CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG
1.2. CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI14 1. Quan niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại
1.2.1. Quan niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại Theo đó, hoàn thiện HTKSNB tại ngân hàng thương mại (NHTM) có
thể hiểu là một HTKSNB tốt với sự hiện diện và hoạt động của đầy đủ các thành phần tuân theo các nguyên tắc được thiết lập, từ đó giúp cho các NHTM có thể đạt được mục tiêu kiểm soát.
Vậy dựa vào khuôn mẫu KSNB COSO, thì một HTKSNB hoàn thiện là một hệ thống có đầy đủ 5 thành phần: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát. 5 thành phần này hoạt động cùng nhau theo phương thức tích hợp từ mối quan hệ giữa các thành phần được xác định, khi thiết lập và vận hành từng thành phần trong hệ thống phải tuân theo các nguyên tắc để cuối cùng giúp cho tổ chức ngân hàng đạt được các mục tiêu kiểm soát, bao gồm: Mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC tin cậy và mục tiêu tuân thủ.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm nhâ ̣n thức, thái đô ̣ và hành đô ̣ng của người quản lý trong đơn vi ̣ đối với kiểm soát và tầm quan trọng của kiểm soát. Nếu người quản lý cao nhất đơn vi ̣ quan niệm rằng kiểm soát là mô ̣t vấn đề quan trọng, các thành viên trong đơn vi ̣ sẽ chi ̣u ảnh hưởng bởi điều đó và hết sức tôn trọng các quy đi ̣nh kiểm soát. Tuy nhiên, mô ̣t môi trường kiểm soát mạnh không có nghĩa là mô ̣t sự đảm bảo hoàn toàn cho tính hiệu quả của KSNB.
Các nhân tố thuô ̣c về môi trường kiểm soát bao gồm: Tính chính trực và các giá tri ̣ đạo đức; Trình đô ̣ và năng lực của đô ̣i ngũ cán bô ̣, nhân viên ngân hàng; Sự tham gia của Hô ̣i đồng quản tri ̣ và Ủy ban kiểm toán; Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý; Cơ cấu bô ̣ máy tổ chức của ngân hàng; Cách thức phân đi ̣nh quyền hạn và trách nhiệm; Chính sách nhân sự của ngân hàng.
1.2.2.2. Đánh giá rủi ro
Kinh doanh luôn gắn liền với rủ i ro. Trước hết nhà quản lý phải nhâ ̣n biết và phân tích các rủi ro liên quan đến mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
Các rủi ro có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: Những thay đổi trong quy chế tổ chức hoạt động môi trường hoạt đô ̣ng; Sự thay đổi nhân sự; Việc tiến hành nghiên cứu hoặc tiến hành sử a đổi hệ thố ng thông tin; Sự sắp xếp lại tổ chức của ngân hàn và đặc biệt là các rủi ro xuất hiện trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng….
1.2.2.3. Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát bảo đảm các hoạt đô ̣ng cần thiết để quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các mục tiêu của ngân hàng.
Chính sách kiểm soát là những nguyên tắc cần làm, là cơ sở để thực hiện các mục tiêu kiểm soát. Còn các thủ tục kiểm soát là những quy đi ̣nh để thực thi chính sách kiểm soát
1.2.2.4. Thông tin và truyền thông
Thông tin được thu thâ ̣p và truyền đạt đến các bô ̣ phâ ̣n, cá nhân trong ngân hàng để các bô ̣ phâ ̣n, cá nhân có thể hoàn thành trách nhiệm của mình.
Truyền thông là sự cung cấp thông tin trong đơn vi ̣ (từ cấp trên xuố n cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên và giữa bô ̣ phâ ̣n quan hệ ngang hàng) và với bên ngoài.
Sự kiểm soát chỉ có thể thực hiện nếu thông tin trung thực và đáng tin cậy, đồng thời quá trình truyền thông được thực hiện chính xác và ki ̣p thời.
Hệ thố ng thông tin trong đơn vi ̣ bao gồm nhiều phân hệ, trong đó hệ thố ng thông tin kế toán là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n quan trọng
1.2.2.5. Giám sát
Giá m sát bao gồm việc đánh giá thường xuyên và đi ̣nh kỳ của người quản lý đố i với hệ thố ng KSNB nhằm xem xét hoạt đô ̣ng của nó có đúng như
thiết kế và cần phải điều chỉnh gì cho phù hợp với tình hình của từng giai đoạn. Giám sát đóng vai trò quan trọng trong KSNB vì nó giúp cho KSNB duy trì được sự hữu hiệu của mình qua những thời kỳ khác nhau.