5.3 Áp dụng mô hình đề xuất vào một số dự án thực tế điển hình
5.3.4 Phân tích đánh giá MĐRR của các nhân tố tại 3 dự án đại diện
Để làm rõ MĐRR của các dự án nêu trên, luận án sẽ đi sâu phân tích đánh giá cho điểm RR cho từng nhân tố của các chuyên gia tại 3 dự án đại diện.
Có một điều thuận lợi cho việc phân tích đánh giá các dự án này là, trong tổng số 10 dự án nêu trên thì NCS là thành viên trực tiếp tham gia tại 6 dự án. Tại các dự án này, NCS tham gia với các vai trò là quản lý cấp cao của đại diện CĐT và điều hành cấp cao của NTTC.
Bảng 5.6 Tóm tắt 3 dự án đại diện đánh giá mức độ RRKT
Tên dự
án Loại dự án Nguồn vốn TRL
Chuyên gia đánh giá
Vị trí công tác Năm kinh nghiệm Dự án 2 Gói thầu xây dựng
đường cao tốc JICA 6.61 PGĐ điều hành của liên
danh NTTC 22
Dự án 5 DAXD đường ô tô Đổi đất lấy
hạ tầng. 8.00 Trưởng Ban QLDA của
doanh nghiệp dự án 30
Dự án 7 DAXD cầu Ngân sách 3.03 CHT của NTTC 18
1) Dự án 2: Đây là một gói thầu xây dựng đường cao tốc, nguồn vốn vay JICA.
Các bên liên quan gồm: Đại diện CĐT là đơn vị chuyên QLDA đường cao tốc; Tư vấn KSTK bước TKKT là đơn vị nước ngoài liên danh với các đơn vị trong nước; Tư vấn KSTK bước BVTC là các đơn vị trong nước do liên danh NTTC đệ trình; TVGS là đơn vị nước ngoài liên danh với các đơn vị trong nước; NTTC là liên danh hai đơn vị cấp Tổng công ty trong nước.
MĐRR tại gói thầu này đƣợc đánh giá bởi chuyên gia có 22 năm kinh nghiệm và đang tham gia với vị trí là PGĐ điều hành của liên danh NTTC. MĐRR đo lường được là TRL=6.60 (mức hơi cao đến khá cao).
Điểm RR của các nhân tố đƣợc phân tích cụ thể nhƣ sau:
Công tác thẩm định phê duyệt thiết kế, dự toán còn nhiều sai sót (A11)
Trong quá trình lập hồ sơ thiết kế BVTC phát hiện có quá nhiều sai sót ở hồ sơ TKKT mà công tác thẩm định không phát hiện đƣợc nhƣ: Nhiều đoạn tuyến có cao độ thiết kế không hợp lý, không phù hợp với quy hoạch của địa phương và hiện trạng địa hình khu vực; Nhiều đoạn có cao độ thiết kế quá cao so với tần suất lũ tính toán. Một số vị trí đường cao tốc vượt đường dân sinh, vượt đường tỉnh lộ không hợp lý buộc phải thay đổi (đường cao tốc vượt chuyển sang đường dân sinh vượt)...; Nhiều vị trí cống dân sinh và cống thoát nước bố trí không phù hợp với điều kiện thực tế phải loại bỏ hoặc thay đổi vị trí; Nhiều đoạn nền đất yếu sử dụng công nghệ xử lý chƣa phù hợp.
Cọc khoan nhồi trong khu vực có hang Caster nhƣng không đƣa ra giải pháp xử. Chiều sâu lỗ khoan địa chất chỉ có 30m÷36m nhƣng thiết kế chiều dài cọc đến 63m. Kết cấu nhịp sử dụng cho các cầu trên tuyến chƣa hợp lý (theo đánh giá của Hội đồng nghiệm thu nhà nước qua hai đợt kiểm tra); Đơn giá dự toán khoan cọc nhồi qua hang Caster, đóng cọc cát bằng phương pháp nén khí phê duyệt chưa phù hợp với thực tế; Nguồn vật liệu đắp đƣa vào tính toán giá thành không đủ trữ lƣợng nên phải vận chuyển từ nhiều nơi khác dẫn đến giá thành tăng cao.
Kết quả hồ sơ BVTC đƣợc duyệt và thực tế triển khai thi công có nhiều hạng mục sai khác và thay đổi so với thẩm định phê duyệt ban đầu nhƣ đã nêu trên. Vì vậy chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức cao (K11 = 8).
Tiến độ dự án đưa ra không phù hợp với thực tế (A12)
Tiến độ thi công gói thầu đƣợc đƣa ra là 36 tháng. Nhiều đoạn tuyến phải xử lý nền đất yếu với tổng thời gian thi công và chờ lún là 12 tháng. Nhƣng sau 18 tháng kể từ ngày khởi công, nhiều đoạn tuyến vẫn chưa có mặt bằng. Nhiều vị trí tuyến vướng đường dây điện 500kV, nhà dân, vật kiến trúc… vẫn chưa được giải tỏa. Thời gian xử lý nền đất yếu 12 tháng, cộng với thời gian chƣa có mặt bằng thi công đến nay đã hơn 18 tháng. Vậy thời gian 36 tháng để hoàn thành gói thầu là không thể nếu thực hiện thi công theo đúng qui trình kỹ thuật.
Khi quyết định tiến độ hoàn thành gói thầu, cấp quyết định đã không xét đến vấn đề GPMB, đây là vấn đề lớn nhất mà hầu hết các dự án đều gặp phải. Vì vậy chuyên gia đánh giá điểm RR của nhân tố này ở mức khá cao (K12 = 7).
Áp lực đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án trước thời hạn (A13)
Tiến độ dự án đƣa ra không phù hợp với tình hình thực tế nhƣ đã phân tích ở trên.
Nhƣng theo hợp đồng xây lắp giữa đại diện CĐT và Liên danh NTTC thì tiến độ hoàn thành đƣợc cam kết rút ngắn 6 tháng. Đây là một áp lực rất lớn đối với NTTC, và là điều không thể thực hiện đƣợc nếu thi công theo đúng quy trình kỹ thuật. Vậy để đảm bảo tiến độ theo hợp đồng ký kết thì chắc chắn chất lƣợng của công trình sẽ không đảm bảo. Nên chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức rất cao (K12 = 9).
Bổ sung hoặc thay đổi thiết kế từ yêu cầu của CĐT hoặc cơ quan QLNN (A14)
Theo chủ trương tiết kiệm chi phí của cơ quan QLNN nên gói thầu này cũng bị ảnh hưởng, vì vậy thiết kế ban đầu đã có quá nhiều thay đổi, bổ sung trong thời gian thi công. Hơn nữa do thay đổi quy hoạch chung của địa phương nên có nhiều hạng mục phải thay đổi mặc dù là đang triển khai thi công. Cụ thể: Thay đổi cao độ thiết kế nhiều đoạn tuyến để khớp nối với quy hoạch chung của địa phương; Thay đổi một số vị trí giao cắt; Thay đổi biện pháp xử lý nền đất yếu; Thay đổi chiều rộng nền đường (giật cấp nền đường để đầu tư theo nhiều giai đoạn)… Từ khi triển khai dự án đến thời gian NCS thực hiện khảo sát đã có 4 lần tổng rà soát dự án để điều chỉnh, sau mỗi đợt rà soát đều có những thay đổi lớn về chủ trương thiết kế. Cứ mỗi đợt rà soát thì NTTC phải tạm dừng thi công một vài tháng ở một số vị trí dự kiến có thay đổi, có thời điểm NTTC phải tạm dừng thi công hơn 3 tháng. Do vậy chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức khá cao (K14 = 7).
Năng lực TVGS không đảm bảo, yếu chuyên môn và thiếu kinh nghiệm (A15).
Tổ chức TVGS là liên danh 3 đơn vị nước ngoài và thông qua 5 đơn vị trong nước cung cấp nhân sự. Mặc dù đơn vị nước ngoài có năng lực và kinh nghiệm rất tốt trong công tác TVGS nhƣng họ chỉ bố trí cán bộ ở các vị trí lãnh đạo nhƣ: Giám đốc dự án, kỹ sư thường trú… Các kỹ sư trong nước giữ các vị trí như trợ lý kỹ sư thường trú, kỹ sƣ kết cấu, kỹ sƣ vật liệu… Hầu hết họ chƣa có kinh nghiệm trong thi công (chƣa trải qua vị trí NTTC), nên công tác phê duyệt BPTCTC thường bị chậm trễ. Đa số kỹ sư giám sát hiện trường có ít năm kinh nghiệm nên họ chỉ thực hiện mỗi nhiệm vụ giám sát, còn nhiệm vụ tƣ vấn thì hầu nhƣ không thực hiện đƣợc. Do vậy những thay đổi trong BPTCTC, những sự cố xảy ra khi thi công họ đều lúng túng khi xử lý và quyết định vấn đề. Mặc dù đội ngũ TVGS của các đơn vị trong nước còn non trẻ, ít kinh nghiệm nhưng có sự quản lý, giám sát điều hành tốt của các kỹ sư TVGS nước ngoài nên nhân tố này không ảnh hưởng lớn đến dự án. Vì vậy chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức hơi cao (K15 = 6).
Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn có nhiều sai sót, không đầy đủ (A21) Phải nói rằng công tác khảo sát có quá nhiều sai sót, mặc dù công tác này do đơn vị nước ngoài đảm nhận. Nhưng thực tế thì đơn vị nước ngoài thuê lại các đơn vị trong nước thực hiện 100% công việc. Số liệu khảo sát địa hình sai sót dẫn đến vị trí đặt công
trình thoát nước không phù hợp với điều kiện thực tế, vị trí cống dân sinh không hợp lý, số liệu địa hình tự nhiên sai khác quá lớn dẫn đến khối lƣợng thiết kế BVTC chênh lệch nhiều so với hồ sơ TKKT. Số liệu khảo sát địa chất không đầy đủ, quá sơ sài dẫn đến bố trí kết cấu móng cống không phù hợp, biện pháp xử lý đất yếu chƣa hợp lý. Khu vực đất yếu thay đổi nhiều nhƣng số liệu địa chất thể hiện chƣa đầy đủ nên khi thi công phải bổ sung khối lƣợng, thay đổi biện pháp xử lý. Khu vực địa chất có hang Caster nhƣng số lƣợng lỗ khoan địa chất quá ít không mô tả hết số tầng, hình dạng và kích thước hang… Nên khi thi công hạng mục cọc khoan nhồi, NTTC phải khảo sát đánh giá lại địa chất. Công tác khảo sát, thu thập số liệu thủy văn không chính xác dẫn đến cao độ thiết kế tuyến nhiều vị trí quá bất hợp lý phải điều chỉnh lại.
Với những sai sót nhƣ trên nên chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức rất cao (K21 = 9).
Hồ sơ thiết kế có nhiều sai sót, phải chỉnh sửa (A22)
Số liệu khảo sát sai sót dẫn đến công tác thiết kế không chính xác và công tác thẩm định phê duyệt cũng sẽ dựa trên những cái sai của thiết kế. Chuyên gia chỉ phân tích khía cạnh sai sót do chủ quan của nhà thiết kế. Cụ thể: một số đoạn tuyến phải tạm dừng để thay đổi cao độ thiết kế mặc dù đã triển khai thi công; Bố trí đường cao tốc vượt đường dân sinh là không hợp lý dẫn đến giá thành cao, một số vị trí phải thay đổi lại; Thiết kế thiếu cống thoát nước ngang phải bổ sung; Những đoạn xử lý nền đất yếu tính toán có bố trí bệ phản áp nhƣng hồ sơ thiết kế không thể hiện; Chiều sâu lỗ khoan địa chất 33m nhƣng tính toán thiết kế móng cọc khoan nhồi với chiều dài 63m; Thiết kế chiều dài cọc khoan nhồi không hợp lý, khi thiết kế BVTC có vị trí mố trụ phải cắt giảm chiều dài cọc hơn 10m; Thay đổi kích thước đắp vật liệu dạng hạt sau mố cầu;
Tính thiếu khối lượng, bản vẽ thiếu kích thước của kết cấu; BVTC phải sửa đi sửa lại nhiều lần mới đƣợc phê duyệt. Với những sai sót nhƣ vậy nên chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức khá cao (K22 = 7).
Lựa chọn giải pháp kỹ thuật và công nghệ thi công không phù hợp (A23)
Với đoạn tuyến dài 8km, nhƣng đơn vị thiết kế đã lựa chọn quá nhiều giải pháp kỹ thuật và công nghệ thi công. Theo đánh của hội đồng nghiệm thu nhà nước qua 2 đợt
kiểm tra dự án thì có nhiều giải pháp kỹ thuật và công nghệ thi công lựa chọn chƣa phù hợp. Cụ thể: Lựa chọn quá nhiều dạng kết cấu nhịp cầu (dầm I33, I30, I40, Super T, đúc trên đà giáo, đúc hẫng cân bằng…), vƣợt nhịp ở một số vị trí cầu chƣa hợp lý; Xử lý giao cắt chƣa hợp lý; Lựa chọn quá nhiều giải pháp xử lý nền đất yếu trên đoạn tuyến (cọc cát, bấc thấm, thay đất, bệ phản áp, móng cọc tre…); Không đƣa ra giải pháp xử lý khi khoan cọc nhồi trong vùng địa chất có hang Caster. Do vậy chuyên gia đánh giá điểm RR của nahan tố này ở mức cao (K23 = 8).
Năng lực chuyên môn của NTTC yếu kém (A31)
Gói thầu được thực hiện bởi Liên danh hai Tổng Công ty trong nước. Giá trị thực hiện của mỗi thành viên khoảng 900 tỷ đồng/4km. Các thành viên lại phân nhỏ sản lƣợng cho các nhà thầu phụ. Cụ thể: một thành viên đã chia nhỏ sản lƣợng cho 12 nhà thầu phụ. Việc chia nhỏ sản lƣợng cho nhiều NTTC chứng tỏ rằng năng lực chuyên môn lẫn năng lực tài chính của NTTC rất kém. Hơn 1 năm thi công đã có 1 NTTC bị đuổi khỏi dự án, một vài NTTC bị cắt giảm khối lƣợng. Đa số các NTTC mới đƣợc thành lập một vài năm, thậm chí vừa thành lập chƣa có nhiều kinh nghiệm thi công cầu đường nhưng vẫn cho tham gia thi công dự án đường cao tốc. Một số NTTC đã nhiều lần bị Ban QLDA nhắc nhở, kiểm điểm, ra văn bản khiển trách, và thậm chí là yêu cầu di dời khỏi dự án do năng lực chuyên môn quá yếu. Với năng lực của NTTC nhƣ vậy, nên chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức rất cao (K31 = 9).
Sai sót trong công tác giám sát chất lượng của NTTC (A32)
Trong quá trình thi công, NTTC phải bố trí cán bộ kỹ thuật để kiểm soát và giám sát chất lƣợng, khối lƣợng thi công. Khi hoàn thiện mỗi một công đoạn thi công, NTTC phải tự tổ chức nghiệm thu trước khi mời TVGS nghiệm thu. Thực tế thì mỗi thành viên của liên danh đều có cán bộ thực hiện việc giám sát chất lƣợng thi công của các đơn vị. Nhƣng hầu hết họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo qui định.
Nên nhiều lần kiểm tra thi công và nghiệm thu hạng mục hoàn thành, TVGS đã phát hiện rất nhiều sai sót, yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, thậm chí là phá bỏ làm lại. Vấn đề này đã đƣợc nêu ra rất nhiều tại các cuộc họp kiểm điển tiến độ và chất lƣợng thi công do Ban QLDA tổ chức. Do vậy chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức cao (K32 = 8).
Trình độ cán bộ kỹ thuật của NTTC không đảm bảo, bố trí không phù hợp và không đủ số lượng (A33)
Theo hồ sơ trúng thầu, NTTC đệ trình đầy đủ lý lịch trích ngang, số lƣợng và vị trí của từng cán bộ kỹ thuật tham gia dự án. Nhƣng thực tế thì hầu hết cán bộ kỹ thuật đều bị thay đổi, cán bộ kỹ thuật tham gia vào dự án không đủ số năm kinh nghiệm và không đảm bảo số lƣợng theo hồ sơ trúng thầu. Đa số CHT của các NTTC chƣa đủ kinh nghiệm, số lượng cán bộ kỹ thuật hiện trường quá ít và thiếu kinh nghiệm. Vì vậy chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức khá cao (K33 = 7).
BPTCTC không đảm bảo (A34)
Theo quy định thì NTTC phải căn cứ vào hồ sơ TKKT, hồ sơ trúng thầu, hồ sơ thiết kế BVTC để lập BPTCTC đệ trình TVGS và Ban QLDA phê duyệt. Nhƣng thực tế thì nhiều hạng mục NTTC đệ trình BPTCTC không căn cứ vào các quy định này.
NTTC đệ trình BPTCTC hầu nhƣ là theo chủ quan với thiết bị mà NTTC sẵn có. Cụ thể như: mặt bằng bố trí công trường không đảm bảo; thiết bị thi công không đủ số lượng và chủng loại theo yều cầu; hệ thống đường và cầu công vụ không đảm bảo; an toàn điện, an toàn thi công trên sông nước chưa đảm bảo; thiết bị khoan cọc nhồi không phừ hợp với điều kiện địa chất… Nhiều hạng mục NTTC không thực hiện theo BPTCTC đƣợc duyệt. Cụ thể: thiết bị khoan cọc nhồi trong khu vực có hang Caster, khoan vào tầng đá đƣợc duyệt là thiết bị khoan xoay, nhƣng hầu hết NTTC sử dụng khoan đập cáp. Do đó, lãnh đạo Ban QLDA đã yêu cầu tạm dừng thi công và buộc di dời các thiết bị này ra khỏi công trường. Khi thi công công tác đất nền đường nhiều NTTC không thực hiện theo đúng sơ đồ lu đã đƣợc phê duyệt…
Chuyên gia đã đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức khá cao (K34 = 7).
Thi công không tuân thủ theo tiêu chuẩn, qui trình kỹ thuật (A35)
Khoan cọc nhồi trong vùng địa chất có hang Caster nhƣng NTTC không thực hiện khoan thăm dò địa chất mũi cọc. Chiều dày các lớp đắp nền trong khu vực xử lý đất yếu không theo quy định; Lu lèn nền đắp không theo sơ đồ lu… Những vấn đề này chỉ xảy ra trong thời gian đầu, thời gian sau này đã đƣợc các NTTC dần dần khắc phục. Vì vậy chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức hơi cao (K35 = 6).
Sai sót trong công tác thí nghiệm (A36)
Mỗi thành viên trong Liên danh có bố trí một phòng thí nghiệm hiện trường, nhưng máy móc thiết bị và con người còn nhiều hạn chế. Do đó nhiều loại vật liệu khi đưa vào dự án, TVGS yêu cầu phải mang đến phòng thí nghiệm đạt chuẩn để thực hiện. Có một số sai sót trong công tác thí nghiệm tại dự án nhƣng không phổ biến, nhƣ: vật liệu thi công cọc cát, làm tầng đệm cát, vật liệu dạng hạt đắp sau mố cầu và hai bên cống hộp, kiểm tra chất lƣợng bê tông…
Sai sót trong công tác thí nghiệm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, do đó công tác thí nghiệm tại gói thầu được TVGS tăng cường kiểm soát. Vì vậy chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức hơi cao (K36 = 6).
Máy móc thiết bị thi công không đảm bảo, thường xuyên hư hỏng (A37)
Phải nói rằng nhân tố này hầu nhƣ xảy ra ở tất cả các NTTC. Trong một đợt kiểm tra tình hình thi công dự án, CĐT đã yêu cầu di dời toàn bộ các thiết bị không đúng chủng loại, không đảm bảo an toàn, không đăng kiểm, thường xuyên hư hỏng ra khỏi công trường. Quyết định này đã được thực hiện rất kiên quyết đối với các thiết bị khoan cọc nhồi, nhƣng các thiết bị khác nhƣ máy cẩu, máy lu, máy ủi, máy đào… vẫn chƣa đƣợc khắc phục. Vì vậy chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức rất cao (K37 = 9).
Thi công không đảm bảo theo hồ sơ thiết kế (A38)
Có lẽ các NTTC đều ý thức đƣợc rằng đây là dự án quan trọng, cộng với sự giám sát khắt khe của đội ngũ TVGS và Ban QLDA nên tất cả các hạng thi công đều thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế, không xảy ra hiện tượng ăn gian về kích thước hình học, ăn gian về khối lƣợng kết cấu, về chất lƣợng vật liệu. Vì vậy chuyên gia đánh giá điểm RR đối với nhân tố này ở mức khá thấp (K38 = 3).
Hư hỏng nền móng, kết cấu công trình (A41)
Tại thời điểm khảo sát, gói thầu đã thi công hơn 18 tháng, các hạng mục đã và đang thi công như: xử lý nền đất yếu, đắp đất nền đường, khoan cọc nhồi, đúc dầm…
thì hầu nhƣ chƣa phát hiện về hƣ hỏng. Vấn đề hƣ hỏng nền móng, kết cấu công trình thường xảy ra khi đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trong quá trình thi công nếu