1.3 Tình hình nghiên cứu về rủi ro và QLRR trên thế giới
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về RR và QLRR trong ngành xây dựng
So với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành CNXD chịu nhiều RR hơn do các đặc điểm riêng biệt trong hoạt động xây dựng, chẳng hạn nhƣ thời gian thực hiện kéo dài,
quá trình thi công phức tạp, điều kiện môi trường tác động trực tiếp, vốn đầu tư lớn và cơ cấu tổ chức luôn thay đổi [66][37][111]. Do đó, việc áp dụng hữu hiệu những công cụ QLRR để quản lý các RR liên quan đến hoạt động xây dựng trở nên vô cùng quan trọng. Xác định một phương pháp QLRR hiệu quả không những có thể giúp người sử dụng nhìn thấy đƣợc những RR đang phải đối mặt, mà còn giúp họ quản lý các RR đó trong các giai đoạn khác nhau của dự án [109].
Có rất nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện về nhiều khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực QLRR các DAXD. Nghiên cứu kinh điển có lẽ phải kể đến trong lĩnh vực này là của Akintoye và Macleod [37]. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên khảo sát BCH hướng đến các NTTC và các nhà QLDA. Nghiên cứu cho thấy rằng QLRR là vô cùng cần thiết trong các hoạt động xây dựng bởi việc tối thiểu hóa thiệt hại và nâng cao lợi nhuận. Tiếp đến là Edwards [64], tác giả cuốn “QLRR thực tiễn trong ngành xây dựng”, Ông đã đem đến một cái nhìn dễ hiểu về quy trình QLRR trong ngành xây dựng với những đặc thù riêng của nó. Nghiên cứu này đã đƣa ra những ví dụ áp dụng thực tiễn và thảo luận làm thế nào để quản lý các RR. Qua đó, tác giả đã chỉ rõ các RR có thể có liên quan đến CĐT, NTTC, Tƣ vấn KSTK và TVGS.
Các loại RR mà một tổ chức phải đối mặt đƣợc dàn trải trên một phạm vi rộng và thay đổi từ tổ chức này sang tổ chức khác. Điều đó có thể là các RR thất bại trong kinh doanh, RR thua lỗ tài chính dự án, RR tai nạn lao động, RR tranh chấp và RR tổ chức.
Việc hiểu biết và nhận dạng những RR này càng sớm càng tốt, từ đó áp dụng các chiến lƣợc phù hợp để giảm thiểu các khía cạnh tiêu cực có thể có của RR [127]. Bajaj và cộng sự [43] đã nhận dạng, điều tra và ĐGRR ở giai đoạn đấu thầu và lập dự toán cho các NTTC.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất các quy trình QLRR, thông thường gồm có ba giai đoạn chính: (1) NDRR; (2) phân tích, ĐGRR; và (3) XLRR [127][121]. Quy trình QLRR bắt đầu với việc nhận dạng những RR ban đầu. Chúng có liên quan trực tiếp hoặc hiện hữu tiềm tàng trong các DAXD. Phân tích và ĐGRR là quá trình trung gian giữa nhận dạng và XLRR. Nó kết hợp yếu tố không chắc chắn vào PTĐL và PTĐT để đánh giá tác động của RR. Việc đánh giá thường tập trung vào RR với xác suất xảy ra cao, hậu quả tài chính lớn hoặc kết hợp giữa chúng mang lại một tác động đáng kể.
Một khi những RR của một dự án đƣợc xác định và phân tích cụ thể, thì cần phải có một phương pháp ứng phó RR thích hợp. Trong khuôn khổ QLRR, NTTC nên quyết định làm thế nào để xử lý từng NTRR và xây dựng chiến lƣợc xử lý hoặc biện pháp giảm thiểu RR thích hợp. Các biện pháp giảm thiểu nói chung là dựa trên tính chất và hậu quả của RR. Mục tiêu chính là loại bỏ càng nhiều càng tốt các tác động tiềm năng và tăng mức độ KSRR. Việc kiểm soát càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp càng hiệu quả. Quá trình QLRR không nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn các RR từ một dự án.
Mục tiêu của nó là để phát triển một hệ thống có tổ chức, để hỗ trợ các nhà quản lý kiểm soát hiệu quả RR, đặc biệt là những nhân tố quan trọng [97].
Wang và cộng sự [126] đã nhận dạng, ĐGRR và phát triển một quy trình QLRR cho các DAXD ở các nước đang phát triển. Một cuộc khảo sát quy mô lớn đã được thực hiện. Kết quả đã xác định đƣợc 28 NTRR then chốt và phân loại thành 3 cấp độ:
quốc gia, thị trường và dự án. Đồng thời, với mỗi nhân tố đã xác định, các tác giả đã đề xuất phương pháp giảm nhẹ RR thực tiễn và đánh giá cụ thể. Theo Thobani [115], ở các nước đang phát triển, các DAXD hạ tầng thường chứa đựng nhiều RR. Bởi thời gian thực hiện dự án kéo dài, chịu áp lực chính trị, thay đổi luật pháp và quy định, vƣợt chi phí hoặc biến động giá cả và lãi suất. Tác giả cho rằng chính phủ nên cải thiện môi trường đầu tư để giúp giảm thiểu RR cho CĐT. Điều này được thực hiện bằng cách theo đuổi chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, bảo mật thông tin, thực thi tốt hệ thống pháp luật và quy định, tăng cường bộ máy tư pháp. Lĩnh vực QLRR ở các nước đang phát triển đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Raftery và cộng sự [101], Li và cộng sự [80], Yeo và Tiong [134], Ozdoganm và Birgonul [94]… đã đƣa ra những bài học hữu ích về QLRR đối với các DAXD khác nhau ở các quốc gia này.
Trong các DAXD, Thompson và Perry [117] trình bày 4 cách để ứng phó RR, đó là: (1) Loại bỏ RR; (2) Thuyên chuyển RR; (3) Giảm thiểu RR; và (4) Chấp nhận RR.
Strassman và Wells [112] đã xác định đƣợc một số NTRR liên quan đến ngành xây dựng. Từ quan điểm của CĐT, những RR này là: chi phí dự án leo thang không thể lường trước, công trình bị lỗi và cần sửa chữa thường xuyên, dự án đã thanh toán một phần nhƣng bị đình trệ. Những NTRR từ quan điểm của NTTC là: thời tiết khắc nghiệt, chậm trễ bàn giao mặt bằng, điều kiện địa chất thủy văn không lường trước được, chi
tiết bản vẽ không đầy đủ, chậm trễ cung ứng vật tư, giá cả thay đổi bất thường…
Trong một cuộc khảo sát nhận dạng và PBRR của 100 NTTC lớn hàng đầu nước Mỹ, Kangari [74] đã nhận dạng và xác định tầm quan trọng của NTRR liên quan đến xây dựng theo quan điểm của CĐT và NTTC. Cuộc khảo sát chỉ ra rằng trong những năm gần đây, NTTC đã sẵn sàng đối phó với những RR về vấn đề hợp đồng và luật pháp với CĐT. Các RR này bao gồm thay đổi hợp đồng, chậm trễ của bên thứ ba, xử lý chậm trễ hợp đồng, và vấn đề bồi thường thiệt hại. Cuộc khảo sát cũng nhận thấy các NTTC hiện đang đối mặt với các RR liên quan đến khối lƣợng thực tế công việc.
Jaafari và Schub [73] phân RR thành 2 nhóm chính đó là: RRKT và RR công nghệ.
RRKT là những gì liên quan đến các thuộc tính cơ bản, các quy trình và các vấn đề về kỹ thuật. RR công nghệ liên quan đến công cụ, dây chuyền sản xuất và quy trình xây dựng ... Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cần phải xem xét nghiêm túc thái độ và phương pháp nhận dạng, đánh giá tác động, và giảm thiểu các RR trên. Một phát hiện quan trọng trong nghiên cứu này là mối quan hệ giữa việc giảm thiểu RR và lợi nhuận kinh doanh, điều mà chưa nghiên cứu nào trước đó đề cập đến. Chính điều này đã tự ra đời của một chính sách chủ động quản lý để KSRR kỹ thuật và công nghệ liên quan đến toàn bộ tổ chức.
Vilventhan và Kalidindi [123] đã tập trung nhận dạng những RR chính trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện các công trình hạ tầng giao thông ở Ấn Độ. Các RR đƣợc xây dựng cấu trúc thành 3 cấp độ thông qua cấu trúc RBS, tương tự với cấu trúc WBS trước đây. RBS được sử dụng ở đây vì nó có nhiều lợi điểm như bảo đảm phạm vi xem xét của tất cả các NTRR, chỉ ra những khu vực phụ thuộc hoặc tương quan giữa các RR và chú trọng phát triển ứng phó đối với khu vực có RR cao.
Có nhiều nghiên cứu về QLRR đã đƣợc thực hiện ở Trung Quốc. Shen và cộng sự [110] đã nghiên cứu ĐGRR trong các dự án liên doanh xây dựng ở Trung Quốc. Dựa trên một cuộc khảo sát, các tác giả đã thiết lập các chỉ số RR để cho thấy tầm quan trọng giữa chúng. Cuối cùng tác giả đã tìm đƣợc 40 NTRR, trong đó: Tăng chi phí vì thay đổi chính sách; Nghiên cứu dự án khả thi không đúng; Chậm trễ tiến độ; Thiếu dự báo về nhu cầu thị trường; và Lựa chọn địa điểm dự án không hợp lý là các NTRR hàng đầu trong các dự án liên doanh xây dựng ở Trung Quốc. Tương tự như vậy, cũng
thông qua thực hiện một bảng khảo sát, Patrick và cộng sự [95] đã tìm ra 25 NTRR chính hiện hữu trong ngành xây dựng ở Trung Quốc.
Theo Wideman [130], quá trình ĐGRR được xem xét dưới góc nhìn nhà quản lý thường có 5 giai đoạn. Phương pháp này được trình bày cụ thể ở Hình 1.1.
Hình 1.1. Các giai đoạn QLRR theo Wideman [130]
Raz và Hillson [102] đã trình bày và so sánh 9 tiêu chuẩn chính trong QLRR hiện đang sử dụng. Các tiêu chuẩn đƣợc lựa chọn bao gồm 6 tiêu chuẩn của một số quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế, và 3 tiêu chuẩn đƣợc phát triển bởi các tổ chức chuyên nghiệp về QLRR. Giới thiệu các tiêu chuẩn chính về QLRR và một số thông tin liên quan [102]
đƣợc thể hiện ở Phụ lục 2a, và so sánh nội dung các tiêu chuẩn chính về QLRR đƣợc thể hiện ở Phụ lục 2b.
Nhiều tác giả đã đề xuất những mô hình, công cụ mới để QLRR một cách hiệu quả và tiến bộ hơn. Godfrey [68] đã nghiên cứu một công cụ QLRR hệ thống, giúp người sử dụng QLRR trong chính DAXD của mình. Nghiên cứu trình bày một cách đơn giản phương pháp thực hành nhận dạng, đánh giá, kiểm soát và QLRR từ các DAXD theo một cách có cấu trúc và đầy mới mẻ. Walke [124] đề xuất một mô hình RQM cho các DAXD, sử dụng mô hình cho điểm và phương pháp phân tích EV. Mô hình RQM đem đến một giải pháp trực quan và linh hoạt trong việc ĐGRR dự án. Mô hình này còn giúp ƣớc lƣợng hậu quả có thể có về chi phí, tiến độ và chất lƣợng dự án. Nó cải thiện một cách hiệu quả cho việc ra quyết định trong trường hợp lên kế hoạch ứng phó RR.
QUẢN LÝ RỦI RO Nhận dạng
RR
Phân tích tác động
Lên kế hoạch ứng phó
Hệ thống ứng phó
Dữ liệu áp dụng - Đường thẳng
- Sàng lọc
- Mức độ không chắc chắn
- Số tiền có thể bị tổn thất và mức giới hạn
- Sự thay đổi trong vòng đời dự án
- Xác định vấn đề - Chính sách/ Quy
trình
- Tính trách nhiệm - Mô hình RR - Kiểm soát và sửa
chữa
- Đánh giá hệ thống
- Phân tán RR - Giảm nhẹ RR - Chuyển hướng RR
- Kế hoạch dự phòng
- Chấp nhận RR
- Dữ liệu quá khứ - Dữ liệu các dự
án hiện tại - Gửi thẩm tra dự
án và lưu trữ - Từ bên ngoài:
không thể dự báo - Từ bên ngoài: có thể dự báo (nhƣng không chắc chắn) - Từ bên trong
(nhƣng không phải về kỹ thuật) - Kỹ thuật
- Pháp lý
Kerzner [75] trình bày một phương pháp tiếp cận khác đối với việc PLRR, sử dụng cấu trúc WBS nhƣ là bộ khung để PTRR.
Nhận xét:
Nhƣ vậy, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về QLRR trong lĩnh vực xây dựng, đƣợc áp dụng ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, có rất nhiều NTRR đã đƣợc nhận dạng và đánh giá, nhiều phương pháp luận và quy trình QLRR đã được đề xuất. Tuy nhiên, QLRR là một lĩnh vực luôn thay đổi, nhiều NTRR cũ sẽ biến đổi hoặc mất đi, thay vào đó là những NTRR mới. Do vậy, các nghiên cứu về QLRR cũng phải luôn thay đổi để tương thích với những biến đổi trong tình hình mới. Hơn nữa các điều kiện về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, công nghệ … ở các nước phát triển trên thế giới rất khác so với Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu khác nhau về QLRR trong lĩnh vực xây dựng ở trên thế giới trải dài từ giai đoạn nghiên cứu chuẩn bị đầu tƣ dự án cho đến khi dự án hoàn thành đƣa vào khai thác sử dụng, từ DAXD dân dụng, DAXD giao thông cho đến các dự án thủy điện, thủy lợi, sân bay… Khi xét đến ở phạm vi nhỏ là QLRR kỹ thuật trong TCCTGTĐB thì vẫn chƣa thấy công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Điều này chính là ý tưởng để tác giả đề tài tìm hiểu sâu hơn hướng nghiên cứu này ở Việt Nam.