Nguồn gây ô nhiễm nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua thành phố bắc giang và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG THƯƠNG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ BẮC GIANG

2.1. Nguồn gây ô nhiễm nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang

Trong phạm vi 10,8 km chảy qua địa phận TP Bắc Giang hoạt động phát triển KT-XH trên LVS Thương đã tác động rất lớn đến chất lượng nước sông. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do nước thải sinh hoạt và các hoạt động sản xuất nông nghiệp và từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, đô thị.

2.1.1. Nguồn ô nhiễm từ sinh hoạt

Những năm gần đây, nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang bị nhiễm bẩn dinh dưỡng và hữu cơ ở mức độ cao. Đólà do nước thải sinh hoạt từ các TP mặc dù địa phương đã có trạm xửlý nước thải tuy nhiên công suất xử lý còn quá thấp so với yêu cầu thực tế. Vì vậy, một phần nước thải được xử lý qua bể tự hoại và đưa vào hệ thống thoát nước của địa phương, rồi đổ trực tiếp vào sông Thương và các sông suối khác. Theo cơ sở dữ liệu của tỉnh, hiện nay lượng nước dùng cho sinh hoạt trung bình của TP là 120l/người/ngày. Mức sử dụng nước sinh hoạt có thể tăng đến 150 l/ngày vào năm 2020. Ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt năm 2015 là 14.875,9m3/ngày và tăng lên 19.552,7 m3/ngày năm 2020 (tăng 1,31 lần).

Nước thải từ khu dân cư bao gồm nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà vệ sinh và nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình rửa, tắm giặt phục vụ đời sống. Do đó nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ và sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó, nước thải còn chứa nhiều loại hóa chất khác nhau, đặc biệt là chất tẩy rửa. Nước thải thường ứ đọng trong các hệ thống cống lâu ngày nên càng độc hại và có mùi hôi thối.

Hiện nay, nước thải sinh hoạt một phần được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại tại các hộ gia đình, cơ quan, chủ yếu là nướcthải từ khu dân cư, tỷ lệ nước thải được xử lý từ dân cư còn rất ít. Khối lượng lớn nước thải không được xử lý chảy theo các trạm bơm tiêu nước thải sinh hoạt từ phố phường ra vùng nông nghiệp rồi chảy ra sông.Tại địa phương tuy có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tập trung được đầu tư hiện đại nhưng vẫn chưa xử lý được hết nước thải sinh hoạt của TP và vẫn còn gặp nhiều bất cập.

Nước thải từ các trạm bơm tiêu nước thải sinh hoạt: đây là nguồn thải có tổng lưu lượng nước thải lớn nhất thải ra môi trường. Là nguồn nước thải tổng hợp từ nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung; nước thải y tế; nước thải từcác cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các trại chăn nuôi, ... trên địa bàn, đây là nguồn thải trực tiếp ra sông, suối gây ô nhiễm nguồn nước.

- 5 trạm bơm tiêu thoát nước (tiêu thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất, tiêu thoát úng trong mùa mưa). Đối với trạm bơm tiêu thoát nước nông nghiệp thì chỉ hoạt động về mùa mưa do vậy mức độ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm của sông Thương không cao do đã được nước mưa hòa tan và làm giảm mức độ ô nhiễm trước khi thải ra sông Thương. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Nguồn ô nhiễm từ các trạm bơm và ngòi tiêu thoát nước dọc sông Thương

STT Tên đối

tượng điều tra Xã/Phường Hệ thống

xử lý Chức năng nhiệm

vụ Lưu lượng (m3

/ngày) 1 Trạm bơm

tiêu Chi Ly

Trần Phú Không Trạm bơm tiêu nước thải sinh hoạt và sản xuất

28.750

2 Trạm bơm

tiêu Nhà Dầu Trần Phú Không Trạm bơm tiêu nước thải sinh hoạt và sản xuất

15.552

3 Trạm bơm

Đồng Cửa Lê Lợi Không Trạm bơm tiêu nước thải sinh hoạt và sản xuất

12.663 4 Trạm bơm

Châu Xuyên II

Lê Lợi Không Trạm bơm tiêu nước thải sinh hoạt và sản xuất

182.250

5 Trạm bơm Châu Xuyên I

Lê Lợi Không Trạm bơm tiêu nước thải sinh hoạt và sản xuất

48.916

6 Ngòi Đa Mai Đa Mai Không Nước thải tổng

hợp 946.080

7 Ngòi Bún Đồng Sơn Không Nước thải tổng

hợp 90.720

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2014)

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là có chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng BOD5 và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ rất cao; nước thải có nhiều Coliform,

các vi khuẩn và mầm bệnh. Trong LVS Thương, các đô thị thường nằm ngay sát cạnh sông, nước thải sinh hoạt thường thải trực tiếp vào các ngòi hoặc qua trạm bơm đưa vàosông, do đó không những gây tác động trực tiếp đến chất lượng nước sông mà còn làm cho công tác quản lý nguồn thải này gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra, nước từ các sông, suối nhập lưu vào sông Thương: TP có ngòi Bún và ngòi Đa Mai. Các sông, ngòi này tiếp nhận nước thải từ khu vực dân cư nông thôn, nước thải từ các mương tiêu thoát nước. Do vậy, tác giả đánh giá nước thải sinh hoạt là những nguồn thải chủ yếu xả thải vào nguồn nước sông Thương. 2.1.2. Nguồn ô nhiễm do làng nghề

Sông Thương tiếp nhận nước thải của làng nghề sản chế biến gỗ Đa Mai, làng nghề Bún Đa Mai và làng nghề Bánh Đa Kế…. Tuy nhiên hiện nay, tác giả chưa xác định được chính xác lưu lượng nước thải của từng làng nghề.

Cả ba làng nghề này đều chưa thu gom và xử lý triệt để chỉ có một phần nước thải của làng nghề Bánh Đa Kế được xử lý tại trạm xử lý nước thải TP, còn lại nước thải được đổ trực tiếp ra các cống rãnh trong các tuyến xóm phố và sau đó đổ ra sông, ngòi. Nước thải của làng nghề sản xuất bún và bánh Đa Kế chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy nên bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng tới chất lượng nước sông và ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường xung quanh. Đoạn đi qua làng nghề bún Đa Mai quanh năm bốc mùi hôi thối.

Vấn đề ô nhiễm do làng nghề hiện nay rất khó kiểm soát do phần lớn là tự phát, quy mô sản xuất nhỏ theo hộ gia đình, nằm phân tán và phụ thuộc nhiều vào tập quán sinh hoạtcủa người dân.

2.1.3. Nguồn thải nông nghiệp

Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

Sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng được quan tâm phát triển tại các xã/phường trong TP Bắc Giang thuộc. Ngoài các loại cây lương thực truyền thống,TP còn chú trọng đền phát triển các loại cây được coi là thế mạnh của từng

tỉnh. Để tăng năng suất cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóahọc đã được sử dụng ngày càng nhiều. Người dân phun thuốc trừ sâu từ 3 -5 lần trong một vụ lúa

Các vùng sản xuất nông nghiệp ở TP Bắc Giang có biểu hiện của dư lượng thuốc tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật, cũng như phân bón trong đất. Đó là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm sông, có thể gây những hậu quả không mong muốn đối với sinh vật và con người.

Do nước thải chăn nuôi

Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm TP tăng đều qua các năm. Song, các biện pháp xử lý chất thải rắn, nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi còn rất hạn chế. Do đó, hầu hết các chất thải này, đặc biệt là nước thải đều được đổ xuống các nguồn nước mặt.

Nước thải chăn nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Nguồn thải chính của các trang trại chăn nuôi là nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh chuồng trại, có chứa một lượng lớn các chất gây ô nhiễm nguồn nước như các loại muối, chất hữu cơ, vi khuẩn,...là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường nước sông Thương.

2.1.4. Nguồn ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp

Nước thải từcác cơ sở sản xuất: Nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất phân đạm, hóa chất và nước thải sản xuất bia đều qua hệ thống xử lý, tuy nhiên chất lượng nước thải sau xử lý chưa đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT.

Đoạn sông thường xuyên nhận nước thải các nguồn công nghiệp này, mặc dù đã có một số cơ sở công nghiệp xử lý sơ bộ, tuy nhiên phần lớn đều chưa đạt tiêu chuẩn môi trường nên chúng đang trực tiếp gây ô nhiễm nước sông. Do hàng ngày phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nên nước sông thường có màu đen, bốc mùi hôi thối. Đặc biệt là đoạn chảy qua cụm công nghiệp Thọ Xương- Công ty Đạm Hà Bắc đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bảng 2.2. Tổng hợp các cơ sở, công ty xả nước thải vào sông Thương

(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2014)

STT Các cơ sở công ty xả vào sông Xã/

Phường

Lưu lượng nước thải lớn nhất (m3/ngày)

Hệ thống xử lý nước thải

Xả trực tiếp ra sông Thương

Ghi chú

1 Cty CP HaBaDa Trần

Phú 240 Có Có

cống xả nằm trong cống xả của trạm bơm tiêu Nhà Dầu khi xả ra sông Thương

2

Công ty TNHH phân đạm và hóa chất Hà Bắc

Thọ Xương 184.800 Có Có

3

Bãi tập kết than vật liệu xây dựng và chất đốt

Thọ Xương 2 không Có

chỉ có nước thải sinh hoạt, nước từ bãi vật liệu chỉ phát sinh khi trời mưa 4 Trạm xử lý nước

thải TP Bắc Giang Tân

Tiến 14.000 Có Xử lý nước thải TP

Bắc giang

5 Xưởng chế biến lâm

sản Bãi Đăng Đông

Sơn 2 Không Có

Nước thải sinh hoạt được thải qua bể phốt rồi chảy ra song

6 Công ty CP xăng

dầu Hà Bắc Lê Lợi 11 Không Có chảy vào bể lắng, sau đó chảy ra song 7 Công ty Chế Biến

Lương thực và Thức ăn chăn nuôi

Trần

Phú Không Xả vào hệ thống

thoát nước TP 8 Công ty CP Bê tông

và Xây Dựng Bắc Giang

Trần Phú

Không

Không

Xả vào kênh tiêu nước thải của trạm bơm Chi Ly

9 Bãi tập kết than Thọ Xương

Không

Không

Nước thải từ bãi than chỉ phát sinh khi trời mưa

10 Công ty CP Nhựa

Bắc Giang Đa Mai Không

Không Xả vào hệ thống thoát nước TP 11 Công ty CP gốm sứ

sông Thương Song Mai

Không

Không Xả ra ao gần công ty

12 Công ty CP Giấy xuất khẩu Bắc Giang

Mỹ Độ

Không

Không

Hiện nay công ty không sản xuất giấy nữa, sản xuất thùng carton từ giấy thành phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua thành phố bắc giang và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)