Tư tưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Tư tưởng người việt nam thời kỳ tiền sử, sơ sử qua di tích khảo cổ học (Trang 44 - 48)

2.2 Tư tưởng của cư dân Việt Nam buổi đầu dựng nước

2.2.2 Tư tưởng kinh tế

Lịch sử tư tưởng kinh tế chỉ có thể bắt đầu nghiên cứu từ lịch sử thành văn. Nó được ghi chép lại trong các tác phẩm, các chính sách hay các học thuyết về kinh tế. Nhưng ở thời kỳ tiền sử, sơ sử, Việt Nam chưa có văn tự (hoặc đã có mà các học giả còn chưa phát hiện được), cho nên ớ đáy từ hiện

thực vật chất biểu hiện nên ý thức, qua hiện vật khảo cổ học đã khai quật được có thể trình bày tư duy kinh tế.

Xã hội nước Văn Lang là xã hội có một nền kinh tế phát triển ở mức độ nhất định. Bên cạnh kinh tế nương rẫy là sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước, nghề chăn nuôi, nghề gốm, nghề luyện kim từ thấp lên cao, trong đó nghề trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo.

Đến giai đoạn văn hoá Đông Sơn, trên cơ sở luyện kim phát triển, người ta đã biết sử dụng công cụ bằng đồng vào việc canh tác. Nhà nông dùng cày có lưỡi cày bằng kim loại, thay thế dần nông nghiệp trước đây dùng bằng cuốc. Người ta đã tìm thấy 4 kiểu lưỡi cày đồng. Lưỡi cày bướm Đông Sơn tìm thấy nhiều ở Thanh Hoá. Lưỡi cày Vạn Thắng hình tam giác, lưỡi cày cổ Loa to nhất, hình lá trầu không, qua kích thước lưỡi cày đã cho biết, đây là lưỡi cày dùng sức kéo trâu bò. Ngoài ra còn nhiều công cụ lao động khác như: rìu, xẻng, cuốc, thuổng, mai, dùi, đục, dũa, lưỡi câu, kim, đinh ba, móc, dao...người Việt thời này đã có tư duy phân loại rõ ràng, thể hiện trong từng công đoạn sản xuất, từng loại hình lao động. Hệ qủa là sản phẩm lao động sẽ tăng nhanh, tăng dôi dư và tư tưởng trao đổi hàng hóa sẽ xuất hiện.

Ở thời kỳ này, tài liệu khảo cổ học lại cho ta thấy, con người đã biết thuần dưỡng trâu bò vào sức kéo phục vụ sản xuất. Ngoài cây lương thực chính là lúa, cư dân Văn Lang còn biết trồng các loại cây lấy củ, quả, trồng dâu, nuôi tằm, trồng bông lấy sợi...

Giống lúa lúc bấy giờ chủ yếu là giống lúa nếp. Qua di vât khảo cổ học đã khai quật được, thóc Đồng Đậu có hạt ngắn, gần tròn. Đã tìm thấy chõ đồ xôi ở An Đạo (Vĩnh Phú), và bếp nấu ở Gò Mun (Vĩnh Phú). Lúa nếp được trồng nhiều ở trung du, miền núi. Chuyện “bánh chưng bánh dày” làm bằng gạo nếp; tục lệ dùng xôi ba màu (trắng, đỏ, tím) làm lễ vật hàng năm để cúng ở đền Hùng có thể chứng minh cho ưu thế dùng lúa nếp lúc bấy giờ. Quá trình phát triển nông nghiệp từ miền núi xuống đồng bằng và sự diễn biến từ giống lúa nếp sang giống lúa tẻ cũng đã có những tài liệu đề cập đến. Giáo sư

T.Watabe đã phân tích các vỏ trấu còn sót lại ở các kiến trúc cổ ở Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á đã phát hiện quy luật: lúa hạt tròn chiếm tỷ lệ cao ở miền núi, tỷ lệ lúa hạt thon và dài tăng dần lên ở đồng bằng.

Do đó, trong xã hội Văn Lang, quan hệ kinh tế cũng có sự thay đổi. Sử cũ ghi lại “Lạc dân khẩn ruộng, Lạc hầu ăn ruộng”. Như vậy, lạc hầu là người đã chiếm một phần sản phẩm của lạc dân. Quan hệ kinh tế bất bình đẳng đã xuất hiện, kéo theo sự phân hoá trong xã hội. ở khu mộ táng thuộc huyện Thiệu Dương (Thanh Hoá), có ngôi mộ có 36 hiện vật bằng đồng, trong khi ấy có ngôi mộ chỉ có ít đồ gốm sơ sài. Căn cứ vào số lượng và chất lượng đồ tuỳ táng, người ta có thể đánh giá được kẻ giàu người nghèo trong xã hội.

Bên cạnh nghề trồng lúa, cư dân Văn Lang còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đóng thuyền đánh cá, săn bắt, hái lượm. Các hình con cá và hình thuyền trên hoa văn trống đồng Đông Sơn phản ánh nghề kiếm cá của cư dân Vãn Lang, sinh sống trên địa bàn gần sông nước. Tập quán sinh hoạt kiếm ãn ở dưới nước cũng là tập quán của người Lạc Việt đã về sinh sống ở đồng bằng.

Thủ công nghiệp đã hình thành, có bộ phận nằm trong nông nghiệp (xe sợi, dệt vải, dệt lụa...), có bộ phận trở thành nghề phụ nhưng lại có vị trí quan trọng trong xã hội (đúc đòng, làm đồ trang sức bằng đá hay bằng đồng). Cư dân Văn Lang lúc bấy giờ cũng đã biết khai thác rừng lấy gỗ, tre, nứa để làm nhà và các đồ dùng trong gia đình.

Cuối thời đại Hùng Vương cho đến khi nước Âu Lạc thành lập, nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, các nông cụ bằng sắt xuất hiện và phổ biến.

Dân cư dồn nhiều về đồng bằng, các châu thổ sông Hồng và Bắc Trung bộ tiếp tục được khai thác. An Dương Vương rời đô về c ổ Loa ở giữa ranh giới đổng bằng và trung du, và có đủ tài lực để xây thành c ổ Loa, điều đó thể hiện nông nghiệp đã có những phát triển mới. Công trình xây dựng thành c ổ Loa có quy mô lớn về quốc phòng, phục vụ thông thương và nông nghiệp. Đến khi Triệu Đà thôn tính Âu Lạc thì ở đây đã ỉàm một nãm hai vụ lúa. Dương Phù, người Việt đầu tiên viết sách bằng chữ Hán đã ghi: “Người Giao Chỉ mồi năm làm

hai vụ lúa gạo”. Như vậy, Việt Nam xưa kia đã tăng vụ lúa sớm nhất ờ Đòng Nam Á, ngay từ trước công nguyên.

Qua các cứ liệu trên cho ta thấy, khi nền kinh tế chuyển biến, phát triển thì tư duy - tư tưởng con người cũng có chuyển biến: từ tư duy kinh tế thu thập, hái lượm chuyển sang tư duy kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, tự cung, tự cấp. Và lúc này tư tưởng chế tác công cụ bắt đầu nảy sinh để kịp thời phục vụ sản xuất. Do đó, các ngành nghề thủ công phát triển, như nghề dệt, nghề gôm, nghề mộc và nghề đan lát, nghề chế tác đá, luyện kim loại (đồng, sắt). ít nhiều đã có sự phân công lao động đầu tiên trong nông nghiệp. Phân công lao động thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển, bắt đầu xuất hiện các hoạt động tổ chức sản xuất và nảy sinh mầm mống tư tưởng kinh tế trao đổi hàng hoá. ở cổ Loa hiện nay không những có dấu vết của thành, mà còn có dấu vết của chợ (tức là nơi sản xuất thủ công nghiệp cũng như chợ búa gắn liền với thương nghiệp). Hơn nữa, khảo cổ học còn phát hiện ra những quả cân bằng đồng ở Đào Thinh, Đông Sơn, Thiệu Dương, Làng cả, những vòng trang sức bằng đá quý cho thấy quan hệ thương mại đã có ở thời kỳ này. Biểu hiện nổi bật của quan hệ kinh tế này là việc các đồ đồng Đông sơn được sản xuất ở khu vực này lại thấy xuất hiện ở các khu vực khác trong phạm vi phân bố của văn hóa Đông Sơn, và cả ở các vùng khác như Vân nam, Hồ Nam, Quảng tây (Trung Quốc ) và ngược lại nhiều đồ đồng của Trung Quốc như kiếm đồng Chiến Quốc cũng xuất hiện ở vùng văn hóa Đông Sơn. Sự phát triển của sức sản xuất và trao đổi hàng hóa sẽ thúc đẩy phân công lao động và mở rộng địa bàn cư trú của cư dân và thay đổi cơ cấu xã hội.

Trung tâm c ổ loa đã cho thấy người Việt đã chủ động trong sản xuất nông nghiệp ở vùng thấp, sông nước lưu vực sông Hồng và bước đầu khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế của vùng đất này. Đây là sự tiến bộ vượt bậc trong tư tưởng về kinh tế của người Việt ở thời An Dương Vương.

Một phần của tài liệu Tư tưởng người việt nam thời kỳ tiền sử, sơ sử qua di tích khảo cổ học (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)