Thang đo “Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ”

Một phần của tài liệu những nguyên nhân khiến nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 44 - 48)

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Biến quan sát và thang đo

3.4.1. Thang đo “Nguyên nhân từ chối áp dụng công nghệ”

Khả năng tiếp cận thông tin

Thang đo này đo lường sự đánh giá của người nông dân về mức độ nắm bắt các nguồn thông tin về công nghệ. Các đánh giá này sẽ ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su.

Trong nghiên cứu này, thang đo “khả năng tiếp cận thông tin” được thể hiện bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ TT1 tới TT4.

Bảng 3.1: Các biến quan sát trong thang đo “khả năng tiếp cận thông tin”.

KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THÔNG TIN KÍ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

TT1 Chủ vườn đã không được giới thiệu, phổ cập, tuyên truyền các thông tin về công nghệ.

TT2 Chủ vườn có được biết một số thông tin, nhưng không nắm rõ và hiểu cặn kẽ về nó.

TT3 Không biết phải tìm các tài liệu về khoa học công nghệ ở đâu.

TT4 Chủ vườn không nhận được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông địa phương.

Vấn đề nhận thức

Thang đo này đo lường thái độ của người nông dân về sự cần thiết của công nghệ đối với vườn cây của gia đình.

Trong nghiên cứu này, thang đo “vấn đề nhận thức” được thể hiện bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ NT1 tới NT5.

47

Bảng 3.2: Các biến quan sát trong thang đo “vấn đề nhận thức”.

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

NT1

Nông dân mong muốn tiết kiệm được nhiều thời gian trên vườn cây để làm những công việc khác có thu nhập nhanh chóng hơn.

NT2 Mong muốn tiết kiệm thời gian để rút ngắn chu kỳ của vườn cây, nhằm cho thu hoạch sớm hơn.

NT3 Cố gắng tiết kiệm vốn đầu tư bằng cách cắt giảm một số quy trình.

NT4 Cảm thấy một số kỹ thuật không nhất thiết phải áp dụng hoặc không cần áp dụng chính xác.

NT5 Nông dân cảm thấy kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực cao su rất phong phú và đầy đủ.

Vấn đề hiện trạng

Thang đo này đo lường sự đánh giá của người nông dân về khả năng áp dụng công nghệ so với những điều kiện, đặc điểm thực tế của vườn cây.

Trong nghiên cứu này, thang đo “vấn đề hiện trạng” được thể hiện bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ HT1 tới HT4.

Bảng 3.3: Các biến quan sát trong thang đo “vấn đề hiện trạng”.

VẤN ĐỀ HIỆN TRẠNG

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

HT1 Diện tích vườn cây không cho phép áp dụng một số kỹ thuật.

HT2 Vị trí vườn cây không phù hợp để áp dụng một số kỹ thuật.

HT3 Loại cây của gia đình không phù hợp để áp dụng một số kỹ thuật.

HT4 Loại đất của vườn cây không phù hợp để áp dụng một số kỹ thuật.

48

Vấn đề trình độ nhân công

Thang đo này đánh giá những hạn chế về trình độ của người nông dân đối với việc áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su.

Trong nghiên cứu này, thang đo “vấn đề trình độ nhân công” được thể hiện bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ TD1 tới TD4.

Bảng 3.4: Các biến quan sát trong thang đo “vấn đề trình độ nhân công”.

VẤN ĐỀ TRÌNH ĐỘ NHÂN CÔNG

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

TD1 Chủ vườn không được đào tạo để điều hành vườn cây một cách bài bản theo quy trình khoa học.

TD2 Đang sử dụng nhân công không đủ năng lực về tay nghề như mong muốn.

TD3 Rất khó khăn để tìm được những nhân công có tay nghề phù hợp với yêu cầu.

TD4 Người thực hiện có động cơ khác nên cố tình thực hiện sai các khuyến cáo.

Vấn đề kinh tế

Thang đo này đo lường thái độ của người nông dân đối với những khó khăn kinh tế có tác như thế nào đến quyết định áp dụng công nghệ của họ.

Trong nghiên cứu này, thang đo “vần đề kinh tế” được thể hiện bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ KT1 tới KT4.

49

Bảng 3.5: Các biến quan sát trong thang đo “Vấn đề kinh tế”.

VẤN ĐỀ KINH TẾ

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

KT1 Các chi phí đầu vào của công nghệ quá mắc so với khả năng chi trả ngay tại thời điểm cần áp dụng.

KT2 Không có chuẩn bị trước một nguồn vốn đủ để chăm sóc vườn cây trong ít nhất là 1 năm.

KT3 Khi thiếu vốn, vẫn rất khó tiếp cận các nguồn tìn dụng lãi xuất thấp và dài hạn.

KT4 Các khoản chi tiêu cho cuộc sống quá cao, nên phải cắt giảm chi phí cho vườn cây để bù đắp vào.

Tính phù hợp

Thang đo này đo lường thái độ của người nông dân đối với mức độ phù hợp của công nghệ được đề xuất với điều kiện của gia đình và địa phương.

Trong nghiên cứu này, thang đo “tính phù hợp của công nghệ” được thể hiện bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ PH1 tới PH5.

Bảng 3.6: Các biến quan sát trong thang đo “Tính phù hợp của công nghệ”.

TÍNH PHÙ HỢP CỦA CÔNG NGHỆ KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

PH1 Không chắc chắn vào hiệu quả của công nghệ.

PH2 Muốn chờ xem các vườn cây khác áp dụng có hiệu quả hay không rồi mới áp dụng.

PH3 Một số kỹ thuật, tiêu chuẩn chỉ được biết tới sau khi vườn cây đã qua thời kỳ áp dụng.

PH4 Công nghệ không phù hợp với cao su tiểu điền.

PH5 Công nghệ chưa có tại địa phương.

50

Một phần của tài liệu những nguyên nhân khiến nông dân từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cây cao su tiểu điền tại huyện bàu bàng, tỉnh bình dương (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)