bố 4 năm một lần bởi Hiệp hội đánh giá thành tựu giáo dục quốc tế và dựa trên các bài kiểm tra được thực hiện năm 2015 bởi hơn 600.000 học sinh độ tuổi 9-10, 13-14 ở 57 quốc gia64. Trong bảng đánh giá, quốc đảo này liên tục đứng đầu thế giới về cả Toán, Khoa học và Đọc hiểu (Jackson & Kiersz, 2016).
Tỷ lệ học sinh tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế của Singapore ngày càng tăng cả về mặt số lượng và chất lượng. Số liệu thống kê về thứ hạng các quốc gia tham dự kì thi Olympic Toán học hàng năm trên thế giới cho thấy: Năm 1988, lần đầu tiên tham dự kì thi Olympic toán học thế giới đến 1998, Singapore luôn xếp trong thứ hạng 15-41; mười năm sau, từ năm 1998 đến năm 2008, khi Chính phủ thực hiện chính sách “Tuyển dụng người tài”, Singapore đạt thứ hạng là 14-36; từ năm 2008 đến năm 2018, đội tuyển thi Olympic Toán quốc tế của Sing luôn nằm trong top 10 thế giới.
Chính sách song ngữ giúp Singapore trở nên chuyên nghiệp với lực lượng lao động mang tính toàn cầu hóa cao. Người Singapore ngày nay có thể tận dụng tình trạng song ngữ và song văn hóa để nắm bắt những cơ hội thể hiện bản thân mình khắp thế giới. Trong bảng xếp hạng các quốc gia hàng đầu về toàn cầu hoá, với 87,49/100 điểm, quốc đảo Sư Tử đứng thứ 5 thế giới (Dhiraj, 2015).
Giáo dục đang là một thế mạnh thực sự của Singapore, do không chỉ tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng mọi nhu cầu của đất nước mà còn là nguồn thu ngoại tệ nhờ thu hút sinh viên ngoại quốc, và đồng thời là sức mạnh mềm của đất nước này.
63 https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/2017/
64 https://nces.ed.gov/timss/timss2015/
229 4.2. Về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
* Về tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Dựa trên lợi thế về cơ chế luật lệ rộng mở, thông thoáng, minh bạch và việc sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong giao dịch quốc tế, Singapore đã tạo ra một sân chơi tuyệt vời để thu hút giới tài chính quốc tế đổ về kinh doanh, là điểm đến của du học sinh quốc tế, tạo ra một lượng lợi ích khổng lồ về tất cả các mặt.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở Singapore trung bình 6,65% từ năm 1976 đến năm 2018, với thu nhập bình quân đầu người đạt trung bình hơn 50.000 USD/năm (Trading Economics, 2018c), khoảng cách chênh lệch giàu nghèo không quá lớn. Tuy thu nhập cao nhưng người dân Singapore nổi tiếng tiết kiệm và trở nên giàu có nhờ biết đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi đó. Theo Thống kê của Boston Consulting Group65, ngay từ năm 2011, hòn đảo nhỏ bé này có khoảng 1/6 số hộ dân có tài sản trên 1 triệu USD, không kể bất động sản, tài sản là vốn kinh doanh và có đến 10% người dân Singapore sở hữu 100 triệu USD trở lên. Cũng theo điều tra của Boston Consulting Group, giá trị bất động sản Singapore hiện đã thuộc hàng cao nhất thế giới và đang trên đà tăng cao hơn nữa. Ngoài ra, Singapore còn được biết là điểm đến an toàn, văn minh, là trung tâm thương mại, tài chính, thương cảng hàng đầu của châu Á và trên thế giới.
Trong giai đoạn từ 1960 đến 2017, GDP Singapore tăng từ 0,7 tỷ USD lên tới 323,92 tỷ USD, tức tăng gần 463 lần66, GDP theo đầu người từ 428USD tăng lên tới 87.082USD67, luôn là một trong 10 nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, còn chỉ số HDI (Human Development Index) năm 2015 đứng thứ 6/188 quốc gia68. Bắt đầu từ 1998, khi Chính phủ phê duyệt chính sách “Tuyển dụng nhân tài Singapore”, GDP của các năm sau đó đã có sự thay đổi đáng kể, có thể hiểu đó là sự góp công sức không nhỏ của những người nhập cư theo diện lao động tay nghề cao trong chính sách “tuyển dụng nhân tài” của chính phủ Singapore.
Bảng 3: Giá trị GDP của Singapore qua các năm
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 1965 1998 2008 2017
GDP của Singapore 974 85.708 192.230 323.910
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?end=2017&locations=MY-SG-
Z4&start=1960
* Về công bằng và văn minh xã hội - Hệ thống phúc lợi xã hội
Những nhà lãnh đạo quốc đảo này hiểu rằng, phát triển kinh tế đã khó, nhưng để có một xã hội trật tự, an toàn và chính trị ổn định, vốn là nền tảng của sự phát triển, còn khó khăn hơn.
Hệ thống phúc lợi xã hội tốt sẽ là tiêu chí để ổn định quốc gia, bởi hệ thống đó khuyến khích người dân yên tâm để đầu tư thời gian hơn nữa vào việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, làm giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập và khoảng cách giàu nghèo của đất nước. Sự phát triển của hệ thống phúc lợi Singapore được thực hiện từng bước theo lộ trình. Họ đã thành
65 https://www.bcg.com/ Công ty tư vấn quản lý đa quốc gia Hoa Kỳ
66 https://www.ceicdata.com/en/indicator/singapore/gdp-per-capita
67 http://uk.businessinsider.com/the-richest-countries-in-the-world-2017-3/#5-brunei-gdp-per-capita-79710- 65003-26
68 https://countryeconomy.com/hdi/singapore
230
công trong việc tạo ra một hệ thống phúc lợi khả thi cho người dân mà không cần tạo ra các chế độ an sinh xã hội kiểu Ponzi69 (mô hình vay người này để trả người khác) hoặc các quyền lợi không bền vững.
Sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa chiến lược phát triển kinh tế và bảo đảm phúc lợi xã hội là định hướng nhất quán trong mọi chính sách của Chính phủ đảo quốc. Các chính sách xã hội như giáo dục, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh đã bảo đảm ổn định xã hội, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng và năng suất cao hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Sự kết hợp giữa kinh tế và phúc lợi xã hội là nền tảng cho mối quan hệ giữa Chính phủ và người dân Singapore.
- Về việc làm và vấn đề thất nghiệp
Tạo công ăn việc làm cho người dân là nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ Singapore chú trọng. Theo Bộ Nhân lực Singapore, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore đã giảm xuống 2%
trong quý 3 năm 2018. Đây là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ quý 1 năm 2016, giảm nhiều nhất trong 5 năm, và lần đầu tiên số lượng việc làm vượt quá số người tìm việc sau hai năm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore trung bình là 2,4% trong giai đoạn 1986 - 2018, trong đó mức cao nhất là 6% trong quý đầu tiên của năm 1986 và mức thấp kỷ lục là 1,40% trong quý thứ hai năm 1990 (Trading Economics, 2018a).
- Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo
Khoảng cách giàu nghèo của Singapore tương đối hẹp so với các nền kinh tế tiên tiến khác. Mặc dù xu hướng bất bình đẳng gia tăng trong dài hạn, trong 10 năm qua, bất bình đẳng thu nhập ở Singapore đã giảm nhẹ, vì Singapore ưu tiên hàng đầu để chống lại sự bất bình đẳng về thu nhập. Thủ tướng Lý Hiển Long nói: “Chúng ta phải giữ người Singapore lại với nhau.
Duy trì sự hài hòa xã hội được xếp nhóm đầu trong các ưu tiên của Chính phủ” (The Straits Times, 2018).
Theo Báo cáo năm 2015 của Credit Suisse, tỷ lệ khoảng cách giàu nghèo của Singapore là 2,72 trong khi Hoa Kỳ, quốc gia giàu có nhất thế giới, có khoảng cách là 7,09. Các nước Scandinavia như Thụy Điển và Đan Mạch có tỷ lệ tương ứng là 5,42 và 4,85. Các quốc gia có khoảng cách giàu nghèo hẹp hơn so với Singapore bao gồm Úc và Nhật Bản, có tỷ lệ khoảng 1,0 và 2,0. (Yong, 2017)
- Tính minh bạch, không tham nhũng
Trong Báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), với 84/100 điểm, Singapore đứng thứ 6 trên tổng số 180 quốc gia trên thế giới tham gia xếp hạng chỉ số về tham nhũng và là nước đứng đầu Châu Á. Các quốc gia chiếm vị trí hàng đầu trong chỉ số mới nhất bao gồm: New Zealand (89 điểm), Đan Mạch (88 điểm), Phần Lan, Na Uy và Thụy Sĩ (cùng mức điểm là 85).
Tổ chức này cũng cung cấp những con số thực tế và trung thực về tỷ lệ tham nhũng của các quốc gia. Theo đó, Singapore có điểm trung bình là 90,1 trong giai đoạn từ 1995 (năm bắt đầu năm xếp hạng) đến 2017, đạt mức cao kỷ lục 94 điểm vào năm 2003 và mức thấp kỷ lục 84 điểm trong năm 2014 (Trading Economics, 2018d).
Trong một tuyên bố vào ngày 22/2/2018, Giám đốc điều tra của Cục điều tra Tham nhũng (Corrupt Practices Investigation Bureau - CPIB), Wong Hong Kuan, đã lưu ý rằng Singapore được công nhận trên toàn thế giới về dịch vụ công hoạt động hiệu quả và trong sạch, tỷ lệ tham nhũng ở khu vực công là ở mức mức thấp nhất thế giới, và nhìn chung tình hình tham
69 https://www.sec.gov/fast-answers/answersponzihtm.html
231
nhũng tại Singapore vẫn nằm trong tầm kiểm soát (Ng Huiwen, 2018).
Chính sách và đường lối táo bạo như vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính đột phá trong con số thống kê nhân khẩu học. Nội các đầu tiên của Singapore cũng chỉ có duy nhất 2 người bản địa. Thậm chí, ông Lý Quang Diệu còn khẳng định, nếu một ngày nào đó, bộ máy chính quyền Singapore toàn là người có xuất xứ nước ngoài cũng không có gì quá ngạc nhiên. Đây có lẽ là điều hiếm thấy ở các chính phủ trên thế giới.
* Về chăm sóc sức khoẻ
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Singapore xây dựng hệ thống “Tài khoản Medisave”
từ năm 1984. Khoản tiết kiệm dành cho y tế của người lao động sẽ được gửi vào tài khoản Medisave riêng của từng cá nhân và các cá nhân cũng tự động tham gia bảo hiểm cho các bệnh hiểm nghèo. Không chỉ của hệ thống y tế công mà các khu vực tư nhân của Singapore chiếm ưu thế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tại Singapore, khoản chi tiêu chính phủ về chăm sóc y tế hiện chiếm 20% (30 năm trước là 50%). Họ dự định sẽ tăng chi phí chăm sóc sức khỏe lên gấp ba lần vào năm 2030. Dựa trên dân số dự kiến vào năm 2030, Chính phủ ước tính tổng chi phí chăm sóc sức khỏe (Total Healthcare Expenditure - THE) lên gấp ba, sẽ tăng lên thành 44 tỷ đô la Singapore từ mức 17 tỷ đô la Singapore của năm 2013. Với hệ thống y tế trải rộng và hoạt động rất hiệu quả, từ năm 2000, y tế Singapore đã được xếp hạng 6 trong số các hệ thống y tế của các nước trên thế giới. Năm 2014, Hãng tin Bloomberg đánh giá nền y tế Singapore đứng thứ nhất thế giới về tính hiệu quả70. Năm 2017, xếp hạng về hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe của Singapore đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Luxembourg (Martin, 2017).
* Về bảo vệ môi trường
Singapore là quốc gia xây dựng đảo chôn rác nhân tạo đầu tiên trên thế giới với tên gọi Semakau Landfill. Nhờ hệ thống này mà một lượng rác thải lớn được xử lí mỗi ngày. Tuy nhiên, điểm mấu chốt trong quản lý môi trường đô thị ở Singapore chính là có “kỉ luật thép” và ý thức của mỗi dân đảo quốc Sư tử. Khắp nơi trên đất nước này mọi người đều có thể nhìn thấy màu xanh của cây lá, từ công viên, đường phố, bệnh viện, trường học, đến các tòa nhà cao tầng, công sở, chỗ nào có thể tận dụng được là chỗ đó sẽ thấy màu xanh của cỏ cây. Những hành động như xả rác, khạc nhổ trên đường, nơi công cộng; không xả nước khi đi vệ sinh, ăn uống trên tàu điện ngầm hay nhai keo caosu trên đường là điều rất hiếm gặp.
Nhờ sự nỗ lực không ngừng trong chiến lược và chính sách phát triển đồng bộ hướng tới phát triển bền vững, Singapore đã nhảy 50 bậc từ vị trí 52/132 quốc gia năm 2012 trở thành số 4/178 quốc gia trên thế giới về Chỉ số hoạt động môi trường (Environment Performance Index - EPI) năm 2014, chỉ đứng sau Thụy Sĩ, Luxembourg và Úc. Đồng thời, Singapore đứng đầu bảng xếp hạng thế giới về xử lý nước thải và tài nguyên nước, và chia sẻ vị trí số 1 với 22 quốc gia khác về tỷ lệ tử vong trẻ em thấp. (Yours Truly Singapore, 2014)
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số hoạt động môi trường (EPI) năm 2018, Singapore có hiệu suất môi trường là 64,23, về sức khoẻ môi trường là 72,14 và hệ sinh thái là 58,96. Với những chỉ số trên, Singapore xếp hạng thứ 49/180 quốc gia tham gia đánh giá71. Có được thành công trên là do sự đầu tư và sự quyết tâm của chính phủ Singapore trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường.
* Đánh giá tổng quát
70 https://www.bloomberg.com/graphics/infographics/most-efficient-health-care-around-the-world.html
71 https://epi.envirocenter.yale.edu/epi-topline