4.2. Những nguyên nhân khiến người nông dân từ chối áp dụng công nghệ
4.2.1. Phân tích mô tả biến quan sát
Các biến (khái niệm nghiên cứu) được đo lường bằng thang đo bởi nhiều biến quan sát (multi – item scale). Thang đo dạng Likert được sử dụng để đo các khái niệm: khả năng tiếp cận thông tin, vấn đề nhận thức, hiện trạng vườn cây, vấn đề trình độ, vấn đề kinh tế, sự phù hợp của công nghệ và chính sách hỗ trợ, với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý.
Giá trị trung bình kỳ vọng của các thang đo là 3 (trung bình của 1 và 5). Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến quan sát.
Nhân tố Biến Số
mẫu
Trung bình
Lớn nhất
Nhỏ nhất
Khả năng tiếp cận thông tin
Không được giới thiệu, tập huấn, truyền đạt các thông tin về công nghệ.
150 4.54 5 4
Có được biết tới một số thông tin, nhưng không nắm rõ và hiểu cặn kẽ về nó.
150 4.53 5 4
Không biết tìm kiếm tài liệu về 150 4.55 5 4
62
khoa học, công nghệ ở đâu.
Không có người hướng dẫn. 150 4.64 5 4
Vấn đề nhận thức
Muốn tiết kiệm thời gian để làm việc khác có thu nhập nhanh.
150 4.5 5 4
Muốn tiết kiệm thời gian để
rút ngắn chu kỳ vườn cây. 150 4.54 5 4 Cố gắng tiết kiệm vốn đầu tư
bằng cách cắt giảm một số quy trình.
150 4.68 5 4
Cảm thấy một số kỹ thuật không cần thiết phải áp dụng chính xác.
150 4.64 5 4
Cảm thấy kinh nghiệm bản thân trong lĩnh vực cao su rất phong phú và đầy đủ.
150 4.6 5 4
Vấn đề hiện trạng
Diện tích vườn cây không phù
hợp. 150 3.72 5 2
Vị trí vườn cây không phù
hợp. 150 3.09 5 2
Loại cây không phù hợp. 150 2.77 4 2 Loại đất không phù hợp. 150 2.67 4 2
Vấn đề trình độ nhân công
Người quản lý không đủ trình độ để hướng dẫn, giám sát, khiểm tra, đánh giá.
150 4.52 5 3
Người thực hiện không đủ trình độ để thực hiện chính sác các yêu cầu của công nghệ.
150 4.48 5 3
Thiếu nhân công có tay nghề để thực hiện các công việc liên quan.
150 4.45 5 2
63
Người thực hiện có động cơ khác nên cố tình thực hiện sai các khuyến cáo.
150 4.4 5 3
Vấn đề kinh tế
Giá đầu vào của công nghệ quá cao so với khả năng chi trả ngay thời điểm cần áp dụng công nghệ.
150 4.37 5 2
Không có chuẩn bị trước một nguồn vốn đủ để chăm sóc vườn cây trong ít nhất là 1 năm.
150 4.32 5 2
Khi thiếu vốn, vẫn rất khó tiếp cận các nguồn tìn dụng lãi xuất thấp và dài hạn.
150 4.36 5 3
Các khoản chi tiêu cho cuộc sống quá cao, nên phải cắt giảm chi phí cho vườn cây để bù đắp vào.
150 4.49 5 3
Tính phù hợp
Không chắc chắn về hiệu quả
mang lại. 150 3.12 5 2
Muốn chờ xem các vườn cây khác áp dụng có hiệu quả không rồi mới áp dụng.
150 2.80 5 2
Một số kỹ thuật, tiêu chỉ được biết tới sau khi vườn cây đã qua thời kỳ áp dụng.
150 3.62 5 2
Công nghệ không phù hợp với
cao su tiểu điền. 150 3.32 5 2
Công nghệ chưa có tại địa
phương. 150 3.05 5 2
Nguồn: Theo khảo sát của tác giả, 2014.
64
Giá trị trung bình của các biến thuộc nhóm nhân tố “khả năng tiếp cận thông tin” có được từ dữ liệu nghiên cứu là cao hơn mức trung bình 3.00.
Kết quả này cho thấy rằng người nông dân có xu hướng coi những trở ngại trong tiếp cận thông tin là một nguyên nhân của việc họ từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác.
Giá trị trung bình của các biến thuộc nhóm nhân tố “Vấn đề nhận thức”
có được từ dữ liệu nghiên cứu cao hơn mức trung bình 3.00. Kết quả này cho thấy rằng người nông dân có xu hướng đánh giá thấp vai trò của công nghệ trong việc canh tác cây cao su dẫn đến việc họ từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác.
Giá trị trung bình của các biến thuộc nhóm nhân tố “Hiện trạng vườn cây” có được từ dữ liệu nghiên cứu là rất gần mức trung bình là 3.00. Kết quả này cho thấy rằng đối với người nông dân ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương thì đặc điểm của vườn cây dường như ít được xem là nguyên nhân của việc từ chối áp dụng công nghệ vào canh tác cao su.
Giá trị trung bình của các biến thuộc nhóm nhân tố “Vấn đề trình độ” có được từ dữ liệu nghiên cứu là cao hơn mức trung bình 3.00. Kết quả này cho thấy rằng người nông dân coi những trở ngại do trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý của bản thân và lực lượng nhân công là nguyên nhân của việc việc không thể áp dụng công nghệ vào canh tác.
Giá trị trung bình của các biến thuộc nhóm nhân tố “Vấn đề kinh tế” có được từ dữ liệu nghiên cứu là cao hơn mức trung bình 3.00. Kết quả này cho thấy rằng người nông dân coi những khó khăn trong kinh tế chính là một trong những nguyên nhân khiến họ không thể áp dụng công nghệ trong canh tác cây cao su.
Giá trị trung bình của các biến đại diện cho nhóm nhân tố “Sự phù hợp của công nghệ” có được từ dữ liệu nghiên cứu là rất gần giá trị trung bình kỳ vọng 3.00. Kết quả này cho thấy người nông dân trồng cao su ở huyện
65
Bàu Bàng đánh giá bản thân và gia đình có sự thích nghi tốt với công nghệ, nên đây có thể không phải là khó khăn đối với họ.