CHƯƠNG V. NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
II. CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM – BẮC TRIỀU VÀ
A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức :
- Tìm hiểu nguyên nhân các cuộc chiến tranh.
- Hậu quả của cuộc chiến tranh đối với dân tộc và sự phát triển của đất nước.
2.Về tư tưởng: - Bồi dưỡng cho học sinh ý thức bảo vệ sự đoàn kết thống nhất chống lại âm mưu chia cắt lãnh thổ.
3.Kĩ năng:
- Tập xác định các vị trí, địa danh và trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Đánh giá nguyên nhân dẫn đến nội chiến.
B.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bản đồ chiến tranh Nam – Bắc triều ; chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định:
2.Bài cũ: ? Em có nhận xét gì về triều Lê đầu TK XVI?
? Kể tên và chỉ rõ địa bàn hoạt động của phong trào nông dân.
3.Bài mới: Phong trào kháng chiến của nông dân ở đầu TK XVI chỉ là bước đầu cho sự chia cắt kéo dài, chiến tranh liên miên mà nguyên nhân chính là sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
- HS đọc đoạn: từ đầu -> để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc.
? Tại sao nhà nước PK càng suy yếu thì xung đột giữa các phe phái phong kiến càng quyết liệt?
( Để tranh chấp quyền lực )
? Vì sao lại có sự hình thành Nam Triều và Bắc Triều?
-Triều Lê suy yếu, Mạc Đặng Dung là một võ quan lợi dụng sự xung đột giữa các phe phái → năm 1527 cướp ngôi, lập nhà Mạc → Bắc Triều.
-Nguyễn Kim, võ quan nhà Lê ủng hộ nhà Lê dấy quân ở Thanh Hóa ″Phù Lê diệt Mạc” ⇒ Nam Triều (1533)
- GV xác định ranh giới Nam – Bắc triều trên bản đồ.
? Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh?
-Gv tường thuật diễn biến cuộc chiến tranh trên lược đồ.
*Hs đọc phần chữ in nghiêng
? Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây tai họa gì cho nhân dân ta?
(Gây tổn thất lớn về người và của.
Năm 1570 nhiều người bị lắt đi lính, đi phu).
? Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh?
(Cuộc chiến tranh phi nghĩa) - HS đọc bài ca dao trong SGK
-Gv: Trong khi cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều để lại hậu quả nặng nề chưa thể giải quyết thì ở phía Nam lại xuất
1.Chiến tranh Nam – Bắc triều a, Sự hình thành Nam- Bắc triều:
-Triều đình nhà Lê suy yếu, mục nát.
-1527 Mạc Đặng Dung lập nhà Mạc → Bắc Triều
-Năm 1533 Nguyễn Kim dấy quân ở Thanh Hoá , lập chính quyền riêng → Nam Triều.
b, Chiến tranh Nam – Bắc triều:
* Nguyên nhân:
+ Do mâu thuẫn giữa nhà Mạc và nhà Lê-> chiến tranh bùng nổ.
*Diễn biến:
+Đánh nhau triền miên hơn 50 năm.
+ chiến trường chính từ Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh ra Bắc.
-1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao Bằng.
*Hậu quả:
- Gây tổn thất lớn về người và của.
* T/c: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
hiện 1 cơ sở cát cứ mới, ở đó đang nhen nhóm một cuộc chiến tranh quyết liệt và tàn khốc, đó là chiến tranh Trịnh – Nguyễn ( Chuyển mục 2 )
Hoạt động 2:
? Sau chiến tranh Nam – Bắc Triều tình hình nước ta có gì thay đổi?
-Năm 1545 Nguyễn Kim chết con rể Trịnh Kiểm nắm Đàng Ngoài binh quyền. Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ xin vào trấn thủ Thuận Hóa,Quảng Nam → Đàng Trong.
? Nguyễn Hoàng xin vào vùng Thuận Quảng nhằm mục đích gì?
? Vì sao dẫn đến chiến tranh?
? Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra như thế nào?
? Kết cục của chiến tranh Trịnh – Nguyễn?
- Dải đất lớn từ NA đến QBình là chiến trường khốc liệt.
- Dân 2 bên bờ sông Giang phải chuyển đi nơi khác.
- Sự chia cắt ĐT-ĐN kéo dài 200 năm gây trở ngại về mọi mặt cho đất nước.
? Tính chất của cuộc chiến tranh.
-Phi nghĩa chỉ vì giành giật quyền lợi và địa vị
? Nhận xét về tình hình chính trị – Xh nước ta TK XVI – XVIII?
(Không ổn định, chính quyền luôn luôn thay đổi , chiến tranh liên tiếp xảy ra, đời sống nhân khổ cực, lầm than).
2.Chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
*Nguyên nhân:
-Mâu thuẩn giữa tập đoàn PK Trịnh – Nguyễn
*Diễn biến
-1627-1672 đánh nhau 7 lần → ác liệt.
- Chiến trường chính : Hà tĩnh, Quảng Bình
*Kết cục:
- Không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.
* T/c : Chiến tranh phi nghĩa.
D. Củng cố dặn dò:
? Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn ?
Về nhà : Soạn bài 23 : Kinh tế văn hóa TK XVI - XVIII
Ngày….tháng năm 2012 Ký duyệt
Tuần : 26
Tiết 49: Bài 23: