Tư tưởng chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Tư tưởng người việt nam thời kỳ tiền sử, sơ sử qua di tích khảo cổ học (Trang 41 - 44)

2.2 Tư tưởng của cư dân Việt Nam buổi đầu dựng nước

2.2.1. Tư tưởng chính trị xã hội

Tổ chức xã hội ở thời Hùng Vương là từ thấp lên cao, bắt đầu từ hôn nhân gia đình trở lên cùng với những quan hệ tương ứng của nó.

Có thể nói, toàn bộ thời kỳ Hùng Vương là quá trình chuyển dân từ chê độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ và cho đến cuối thời kỳ này chế độ phụ hệ đã hoàn toàn được xác lập, mặc dù những tàn dư của chế độ mẫu hệ còn đậm nét.

Các tiểu gia đình được xác lập và trở thành đơn vị kinh tế, tế bào xã hội. Với sự xuất hiện các tiểu gia đình, quan hệ huyết thống dần dần lỏng lẻo, công xã thị tộc từng bước tan rã và nhường chỗ cho công xã nông thôn, theo cách nói của C.Mác, đây là “Tập đoàn xã hội đầu tiên của những người tự do” (C.Mác Bàn về các xã hội tiền tư bản, NXB KHXH, HN - 1975)(1)

Mỗi công xã nông thôn bao gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định. Trong công xã, bên cạnh quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn. Toàn bộ đất đai, sông ngòi, đầm ao...

đều thuộc quyền quản lý sở hữu của công xã. Ruộng đất cấy cày được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng. Xã hội đã có sự phân hoá nhất định.

Thời kỳ này nền sản xuất phát triển mạnh mẽ, có đủ các điều kiện xuất hiện sản phẩm thừa và kéo theo nó là sự phân hoá thân phận con người và cho đến giai đoạn cuối đã tồn tại ba tầng lớp xã hội:

Tầng lớp quỷ tộc: bao gồm những người trong bộ máy thống trị, vốn là những quý tộc bộ lạc, lợi dụng địa vị và chức năng của mình để chiếm sản phẩm thặng dư và sử dụng nó để bóc lột người sản xuất.

Tầng lớp nô ỉệ: Tầng lớp này có địa vị thấp nhất (không có địa vị trong xã hội). Sử cũ gọi họ là hồn, là xảo. Ớ thời đại Hùng Vương số nô lệ này chủ yếu là nô lệ gia đình và vai trò của họ trong sản xuất không đáng kể.

Thành viên công xã: Họ là những người tự do, là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, được công xã phân phối ruộng đất và tham gia vào công việc sản xuất chung trên ruộng đất của tập thể.

Qua những điều trình bày trên, chúng ta có thể thấy, xã hội thời Hùng Vương đã hình thành hai tầng lớp cơ bản: tầng lớp thống trị và tầng lớp bị thống trị. Mâu thuẫn giữa hai tầng lớp xuất hiện, và tư tưởng giai cấp hình thành, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho sự ra đời của nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Cũng cần nói thêm rằng, vấn đề hình thành nhà nước ở thời kỳ Hùng Vương đến nay vẫn chưa thống nhất. Có ý kiến cho là, xã hội lúc bấy giờ chưa có nhà nước, tuy vậy, nó cũng đã có tổ chức chính trị, đại khái giống chế độ

“lang đạo” hay “phía đạo” của các tộc Mường, Thái. Các vị tù trưởng ngày ấy có quyền uy về tôn giáo, chính trị, quân sự và cha truyền con nối. “Một xã hội phân chia thứ bậc và phong kiến với những làng xã định cư, tập hợp thành những cộng đồng nhỏ, cầm đầu là những tù trưởng thế tập”. Một số ý kiến khác cho là, xã hội đã hình thành nhà nước phong kiến. Trên có vua, dưới có các lãnh chúa cai trị. Vào lúc người Trung Quốc đặt chân đến đây (thế kỷ III trước công nguyên), miền châu thổ sông Hồng đã ở dưới quyền các vua Lạc.Đến nay vấn đề này đặt ra chưa hoàn toàn được giải quyết. Có nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này, nhưng tựu trung có hai chủ trương:

(1) Xã hội thời Hùng Vương theo chế độ dân chủ quân sự, tức là chưa có nhà nước.

(2) Xã hội đã có nhà nước, nhưng là nhà nước sơ khai. Trong hai chủ trương trên, chủ trương thứ hai được nhiều người tán đồng hơn cả.

Nhà nước sơ khai này không phải là nhà nước chiếm hữu nô lệ, vì số lượng nô lệ không phải là lực lượng chủ đạo trong hoạt động sản xuất, cũng không giống nền chính trị quân chủ chuyên chế phương Đông, cho nên tinh thần dân chủ còn để lại ở truyền thống khá mạnh.

Hình thức này mang ít nhiều bóng dáng của chế độ “lang đạo” hay “phía đạo” ở các dân tộc Mường, Thái. Vì theo tài liệu dân tộc học cho biết, xã hội các cư dân Tây Nguyên cũng như ở các xã hội sơ khai khác, mỗi cộng đồng tộc người đều có một luật tục (hoặc đặt thành văn vấn hoặc truyền miệng). Đó

là cơ sở để liên hệ đến sự tồn tại của luật tục ở thời Hùng Vương. Tài liệu khảo cổ học và truyền thuyết dân gian cho thấy thời Hùng Vương ít nhiều đã có những quy định và sự phân biệt về trang phục, đã có những luật tục về hôn nhân, về tang ma cũng như một số luật tục khác trong sinh hoạt cộng đồng.

Chỉ có điều pháp luật thời đó còn mang tinh thần bình đẳng dân chủ thời xưa cộng với phép tắc tín ngưỡng cổ truyền, nhưng ít ra cũng đã thể hiện tính nghiêm khắc của chính quyền trung ương.

Cuối cùng, chúng ta có thể tạm kết luận: chế độ chính trị thời Hùng Vương là sản phẩm của thời kỳ dựng nước. Một chính quyền trung ương được thai nghén trong quá trình đoàn kế chống ngoại xâm, lấy công xã làm nền tảng. Từ gia đình, công xã đến chính quyền trung ương đều hình thành từng bước những yếu tố của xã hội mới. Những yếu tố này tuy đơn sơ nhưng sẽ góp phần làm nên một thượng tầng kiến trúc đặc biệt ở nước ta.

Ở đây, điều cần quan tâm là, xã hội thời Hùng Vương đã bắt đầu hình thành văn minh nông nghiệp sông Hồng. Nhưng nó chỉ rõ nét khi châu thổ sông Hồng được khai thác dần bởi người Lạc Việt. Nghiên cứu văn hoá Đông Sơn và thời kỳ phát triển đầu tiên của Việt Nam, học giả Nhật Bản C.Maxami viết: “Sự hình thành nền văn hoá đồng thau Đông Sơn có quan hệ mật thiết với cư dân châu thổ sông Hồng”. Sau này, Giáo sư người Mỹ K .w . Taylor cũng diễn đạt lại ý này trong câu: “Cơ sở sớm cho sự hình thành cư dân Việt Nam có liên quan với sự phát triển của nền văn hoá Đông Sơn”.

Văn minh nông nghiệp sông Hồng là văn minh lúa nước, với cơ sở sản xuất trồng lúa ruộng nước, và cơ sở xã hội là những quần cư của nông dân trồng lúa nước.

Quần cư của nông dân trồng lúa nước với tổ chức làng, chạ, lệ làng, phong tục, tập quán, tín ngưỡng riêng đã đảm bảo cho việc khai thác các châu thổ tiến hành thuận lợi. Giữa các cư dân trong làng có mối quan hệ đan xen:

họ hàng, làng xóm, trong họ ngoài làng, hình thành rất sớm tính cộng đồng làng nước, để cùng nhau khai khẩn đất hoang, chống lũ lụt và trồng lúa nước.

Ruộng đất là sở hữu công cộng, là của cả làng, do đó, sản phẩm lao động là của cả làng, cho nên cả làng có trách nhiệm trông coi, bảo vệ. Các vua Hùng không coi ruộng của cả làng như là ruộng nhà vua, như các triều đại phong kiến sau này. Vua sống gần dân, chưa có lâu đài thành quách riêng. Còn đất đai lúc ấy không thiếu, cho nên tính cộng đồng của nông dân trồng lúa nước rất cao, con người sống chất phác, cởi mở, ruộng công tồn tại rất lâu, theo sử sách mãi đến thế kỷ thứ X, vẫn chưa có chế độ ruộng tư ở nước ta. Ruộng đồng là của chung, được cả cộng đồng chăm lo, đó là đặc trưng nổi bật của văn minh nông nghiệp sông Hồng.

Sau thời kỳ Hùng Vương đến thời Thục Phán An Dương Vương. Theo truyền thuyết, Vua Hùng truyền ngôi cho Thục Phán, chám dứt nhà nước Văn lang, kinh đô Phong châu, hình thành nhà nước Âu Lạc, kinh đô cổ loa, mở ra thời kỳ mới cho lịch sử phát triển của dân tộc.

Nhà nước Âu lạc cơ bản vẫn là hình mẫu của nhà nước thời Vua Hùng, đứng đầu là nhà vua, thủ lĩnh tối cao, nắm trong tay mọi quyền hành, thống trị đất nước, dưới vua là có các viên quan giúp việc chuyên trách nhưng chưa hình thành các cơ quan chức năng. Dưới triều đình là các khu vực tương đương với các bộ lạc, duy trì nền thống trị thế tập của các Lạc hầu, lạc tướng.

Bước đầu xuất hiện một tổ chức điều hành quân sự chuyên nghiệp chủ yếu là để chống lại sự nổi dậyc ủa các thế lực trong nội bộ. Tính chất của nhà nước Âu lạc, tư duy chính trị của Thục Phán cũng không có bước chuyển về chất so với thời Hùng Vương , chưa thỏa mãn nhu cầu của xã hội về mọi mặt, Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại trước sự xâm lược của nhà nước Nam Việt của Triệu Đà tiến bộ hơn, mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Tư tưởng người việt nam thời kỳ tiền sử, sơ sử qua di tích khảo cổ học (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)