CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG
1.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Bài học kinh nghiệm tại một số quốc gia
Tại các nước, hoạt động giám sát ngân hàng thường thực hiện trên phương diện xem xét tính tuân thủ, đánh giá tài sản nội và ngoại bảng tại một thời điểm và theo một xu hướng hiện đại, nó còn tập trung vào việc đánh giá hệ thống quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro của các ngân hàng. Dù hình thức của hệ thống giám sát ngân hàng của các quốc gia có sự khác biệt, nội dung và phương pháp thanh tra ngân hàng cũng đều tập trung vào mục tiêu kiểm soát hoạt động của ngân hàng và trong đó một trong những trọng tâm là hệ thống KSNB của Ngân hàng.
Tuy nhiên theo thống kê do một số nguyên nhân do sự yếu kém trong hệ thống KSNB dẫn đến những thất bại trong hoạt động ngân hàng.
Một là, một hệ thống KSNB không hiệu quả làm cho ngân hàng bị lỗ nghiêm trọng là do tầm nhìn của nhà quản trị, việc điều hành thiếu tập trung, buông lỏng kiểm soát, thiếu sự chỉ đạo và giám sát của HĐQT và Ban điều hành hay thiếu việc phân định trách nhiệm, vai trò quản lý rõ ràng.
Ví dụ: Barings PLC: Ngày 26/02/1995, Ngân hàng Barings PLC (Anh) đã tuyên bố phá sản sau 233 năm tồn tại. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phásản này là do Giám đốc chi nhánh ngân hàng Barings tại Singapore - Leeson. Anh này đã tự ý đầu tư 7 tỷ đô la vào hợp đồng trao đổi có kỳ hạn theo chỉ số Nikkei trên thị trường chứng khoán Nhật Bản. Do dự báo sai về thị trường, Barings đã bị tổn thất 1,3 tỷ đô la. Sai lầm của ngân hàng ở chỗ
cho Leeson kiêm nhiệm cả hai chức năng: kinh doanh và hậu kinh doanh (kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn về chính sách kinh doanh của ngân hàng). Leeson đã quá tự tin vào khả năng kinh doanh của mình và lợi dụng việc được tập trung quyền lực quá mức giới hạn nên đã gây ra tổn thất trên. Bài học về sự phá sản của Barings cảnh báo tất cả các ngân hàng trên thế giới về tổn thất lớn có thể gây ra do sự lỏng lẻo trong công tác quản lý, giám sát, điều hành và phân định chức năng công việc.
Hai là nhận dạng và đánh giá rủi ro: Nhà quản trị không kịp thời nhận dạng được các rủi ro do môi trường kinh doanh thay đổi. Việc nhận dạng và đánh giá rủi ro không đầy đủ cũng là nguyên nhân gây ra thua lỗ.
Ba là kiểm soát hoạt động và phân chia trách nhiệm: Một hệ thống KSNB hiệu quả đòi hỏi phân công hợp lý, các công việc của nhân viên không mâu thuẫn với nhau. Những xung đột về quyền lợi phải được nhận biết, giảm thiểu tối đa và tùy thuộc vào sự kiểm soát độc lập và thận trọng.
Bốn là thông tin và truyền thông: Một hệ thống KSNB hiệu quả đòi hỏi hệ thống thông tin đáng tin cậy, có thể đáp ứng cho hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng.
Năm là giám sát và sửa chữa những sai sót: KSNB hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi, kiểm tra phải liên tục, kiểm tra hàng ngày cũng như đánh giá định kỳ của bộ phận kinh doanh và kiểm toán nội bộ. Những sai sót được phát hiện bởi nhân viên hoặc KSNB phải báo cáo kịp thời cho cấp quản lý thích hợp.
1.3.2.2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Với vị thế là một trong các ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Vietcombank luôn ghi đạt kết quả kinh doanh vượt trội, tiến hết Quý I năm 2021, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại Vietcombank là đạt 3,7%, cao hơn mức
tăng trưởng cùng kỳ là 2,9%. Còn tính đến ngày 20/5/2021, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đã đạt con số 5,6%. Như vậy, Vietcombank đã vượt kế hoạch tăng trưởng của Quý II cũng như đã hoàn thành đến 53% kế hoạch tăng trưởng tín dụng của cả năm 2021.
Trong giai đoạn kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn biến động do dịch bệnh Covid 19 kéo dài, bên cạnh việc duy trì hoạt động kinh doanh, Vietcombank còn không ngừng chú trọng công tác KSNB để phòng tránh tối đa rủi ro, thất thoát cho toàn hệ thống. Các phương pháp triển khai hiệu quả công tác KSNB đang được áp dụng tại Vietcombank là:
Một là, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh nói riêng và công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của toàn hệ thống Vietcombank nói chung được Ban Lãnh đạo Vietcombank rất coi trọng. Bộ máy kiểm tra nội bộ của Vietcombank là công cụ hữu hiệu để nâng cao tính tuân thủ quy trình, quy chế, nghiệp vụ ngân hàng, các quy định nội bộ của Vietcombank và quy định của pháp luật, nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.
Hai là, chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ kiểm tra cho các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Vietcombank là hoạt động đào tạo diễn ra thường niên từ năm 2015 đến nay. Đây là dịp để các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Vietcombank trao đổi kinh nghiệm, cập nhật những kiến thức, văn bản, chế độ mới, nâng cao kỹ năng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Ba là, xây dựng được các chương trình, thủ tục kiểm tra rõ ràng, chi tiết, chủ động phát hiện những dấu hiệu bất thường và hạn chế rủi ro trong toàn hệ thống thông qua cơ chế vừa kiểm tra trực tiếp tại 100% các đơn vị, kiểm tra theo chuyên đề toàn hệ thống, vừa thực hiện giám sát từ xa thường xuyên, liên tục. Công tác theo dõi, giám sát từ xa ngày càng được chú trọng,
thông qua phân tích dữ liệu, kiểm tra giám sát. Nhiều vụ việc lớn tiềm ẩn rủi ro đạo đức, rủi ro liên quan đến chất lượng tín dụng suy giảm hoặc các vụ việc có ảnh hưởng đến rủi ro pháp lý đã được phát hiện rất kịp thời
Bốn là, với hoạt động của bộ phận KTNB, việc cung cấp thông tin, phong tỏa, trích chuyển tài khoản theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thực hiện đúng quy định, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và thực thi pháp luật.