CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUYỂN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.6.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
Uy tín và vị thế của tổ chức : Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trong việc thu hút người xin việc vảnh hưởng tới chất lượng tuyển dụng. Bởi tên tuổi của nhà tuyển dụng chính là tài sản quý giá đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút ứng viên và đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí tuyển dụng. Nếu một công ty có uy tín về chất lượng sản phẩn thì cũng có nghĩa là công ty đang sở hữu nhiều lao động giỏi và có khả năng thu hút các ứng cử viên có trình độ và năng lực cao và ngược lại.
Mục tiêu của doanh nghiệp : Doanh nghiệp nào cũng có những mục tiêu hoạt động riêng, nên nguồn lực để thực hiện những mục tiêu này là khác
nhau. Do đó, công tác tuyển dụng cũng phải có một quy trình riêng dựa vào mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Các chính sách về nguồn nhân lực của doanh nghiệp : NLĐ ở bất cứ tổ chức nào cũng rất quan tâm đến các chính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng lao động. Vì vậy, nếu các chính sách này phù hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động ,còn NLĐ cũng tin tưởng và trung thành hơn với doanh nghiệp.
Nhu cầu nhân sự của các bộ phận : Việc tuyển dụng các nhân viên cũng có ảnh hưởng rất nhiều bởi nhu cầu nhân sự của các bộ phận hoặc các tính chất của từng công việc từng giai đoạn của mỗi bộ phận là khác nhau và cũng tùy từng bộ phận mà nhu cầu tuyển dụng khác nhau.
Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyển dụng: Quy trình tuyển dụng có hợp lý song người thực hiện lại không có đầy đủ chuyên môn, trình độ mà thực hiện một cách máy móc thì sẽ không có hiệu quả và ngược lại, nếu đội ngũ chuyên viên tuyển dụng trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và năng lực thì công tác tuyển dụng sẽ có chất lượng tốt hơn.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp : Nguồn chi phí tuyển dụng sẽ quyết định đến chiến lược tuyển dụng của công ty như các chi phí quảng cáo, thi tuyển… Một công ty có tiềm lực tài chính mạnh sẽ sử dụng nhiều hình thức chiêu mộ để thu hút ứng viên cũng như đầu tư cho thực hiện quá trình tuyển dụng một cách thích hợp. Mặc dầu các tổ chức, doanh nghiệp đều nhận thức được mối quan hệ tương hỗ giữa tiền lương và mức độ đóng góp của nhân viên cho doanh nghiệp. Trả lương cao sẽ có khả năng thu hút được nhiều lao động giỏi và kích thích nhân viên làm việc hăng say, nhiệt tình, tích cực, sáng tạo, do đó, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cao hơn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều tổ chức, doanh nghiệp có khó khăn về tài chính hoặc không có khả năng chi trả lương cao. Những đơn vị này thường khó có thể thu hút được lao động giỏi trên thị trường.
Bầu không khí văn hóa trong doanh nghiệp : Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa cho riêng mình. Công ty cũng có bầu văn hóa của công ty. Nó là bầy không khí xã hội và tâm lý xí nghiệp. Bầu không khí văn hóa của công ty nó ảnh hưởng đến sự thành công trong tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thỏa mãn của nhân viên cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi nhuận của công ty.
1.6.2 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
Xu hướng phát triển nền kinh tế : nền kinh tế phát triển hay không có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tuyển dụng nhân lực. Kinh tế thịnh vượng hay suy thoái dẫn đến sự thay đổi quy mô của tổ chức, kinh tế suy thoái thì quy mô các tổ chức bị thu hẹp, nhân sự cắt giảm, hoạt động tuyển dụng ngưng chệ và ngược lại, khi nên kinh tế phát triển thì quy mô nhân lực tăng sẽ làm nhu cầu tuyển dụng nâng cao.
Các yếu tố văn hóa - chính trị - xã hội : Khi một quốc gia có tình hình kinh tế chính trị ổn định, nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển bền vững, thu nhập của người lao động được cải thiện, do vậy đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, hoàn thiện công tác của mình và mở rộng quy mô. Văn hóa xã hội của một nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản trị nhân sự, cũng như công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Nếu yếu tố này phát triển nó sẽ giúp ý thức và phẩm chất của con người được nâng cao. Vì thế sẽ nâng cao được chất lượng các ứng viên vào quá trình tuyển dụng.
Sự phát triển của ngành : là ngành quan trọng trong việc đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Việc tham gia vào WTO và TPP tạo thuận lợi cho ngành có cơ hội phát triển từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của ngành trong nước đẩy mạnh phát triển. Tuy nhiên đây cũng là sức ép cạnh tranh của ngành với các nước xuất khẩu cùng ngành hàng khác trên thế giới.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật : Sức mạnh khoa học kỹ thuật tạo ra lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Sở hữu đội ngũ nhân sự giàu năng lực, năng động trong công việc, luôn nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của công nghệ, đồng thời biết cách vận dụng hợp lý vào quy trình hoạt động là tham vọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự thay đổi khoa học kỹ thuật còn đồng nghĩa với việc cần ít lao động hơn mà vẫn sản xuất ra một lượng sản phẩm tương tương. Điều này có nghĩa là nhà quản trị phải bố trí lại lao động, sắp xếp lại lao động dư thừa. Sự thay đổi này khiến tổ chức phải cần đến những ứng viên giỏi, thích nghi được với môi trường làm việc hiện đại.
Thị trường lao động :.Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việc tuyển dụng của tổ chức sẽ thuận lợi và ngược lại. Nếu chất lượng lao động trên thị trường cao và dồi dào thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng tuyển
dụng. Như vậy, xét cả về quy mô và chất lượng thì cung cầu tuyển dụng đều ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tuyển dụng lao động của tổ chức.
Hệ thống pháp luật và các chính sách của Nhà nước về tuyển dụng: Các chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến tuyển dụng. Các nhà doanh nghiệp có những phương pháp tuyển dụng khác nhau, nhưng áp dụng phương pháp nào thì cũng phải chấp hành các quy định của Luật Lao động. Doanh nghiệp phải chấp hành các quy định về đối tượng chính sách, đối tượng ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng.
Các đối thủ cạnh tranh : yếu tố nguồn nhân lực đang là yếu tố cạnh tranh mạnh nhất của các doanh nghiệp, là nét đặc trưng của mỗi doanh nghiệp mà không thể bắt chước hay sao chép. Chính vì vậy mỗi tổ chức đều có cách thu hút, xây dựng và phát triển chất lượng đội ngũ cán bộ cao, phù hợp và gắn bó lâu dài với tổ chức. Do vậy các doanh nghiệp sẽ tìm mọi cạch để thu hút bằng được nguồn nhân lực chất lượng hơn nhằm tạo lợi thế cạnh tranh với nhau.
Khách hàng : khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, Khách hàng là người tiêu thụ hàng hóa công ty xuất ra. Chất lượng của hàng hóa và dịch vụ rất quan trọng đối với khách hàng. Ngoài ra các nhân viên bán hàng và sản xuất hàng hóa phải có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách đến mua hàng cũng như sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn. Như vậy nhà quản trị phải tuyển chọn cho mình một đội ngũ nhân viên và NLĐ có tay nghề cao để đảm bảo cung cấp hàng hóa có chất lượng tốt.