Hoạt động dạy – học

Một phần của tài liệu Giáo trình môn lịch sử lớp 7 (Trang 41 - 46)

PHẦN II LỊCH SỬ VIỆT NAM

C. Hoạt động dạy – học

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

3. Bài mới: Kháng chiến chống Tống thắng lợi khẳng định được nền độc lập tự chủ của Đại Việt, đất nước ta được ổn định lâu dài và phát triển về mọi mặt....

Hoạt động của thầy và Trò Nội dung kiến thức Hoạt động cá nhân, cả lớp. 1. Sự chuyển biến của nền

Gọi HS đọc mục 1 SGK.

? Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của nước ta. Vậy dưới thời Lý ruộng đất nông nghiệp thuộc quyền sở hữu của ai?

+Ruộng đất sở hữu của vua, nhân dân canh tác

→ nộp thuế.

? So với thời kì trước, ruộng đất thời kì này có gì thay đổi?

-> Ruộng đất công từ làng xã sở hữu chuyển sang quyền sở hữu của nhà vua.

? Nhà Lý đã làm những gì để phát triển?

- Chia ruông đất cho dân → nộp thuế.

- Khai khẩn đất hoang.

- Đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê.

- Bảo vệ sức kéo.

HS đọc chữ nhỏ “Năm 1051 …”

Đọc “Bây giờ …”

? Ngoài ra để khuyến kích phát triển NN, vua Lý còn làm gì? (cúng tế, cày tịch điền)

HS đọc chữ nhỏ (vua cày tịch điền)

? Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa ntn? (quan tâm, khuyến kích sản xuất)

? Em có nhận xét gì về những biện pháp phát triển NN của vua Lý?

? Những biện pháp đó đã tác động đến sản xuất NN ntn?

? Vì sao nền NN thời Lý lại phát triển như vậy?

- Nhà nước quan tâm. Nhân dân chăm lo sản xuất

- GV: Như vậy, NN phát triển tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển: TCN và TN.

Hoạt động cá nhân, nhóm.

HS đọc phần in nghiêng Sgk

? Nội dung vừa đọc cho thấy nghề thủ công nào phát triển? (Nghề dệt).

? Qua việc làm của vua Lý, em có suy nghĩ gì về hàng tơ lụa Đại Việt?

? Vì sao vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống? (Nâng cao giá trị hàng trong nước).

- GV: Ngoài nghề dệt còn có: chăn tằm ươm tơ, nghề gốm, xây dựng cung điện, đúc đồng, làm đồ trang sức, làm giấy, rèn sắt …

? Em có nhận xét gì về sự phát triển TCN?

* Thảo luận nhóm.

HS quan sát h23. ? Em có nhận xét gì về kỹ thuật làm đồ gốm thời Lý?

nông nghiệp.

a.Sự phân hóa ruộng đất - Ruộng đất sở hữu của vua, nông dân canh tác, nộp thuế -Ruộng đất công từ làng xã sở hữu chuyển sang quyền sở hữu của nhà vua.

-> Sự phân hoá ruộng đất diễn ra khá mạnh.

b. Những chính sách phát triển nông nghiệp:

- Chia ruông đất cho dân → nộp thuế.

- Khai khẩn đất hoang.

- Đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê.

- Cấm giết hại trâu bò,bảo vệ sức kéo.

-> Khuyến khích nhân dân sản xuất.

- Nông nghiệp rất phát triển

=> Mùa màng bội thu, đời sống nhân dân ổn định …

2.Thủ công nghiệp và thương nghiệp . a. Thủ công nghiệp.

- Dệt , gốm, ươm tơ, đúc đồng, xây dựng nhiều công trình

-> Phát triển mạnh.

? Hãy kể những tác phẩm nổi tiếng có giá trị của những người thợ thủ công?

(Chuông Quy Điền, Tháp Báo Thiên(12 tầng), Vạc Phổ Minh…..)

? Theo em những sản phẩm trên đòi hỏi điều gì?

(Bàn tay khéo léo, kỹ thuật cao …)

? Như vậy, bước phát triển mới của TCN là gì?

(Tạo những sp mới, kỹ thuật ngày càng cao).

- HS đọc SGK

? Nét nổi bật nhất của TN thời kỳ này là gì?

+Buôn bán trong, ngoài nước được mở mang: dọc biên giới hai nước …

+ Vân Đồn (Quảng Ninh) nơi buôn bán tấp nập.

? Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với ĐV phản ánh tình TN nước ta hồi đóntn?

? Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, biên giới?(ý thức cảnh giác tự vệ với nhà Tống)

? Sự phát triển của nông nghiệp , TCN và TN thời Lý chứng tỏ điều gì?

- GV liên hệ đến ngày nay.

- GV giới thiệu đền đô.

- Trang sức , đúc đồng, nghề in… được mở rộng

=>TCN có rất nhiều ngành nghề tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao.

b. Thương nghiệp.

- Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước diễn ra mạnh mẽ

Cảng Vân Đồn là nơi giao lưu buôn bán sầm uất

- Nhân dân Đại Việt đủ khả năng xây dựng nền kinh tế tự chủ , phát triển.

4. Củng cố , dặn dò: Nêu mối quan hệ giữa các ngành kinh tế dưới thời Lý.

Về làm câu hỏi 1,3 SGK.

BÀI 12 ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ ( tiếp).

Tiết 21: SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ.

A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : Học sinh nắm được:

- Thời Lý có sự phân hoá mạnh mẽ về giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

- Văn hoá, giáo dục phát triển mạnh, hình thành văn hoá Thăng Long.

2. Kỉ năng: Rèn luyện kĩ năng lập bảng so sánh, vẽ biểu đồ.

3. Thái độ: Giáo dục lòng tự hào dân tộc, truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hoá dân tộc.

B. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: - SGK, SGV, bảng phụ, Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Lý.

2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.

C. Hoạt động dạy – học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: ? Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

? Nêu tình hình TCN, TN thời Lý? Mối quan hệ NN, TCN, TN?

3. Bài mới: Gv giới thiệu bài: Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống vật chất thì cũng tác động mạnh mẽ đến xã hội và đời sống tinh thần. Văn hoá xã hội thời Lý cũng thu được những thành tựu rực rỡ.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động cá nhân, nhóm.

? XH thời Lý chia làm mấy giai cấp?

( Hai giai cấp: thống trị, bị trị.)

? Giai cấp thống tri gồm những ai?

? Địa chủ gồm những ai? ( Công chúa, hoàng tử, quan lai được phong cấp ruộng đất trở thành địa chủ)

? Đời sống của giai cấp thống trị ntn?

? Giai cấp bị trị gồm những ai?

?Đời sống của tầng lớp bị trị ntn?

* HS thảo luận: Vẽ sơ đồ xã hội – trình bày ở bảng.

- Quan lại , Hoàng tử, công chúa , nông dân giàu-> được cấp ruộng-> Địa chủ.

- Nông dân (18tuổi trở lên)-> nhận đất->

Nông dân thường.

- Nông dân không có ruộng, nhận ruộng dịa chủ, nộp tô-> tá điền.

? So với thờ Đinh – Tiền Lê sự phân biệt giai cấp ở thời Lý ntn?

Hoạt động cá nhân, nhóm.

? Văn Miếu được xây dựng năm nào?

? Nhà Lý quan tâm đến GD thể hiện ở những việc làm nào?

- GV giới thiệu vài nét về Văn Miếu: xd năm 1070, miếu thờ tổ đạo Nho( Khổng Tử ) và nơi dạy học cho con vua, dài 350m, ngang 75m....

? Em có nhận xét gì về nền GD nhà Lý?

( quan tâm đến GD, hạn chế: con vua, con quan mới được học, thi cử chưa quy củ, thi theo nhu cầu.)

Đặc biệt các vua Lý đều sùng đạo Phật.

? Những dẫn chứng nào chứng tỏ thời Lý, đạo Phật được coi trọng? ( xd chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh phật, soạn kinh phật, số lượng nhà sư phát triển).

- HS đọc phần in nghiêng Sgk.

- GV cho HS quan sát H24,25

? Hãy nêu một vài cảm nhận của em khi quan sát hai công trình này?

1. Những thay đổi về mặt xã hôi.

XH có 2 giai cấp:

- Thống trị: vua quan, địa chủ→ Sống đầy đủ, sung túc.

- Bị trị : nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.

+ND nhận ruộng cày cấy nộp thuế.

+TTC, TN sống rải rác làm ra sản phẩm trao đổi, buôn bán→ nộp thuế và làm nghĩa vụ đối với nhà vua.

+ Nô tì: phục vụ trong cung điện nhà quan.

→ Sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn. Địa chủ ngày càng đông, ND tá điền bị bóc lột nhiều hơn.

=> Quan hệ xã hội sâu sắc.

2, Giáo dục và văn hoá.

a, Giáo dục:

- 1070: xây dựng Văn Miếu.

- 1075: mở khoa thi đầu tiên.

- 1076: thành lập Quốc Tử Giám→ trường ĐH đầu tiên ở VN.

- Nhà Lý rất quan tâm đến giáo dục. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Xây dựng nhiều đền chùa , tượng phật.

Sinh động, đẹp, chạm trổ tinh vi → bức tượng toát lên vẽ uy nghi tôn kính…

Chùa Một Cột: cả ngôi chùa xây dựng trên một cột đá lớn dựng giữa hồ, tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước. Đường nét xây dựng nghệ thuật tinh tế.

? Từ những biểu hiện trên hãy nêu vị trí đạo Phật thời Lý?

? Kể tên các hoạt động văn hoá dân gian và các môn thể thao mà ND ưa thích?

? Kiến trúc và điêu khắc thời kì này ntn?

? Kể tên các công trình có giá trị?

( Các công trình kiến trúc có quy mô lớn, trình độ điêu khắc ngày càng tinh vi, tinh tế.)

HS quan sát H26: Hình rồng thời Lý.

? Nhận xét? ( mình trơn, toàn thân uốn khúc uyển chuyển→ Hình rồng thời Lý được coi là hình tượng nghệ thuật độc đáo.)

GV: Các tác phẩm nghệ thuật của ND ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời nền văn hoá riêng của dân tộc, hình thành nền văn hoá dân tộc- văn hoá Thăng Long.

-> Đạo phật được coi trọng và phát triển.

b, Văn hóa:

- Văn hoá dân gian đa dạng, phổ biến thường xuyên-> tạo sự bình đẳng trong xã hội.

- Kiến trúc, điêu khắc phát triển.

(Tiêu biểu là hình Rồng thời Lý)

→ Nền văn hoá mang tính dân tộc - Văn hoá Thăng Long.

4. Củng cố: Bài tập: Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ xã hội thời Lý thay đổi:

A.Địa chủ ngày càng tăng. B. Nông dân tá điền bị bóc lột ngày càng nhiều.

C.Sự phân biệt g/c sâu sắc hơn. D.Đời sống các tầng lớp bị trị sung sướng, đầy đủ.

Hãy kể tên những lễ hội ngày nay mà em biết? í nghĩa của những ngày lễ hội đó? So với thời Lý , lễ hội ngày nay có gì khác?

5. Dặn dò : Trả lời câu hỏi Sgk. Làm bài tập ở SBT. Chuẩn bị bài 13.

Ngày….tháng…năm 20111 Kí duyệt

Chương III

NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII- XIV) Bài 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII

Tiết 22: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP.

A. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức : Học sinh nắm được: Nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành lập. Việc nhà Trần thành lập đã góp phần cũng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý.

2. Kĩ năng: Đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn lịch sử lớp 7 (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w