Biện pháp: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua thành phố bắc giang và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 110 - 115)

CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG THƯƠNG

3.2. Ứng dụng mô hình toán xem xét các kịch bản/phương án quản lý bảo vệ chất lượng nước cho sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang

3.3.3.7. Biện pháp: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm

- UBND TP và Sở Tài Nguyên và Môi trường tăng cường tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm đối với các doanh nghiệp đã và đang gây ô

nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các cụm công nghiệp và làng nghề.

- Cần xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát môi trường làng nghề, doanh nghiệp công ty, các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh đối với các đơn vị gây ô nhiễm môi trường.

KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ

Sau gần 6 tháng thực hiện luận văn, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.Nguyễn Thị Minh Hằng và các thầy cô trong khoa Môi trường với đề tài ” Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang và đề xuất các biện pháp quản lý” đã được hoàn thành, luận văn đã đạt được một số kết quả cụ thểnhư sau:

1. KẾT LUẬN

Sau quá trình điều tra đánh giá, dự báo chất lượng nước sông, luận văn rút ra được một số kết luận sau:

1) Sông Thương đang bị ô nhiễm tương đối nghiêm trọng của các nguồn xả thải tập trung và phân tán chảy vào sông. Ô nhiễm đang ngày càng gia tăng trong trong những năm gần đây rất cần có giải pháp quả lý kiểm soát. Qua kết quả quan trắc đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thương đoạn qua TP Bắc Giang cho thấy nước sông Thương đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và các hợp chất nitơ. Nó được thể hiện qua hàm lượng BOD5, COD, NO2-, NH4+ tại tất cả các điểm quan trắc đều vượt QC nhiều lần. Nguyên nhân do nước sông Thương đoạn qua hành phố Bắc giang tiếp nhận nhiều nguồn nước thải, nước mặt của TP cũng như nước tại các kênh ngòi nhập lưu, cụ thể sông Thương đoạn qua TP Bắc Giang chịu tác động trực tiếp của 5 trạm bơm tiêu thoát nước và 2 ngòi nhập lưu vào sông Thương. Tổng lượng nước thải lớn nhất xả thải trực tiếp vào sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang 1.523.974m3/ngày.

2) Ứng dụng mô hình toán QUAL2K để tính toán, dự báo biến đổi chất lượng nước trong đoạn sông. Từ kết quả của mô hình có thể thấy mức độ ô nhiễm trên sông Thương đang có dấu hiệu tăng lên, trong tương lai nếu không có biện pháp quản lý tốt nước sông sẽ bị suy thoái nghiêm trọng. Qua nghiên cứu cho thấy mô hình có thể mô phỏng tương đối tốt biến đổi chất lượng nước trong đoạn sông.

3) Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, từng bước hạn chế ô nhiễm nước trong đoạn sông. Một số biện pháp được áp dụng cụ thểđối với đoạn sông nghiên cứu là:

- Xem xét và rà soát quy hoạch phát triển công nghiệp hợp lý để các nguồn xả thải không vượt quá khảnăng chịu tải của dòng sông.

- Quản lý kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải để giảm áp lực ô nhiễm trong đoạn sông.

- Biện pháp xây dựng công trình xửlý nước thải.

- Biện pháp nâng cao năng lực quản lý, thanh tra giám sát để kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm.

2. KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu chỉ ra kết quả mô phỏng của mô hình phản ánh sát với thực tế, đóng góp vào việc dự đoán tác động của các nguồn áp lực đến môi trường nước sông Thương. Đây là việc làm thiết thực và cần thiết nhằm quản lý, cải thiện và nâng cao chất lượng nước của thủy vực. Đồng thời kết quả của đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý lưu vực sông, chính quyền địa phương TP Bắc Giang trong việc đánh giá và tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm quản lý hiệu quả các nguồn ô nhiễm gia nhập vào LVS Thương

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và cơ sở dữ liệu đầu vào mà kết quả của nghiên cứu chưa đạt độ chính xác như mong muốn của tác giả. Vì vậy, nếu có điều kiện tiếp tục thực hiện hướng nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ khắc phục được các hạn chế về mặt số liệu đểđạt được mức sai số phù hợp.

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường và diễn biến môi trường là công việc phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng năm. Do vậy việc thực hiện quan trắc đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thương hàng năm là cần thiết và cấp bách trước tình hình đang suy thoái của môi trường. Từ kết quả phân tích và đánh giá của đề tài tôi có một số kiến nghị sau:

Hiện nay do kinh phí cấp cho hoạt động quan trắc môi trường còn hạn hẹp nên số điểm quan trắc còn ít, chưa mang tính đại diện cho vùng, mặt khác tần số quan trắc 1 lần/năm chưa thể phản ánh đúng thực trạng ô nhiễm môi trường toàn tỉnh Bắc Giang nói chung và cá LVS trên địa bàn tỉnh nói riêng. Vì vậy, kính đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND Tỉnh cấp thêm kinh phí để

tăng sốđiểm quan trắc và tuần suất quan trắc môi trường hàng năm để có thể phản ánh chính xác thực trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời xây dựng thiết lập các trạm quan trắc tựđộng.

Tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về bảo vệmôi trường; tăng về nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện làm việc và biện pháp thực hiện nhiệm vụ Bảo vệmôi trường trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh, TP và các ban ngành có liên quan, Sở Tài nguyên Môi trường nghiên cứu trước khi cho các doanh nghiệp xây dựng dựán trên địa bàn, kiên quyết không tiếp nhận các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, kiểm tra chặt chẽ hệ thống xửlý nước, xửlý khí trước khi dựán đi vào vận hành. Tăng cường giám sát diễn biến môi trường tại các đơn vị, doanh nghiệp thông qua việc giám sát quan trắc định kỳ theo cam kết bảo vệmôi trường tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua thành phố bắc giang và đề xuất các biện pháp quản lý (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)