2.2 Tư tưởng của cư dân Việt Nam buổi đầu dựng nước
2.2.5 Tư duy về vũ trụ
Trước khi khoa học thiên văn hình thành, các dân tộc trên thế giới đều lấy bản thân mình làm trung tâm, thăm dò tìm hiểu bí mật của vũ trụ trong quan hệ với hiện tượng của thế giới tự nhiên và con người. Quan niệm giữa con người và tự nhiên là chủ đề quan trọng nhất trong nền văn hoá của truyền thống phương Đông. Ở thời kỳ tiền sử, các quốc gia chưa hình thành, các dân tộc chưa hoàn toàn tách biệt, khối cư dân sinh sống trên khu vực ruộng lớn Đông Nam á cổ đại (bao gồm Nam á - Bách Việt) cũng có phong cách tu duy tương đối đồng nhất. Tư duy của cư dân Nam Á - Bách Việt thế hiện trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và trong tín ngưỡng tôn giáo nguyên thuý.
Người Việt lúc bấy giờ nặng về phương thức nhận biết vũ trụ, thường thiên về cội nguồn qua cách thức suy nghĩ biểu hiện trong các truyện thần thoại, truyền thuyết. Chẳng hạn, truyện bánh chưng bánh dày biểu hiện triết lý trời tròn đất vuông.
Cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúc bấy giờ hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, cho nên họ quan sát mặt trăng, mặt trời vận hành, mùa đông qua mùa xuân đến của giới tự nhiên để sắp xếp công việc đồng ruộng thích nghi với quy luật trời đất biến đổi. Họ quan sát các sự vật và các hiện tượng động thực vật lớn lên và tàn lụi.
Thời kỳ này người Việt đã có sự quan sát thế giới bên ngoài khá tinh tế, từ đó tái tạo lại những tượng vật khá chân thực. Qua các di chỉ khảo cổ, các nhà khảo cổ học đã tìm được những tượng gà, bò... làm bằng đất nung. Trên nhiều đồ gốm Phùng Nguyên, hoạ tiết hoa văn được lặp lại 6 lần, chạy kín một vòng, chiếm 6 khoảng bằng nhau. Có thể người Phùng Nguyên đã biết chia hình tròn làm 6 phần bằng nhau, đã biết liên hệ giữa bán kính và đường tròn.
Như vậy, bước đầu họ có nhận thức hình học và tư duy chính xác.Trên một số đồ gốm Phùng Nguyên, các trang trí hoa văn biểu hiện mô hình vũ trụ gồm ba thế giới: trời, người, đất. Trong đó có sự biến chuyển của mặt trời, mặt trăng, của mùa màng, của đời sống thực vật liên tục và khôn cùng, thể hiện bằng những đường nét hoa văn hình tròn, hình bán nguyệt, những đường xoắn nối liền nhau, những văn thừng, văn chải...Đặc biệt là các hoa văn được bài trí theo các loại hình đối xứng nhau. Hà Văn Tấn đã gọi các loại đối xứng này là đối xứng gương, đối xứng trục, đối xứng quay, đối xứng tịnh tiến. Điều này đánh dấu một bước phát triển của tư duy trừu tượng, là tiền đề cho tư duy khoa học.Và theo quy luật nhận thức của con người, tư duy trừu tượng, chính xác sẽ tác động trở lại mọtt cách tích cực đối với quá trình lao động sản xuất.
Các nhà khảo cổ học cũng như các nhà tư tưởng, các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng các đồ án trang trí đồ gốm của cư dân nông nghiệp là sự điển hình hóa bức tranh vũ trụ trong suy nghĩ của họ: về ba thế giới có liên hệ
với nhau và luôn trong sự xoay vần, chuyển động khôn cùng. Tuy nhiên qua các truyền thuyết huyền thoại về long quân, long vương, thuỷ tinh... lưu truyển đã lâu đời lại nói lên quan niệm của người Việt v ề vũ trụ: ở thời kỳ n à y khôno chỉ gồm có ba thế giới, mà còn có thế giới thứ tư, thế giới dưới nước - thuý phủ.
Thời kỳ Đông Sơn là thời kỳ nở rộ của các loại hình tư tưởng trong đó có sự phát triển của tư duy khoa học.Người Việt thời kỳ này đã thể hiện được quan niệm không gian của mình. Trên mặt trống đồng, chúng ta có thể thấy họ diễn tả người và động vật ở tư thế nghiêng một bên hoặc trực diện hoặc kết hợp cả 2 tư thế và tất cả ở trong một vòng tròn là chúng ta liên tưởng đến sự chuyển động, liên hệ với nhau . Các hình chim, hươu, nhà sàn, những đoàn người nhảy múa , thuyền...đều chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.
Về thừoi gian, chúng ta chưa có thể khẳng định được gì ngoài các giả thuyết của Bùi Huy Hồng rằng mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng hạ là các thiên đồ, có thể vừa dùng làm nhật quỹ(dụng cụ đo bóng của mặt trời) vừa dùng làm tấm lịch có tính chất Dương lịch (lịch mặt trời) . theo ông, thừoi Hùng Vương đêm có 5 giờ và ngày có 5 giờ, có thể xác định được hạ chí, xuân phân, thu phân. Bí ẩn này hiện nay vẫn đang được các nhà khoa học giải mã.
Tuy nhiên chúgn ta lại có thể hoàn toàn tin tưởng rằng cư dân Việt lúc này phải có một thứ lịch nào đó cần cho sản xuất nông nghiệp và gnhề chài lưới trên sông, biển.
Theo các cứ liệu trên đây , chúng ta nhận thấy đặc điểm nổi bật mà Hà Văn Tấn nhận ra về đặc điểm của tư duy thời kỳ này là tư duy lưỡng hợp, lưỡng phân- một kiểu tư duy phân loại- vẫn là đặc điểm chính trong phong cách tư duy của người Việt. Nó cũng đã trở thành đặc điểm xuyên suốt trong quá trình phát triển của tư duy người Việt qua các thời kỳ lịch sử mặc dù mỗi giai đoạn phát triển nó biểu hiện khác nhau.
Tóm lại, sau một thời kỳ dài sống định cư và mở rộng lãnh thổ, phát triển kinh tế nông nghiệp lúa nước, phát triển từ lao động dùng cuốc lẻn lao động
dùng cày có sức kéo là trâu bò, người Việt cổ đã đưa xã hội vượt qua hình thái kinh tế - xã hội nguyên thủy sang hình thái kinh tế- xã hội tiến bộ hơn thuộc giai đoạn đầu của thời đại văn minh- xã hội có phân hóa giai cấp và có nhà nước. Người Việt cũng xây dựng được một nền văn minh đầu tiên - văn minh Văn Lang- Âu Lạc có bản sắc, đã trở thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp theo . Cũng chính trong giai đoạn này, người Việt đã thể hiện phong cách tư duy rất bản sắc của mình. Thực tế đã chứng minh điều đó.
K Ế T LUẬN
Người Việt Nam thời tiền sử, sơ sử tuy chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phát triển để ghi lại lịch sử của dân tộc mình nhưng các tài liệu khảo cổ học đã chứng minh rằng trước khi văn hóa Ấn độ, Trung Quốc du nhập vào Việt Nam, người Việt Nam đã có một nền vãn minh. Tài liệu khảo cổ học ờ thời kỳ đồ đá, sang đồ đồng, đồ sắt đã cho chúng ta thấy cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của tổ tiên người Việt.
Con người Việt Nam ở thời nguyên thủy, tiền sử chủ yếu sống bằng hái lượm , chuyển dần sang chăn nuôi, trồng trọt, sãn bắn.Kỹ thuật ghè đẽo đá thành công cụ lao động không chỉ phản ánh trình độ kỹ thuật của người nguyên thủy mà còn nói lên sự phát triển của tư duy con người- tư duy phân loại. Trong quá trình tổ tiên chúng ta tiếp cận với tự nhiên để duy trì cuộc sống, con người đã phát hiện ra một số đặc điểm của địa lý, khí hậu, quy luật phát sinh, phát triển của cây và con thú . Đó là bước tiến quan trọng trong tư tưởng để con người lựa chọn nơi cư trú, thuần dưỡng cây trồng và vật nuôi, đưa nền kinh tế bước dần sang sản xuất.
Từ chỗ mô phỏng tự nhiên để tạo ra công cụ lao động, con người đã phát triển tư duy nghệ thuật và tư duy toán số. Tư duy nghệ thuật và toán số của người tiền sử là cụ thể, hình tượng học, bám vào tự nhiên.
Cư dân Hòa Bình và Bắc Sơn đã có ý thức về tín ngưỡng , thể hiện ở niềm tin, đức tin . Họ tin rằng có một thế gới khác, có tồn tại ma, quỷ , yêu quái nên họ dùng thổ hoàng vẽ lên người hoặc xăm mình...
Thời kỳ tiền sử diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, lịch sử dân tộc ta diễn ra một cách chậm chạp nhưng cũng vẫn thể hiện một sự phát triển liên tục của lực lượng sản xuất để dẫn tới một quan hệ sản xuất mới ở thời kỳ sơ sử . Đi liền với sự phát triển của lực lượng vật chất là sự định hình và phát triển của cấu trúc hệ tư tưởng , của phong cách tư duy. Chúng ta chưa có nhiều tư liệu về giai đoạn lịch sử này nên cũng chưa thể khẳng định được nhiều hơn.
Thời kỳ sơ sử - buổi bình minh của lịch sử dân tộc gắn với sự phát triển của công cụ bằng sắt, sự ra đời, tồn tại của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
Chúng ta có thể hệ thống hóa những điều hiểu biết được về đời sống văn hóa vật chất, tinh thần của người Việt thời kỳ này, bước đầu cho thấy một phong cách, một bản lĩnh sống riêng đã được ổn định. Với nền tảng kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống định canh định cư khá vững vàng , người Việt đà tổ chức cộng đồng lớn và chặt chẽ, có sự phân hóa giai tầng xã hội nhưng địa vị của làng, của dân là rất đặc biệt. Tư tưởng chính trị xã hội còn ở dạng sơ khởi nhưng sự tồn tại và phát triển của nó không những củng cố cộng đồng dân chủ của người Việt mà còn có giá trị chống ngoại xâm. Nó là nền tảng làm nên một kiến trúc thượng tầng khá đặc biệt ở nước ta.
Cư dân Văng lang, Âu Lạc là cư dân nông nghiệp nên cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều này tạo cho họ sớm có tư duy về vũ trụ, có tín ngưỡng, có cảm xúc thẩm mỹ để rồi hình thành tư tưởng văn ^ hóa, nghệ thuật. Người Việt từ chỗ không giải thích được các hiện tượng tự nhiên một cách khách quan đã thần thánh hóa tự nhiên, chia vũ trụ thành các thế giới khác nhau nhưng có liên hệ với nhau. Tư duy trừu tượng phát triển được thể hiện không chỉ trong trang trí các vật thờ cúng như trống, chuông...mà trong cả chế tác công cụ lao động, binh khí
Phong cách tư duy lưỡng hợp lưỡng phân được hình thành và thể hiện khá rõ nét trong giai đoạn này. Có một điểm khá đặc sắc là tư duy của người Việt vừa logic vừa phi logic, vừa hợp lý, vừa không hợp lý. Điều này thể hiện rõ nét hơn trong các truyền thuyết, thần thoại, cổ tích của văn học dân gian. Phải chăng nó là tiền đề cho phong cách tư duy thoáng mở, đa chiều của người Việt sau này ?
Nghiên cứu tư tưởng, tư duy của người Việt trong thời kỳ tiền sử sơ sử là một công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức của nhiêu chuyên gia trong các lĩnh vực : địa lý, địa chất, khảo cổ , nhân chủng, dán tộc, ngôn ngữ, triết học...Tuy nhiên chúng ta hy vọng sẽ càng ngày càng làm sáng
tỏ thêm nhiều điều về lịch sử tư tưởng của dân tộc ta trong thời kỳ đó, là cơ sờ , nền tảng vững chắc để nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam ở các giai đoạn lịch sử tiếp theo.
T À I L IỆ U THAM KH ẢO
1- Đào Duy Anh - c ổ sừ Việt Nam - Hà Nội 1955
2- Đào Duy Anh - Việt Nam Vãn hóa sử cương- NXB Đồng Tháp 1998 3- Ban Tôn giáol^Một số tôn giáo ở Việt Nam (lưu hành nội bộ)-Hà Nội
1993- Ban tôn giáo chính phủ
4- Nguyễn Tài cẩn, Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1995
5- Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Ngọc Bích, Báo cáo khai quật Văn Điển, Tài liệu Viện Khảo cổ học, HS.27.
6- Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền, Nông nghiệp Việt Nam từ cội nguồn đến đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia HN - 1996.
7- Ảnghen Ph. - Biện chứng của tư nhiên- Hà Nôi - nxb Sư thât 1974 8- Ănghen Ph. - Chống Duyrinh, NXB Sự thật, HN.1960
9- Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thê kỳ XIX (lén Cách mạng tháng tám, t.l, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996
10- HVDN-I - Hùng Vương dựng nước ,tập 1- Hà Nội - KHXH 1970 ^ 11- HVDN-II - Hùng Vương dựng nước ,tập 2- Hà Nội - KHXH 1972 p 12- HVDN-III - Hùng Vương dựng nước ,tập 3- Hà Nội - KHXH 1972 ộ 13- HVDN-IV- Hùng Vương dựng nước ,tập 4- Hà Nội - KHXH 1972 ^ 14- Hoàng Xuân Hãn 1982- Lịch và lịch Việt Nam ^ ạ p san khoa học xã ợ
hội
15- Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên), Đại cương lịch sử tư tưởng Thết học Việt Nam , t.l, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
16- Hội khoa hoc lịch sử Việt Nam - Tạp chí CỔ vật tinh hoa - số 3 tháng 10-2003
17- Bùi Huy Hổng - Lịch sử thời Hùng vương trên mặt trong đồng Hoàng Hạ - Khảo cổ học , số 14,1974
18- Bùi Huy Hồng - Ý nghĩa thiên văn học trên những vòng tròn có tiếp tuyến dùng đ ể trang trí trống đồng Ngọc Lữ. Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1976- Viện Khảo cổ học , Hà Nội 1976
19- Cao Xuân Huy - Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu - nxb Văn học 1995
20- Nguyễn Văn Huyên - Đồ đồng văn hóa Đông sơn - tủ sách mỹ thuật phổ thông- NXB Giáo dục 2001
21- Nguyễn Thừa Hỷ - Lịch sử vãn hóa Việt Nơm truyền thống - NXB Đại
học quốc gia Hà Nội 2001 __ ^
22- Đỗ Vãn Khang - Nghệ thuật học - NXB Đại học Quốc gia I J
23- Đinh Gia Khánh - Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa
^ M ti Đông Nam Á-/Hà Nội 1993
24- Đinh Gia Khánh - Văn hóa dân gian Viêt Nam với sư phát triển của xã hội Việt Nam —(Hà Nội 1995
25- Nguyễn Đình Khoa, Nhân chủng học Đông Nam Ả, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN. 1983
26- Lê Thành Lan 1987- Lịch thế giới và lịch Việt Nam , lịch văn hóa tổng hợp 1987-1990- Hà Nội - Viện Văn hóa
27- Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh- Lịch sử Việt Nam , tập 1 - NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1983 28- Đỗ Vãn Ninh 1988- Ngói Ảm dương - tạp chí dân tộc học , số 142, tr
38-44
29- Đặng Phong, Kinh tế thời kỳ nguyên thuỷ ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1970
30- Trương Hữu Quýnh - Phan Đại Doãn- Nguyễn Cảnh Minh- Đợi cương ỉ ị ch sử Việt Nam tập 1- NXB Giáo dục 1999
31- Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Phan Quang...Lịch sử Việt Nam (trước 1858) 2 tập, NXB Giáo Dục Hà Nội 1980
32- Nguyên Đức Tâm, Lịch sử hỉnh thành các vùng đồng bằng ven biển Việt Nam, KCH 1981: số 4, 1983: SỐ2.
33- Văn Tân, Nguyễn Linh...Thời đại Hùng Vương - NXB KHXH - Hà Nội 1976
34- Chử Văn Tần- Vấn đề nông nghiệp sớm ở Việt Nam và Đông nam Á- Tạp chí Khảo cổ học, số 3, tr29-41
35- Hà văn Tấn - Giao lưu văn hóa ở người Việt cổ - Tạp chí nghiên cứu nghệ thuật 1981
36- Hà Văn Tấn - Phân công xã hội lớn lần thứ nhất với cách mạng đá mới ở Việt Nam và Đỏng nam á- tạp chí Sử học - số 1, 1977
37- Hà Văn Tấn ( chủ biên) - Văn hóa Đông sơn ở Việt Nam - Hà Nội - KHXH 1994
38- Hà Văn Tấn, Một s ố vấn đề lý luận về LỊCH s ử TƯ TƯỞNG VIỆT NAM, ƯBKHXH Việt Nam, Viện Triết học, Hà Nội 1984
39- Hà Văn Tấn (chủ biên) Khảo cổ học Việt Nam - tập ỉ Thời đại đồ đá Việt Nam
40- Hà Văn Tấn (chủ biên) Khảo cổ học Việt Nam - tập 2 Thời đại kim khi Việt Nam
41- Hà Văn Tấn - Theo dấu các văn hóa cổ - NXB Khoa học xã hội - Hà Nội 1997
42- Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn ìioá Việt Nam, NXB Thành phô Hồ Chí Minh, 1997
43- Bùi Thiết, Việt Nam thời cổ xưa, NXB Thanh niên, HN. 2000.
44- Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, t.l NXB Khoa học xã hội, HN.1993.
45- Nguyễn Tài Thư, Nhân 55 năm thành lập nước, lại bàn vê lịch sử tư tưởng Việt Nơm và triển vọng của chuyên ngành này, Tạp chí Triêt học, số 5/2000
46- Dương Thiệu Tống 1993- Trống đồng- một tài liệu triết học Lạc Việt- Tạp chí Giáo dục và sáng tạo- số 1, trl2-14
47- Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam - nxb Thế giới.
48- Viện Thông tin khoa học xã hội - Thành tựu Khảo cổ học Việt Nam, . HN. 1981
49- Viện Khảo cổ học- Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam - Hà Nội 1981
50- Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn - Diệp Đình Hoa - Cơ sở khảo cố học- NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp - Hà Nội 1975
51- Trần Quốc Vượng - Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngầm - NXB Văn học 2000
52- Mai Đình Yên- Bài giảng cơ sâ sinh thái động vật - Hà Nội 1969
PHỤ LỤC MINH HOẠ
• •• i' -
giu DÀN
■ S I t K V I )A < f I
1. Nil 11>v
2. Xiiftit I ,ọằ‘
• l l o A M I A M I Ml I I I I I ,1. I l i r t m K l i t i ) C m 'I. I t irfnt Mill 1 . K t 'n I .t'lifc (V t I m i g I IÌIIII 7 . I . h u p Tirfitf.
R 1lidm ( 'till
NCĨ, nuuc
♦ • I < A
Coo p|i J 0Ũy V
• t How II 01
C c ằ i O n o
It ô"M Ifimrti
--- I*
I > if- (IIIH
Bản do 2. C Á C DI TÍCH CÔNG c ụ MANH TƯỚC ở THÁI NGUYÊN VÀ LẠNG SƠN
,< u hV . . - ' -
' N / t " Ọ lÀo c a i i
\ . *-3" I^Cll • s Ị N. , / . / ' s. - I- —-. Oil. UCM ‘vVx?r Vó'
v i . v r V o X U
v / v * \ ! > , K ! ...\ V ' i . , , , ,
Q U Ố C
V ° \ l>Í!,r \
! ; j j f e T y S q teaE .' ...° "X3-ÌT., - , ( ” _ : sS;,1:-'
s / ' ' • Ẫ S ^ 3 1 V . . . * * " p
V f x f ) u . ĩ ằ ^ ’- Cv-— '
^■pV^ tlốAU|jlNH \ /
. . r> \ ^’v ...IJiiyCti y/ậ 11ô
•>v II ) I I f „ wiiW • \ Of;if II in
/
o NĨMII aim
o T H A N H MÓA /*2
<r
"\ . I In h
" k :X t i ò O i í , , — !fV f <
X w I I'jr’l '>'<'ô• 1.1,,M,..//
\ \ M.; c v .,4 * I V ' * 7 / Y
K i A ' - A V i1' 'y : A \
.♦ ' , 7.• I'M.. I>.|,I V
/ V'-'lw/ ,
/ ị % *** Vằ*^WI^V3|| * ;ư MnVi|!
/ / • •N.Ũ.Kh \ \ J ( / N„.„fh„F, ằ'•■•* w
\ V NX. lrjlN|l'6 • I / n^T ằ1 * ằ■ /
T H Á I L A N
ữ # # C o ô C o
I '0*1o o ựAn q TR|
RIẺN ĐÔNG
<w.
Bản đổ 3. CÁC DI TÍCH VÃN HOẢ SƠN VI ở V IỆ T NAM VÀ CHI TIẾT ở PH Ú THỌ