So sánh tỷ trọng vốn huy động của HDBank Cần Thơ trên tổng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại HDBank Cần Thơ (Trang 54 - 71)

5. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

2.3.5.2 So sánh tỷ trọng vốn huy động của HDBank Cần Thơ trên tổng vốn

huy động của các Ngân hàng trên địa bàn

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có hơn 40 Ngân hàng đang hoạt động, và hơn 200 địa điểm có giao dịch Ngân hàng, cùng được hưởng những lợi thế như nhau từ chính sách, ưu đãi từ chính quyền Thành phố, Ngân hàng Nhà nước, cũng như chịu những bất lợi do điều kiện khách quan đem lại. Chính vì thế, có thể nói mỗi Ngân hàng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ về thị phần hoạt động. Mỗi Ngân hàng đều có thế mạnh riêng và hướng đi của mình để đối mặt với thử thách, khẳng định mình, từ đó phát huy hiệu quả kinh doanh.

Thấy được những khó khăn trong công tác huy động vốn, HDBank Cần Thơ cũng đã đưa ra những kế hoạch cụ thể, và mọi chỉ tiêu đều được giao cho từng nhân viên. Tuy nhiên, giữ vững thị phần vẫn là một việc làm khó đối với các Ngân hàng

Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại HDBank Cần Thơ

nói chung và HDBank Cần Thơ nói riêng. Bảng 2.7 thể hiện số liệu thống kê vốn huy động của HDBank so với các Ngân hàng trên địa bàn.

Bảng 2.7: Vốn huy động của HDBank Cần Thơ trên tổng vốn huy động của các

Ngân hàng trên địa qua 3 năm (2009 - 2011)

( Nguồn: Báo cáo tài chính của HDBank Cần Thơ)

Trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của HDBank Cần Thơ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn. Năm 2009 chỉ đạt 0,91%. Năm 2010 đạt được 1,04% (tăng 0,13% so với 2009). Sang năm 2011, đã đạt được tỷ lệ 1,14% (tăng 0,1% so với 2010). Thị phần huy động vốn của HDBank có chiều hướng tăng lên, nhưng vẫn còn khá thấp so với vốn huy động trên địa bàn. Đây là vấn đề mà Ngân hàng cần quan tâm, bởi điều này chứng tỏ đối thủ cạnh tranh trên địa bàn đang dần lớn mạnh.

Tóm lại, tình hình huy động vốn của HDBank Cần Thơ trong ba năm qua đã đạt được hiệu quả và luôn hoàn thành kế hoạch. Ngân hàng đã có nhiều cố gắng mở rộng và nâng cao chất lượng huy động vốn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác huy động vốn mà Ngân hàng cần khắc phục, đồng thời tăng cường đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút và giữ chân khách hàng… Để giữ vững thị phần và phát triển vững mạnh, Ngân hàng cần nhìn nhận những yếu điểm và có những giải pháp cụ thể để công tác huy động vốn đạt kết quả cao nhất.

Chương 3

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh 38 SVTH: Bùi Thanh Diễm Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

Vốn huy động của HDBank

Cần Thơ Tỷ đồng 172,5581 262,7694 368,2779

Vốn huy động của các Ngân

hàng trên địa bàn Tỷ đồng 18.880,5 25.383 32.297,5 Vốn huy động của HDBank

Cần Thơ/ Vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HCM

CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1 Nguyên nhân và tồn tại

Trong 3 năm qua HDBank Cần Thơ đã đạt được những thành tựu về công tác

huy động vốn. Số dư của Ngân hàng tăng nhanh qua các năm góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng. Để có những kết quả trên, do Ngân hàng triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng được áp dụng liên tục, Ngân hàng luôn theo sát diễn biến tình hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều chỉnh lãi suất phù hợp, hấp dẫn, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Ngoài ra, sự nhận thức về vai trò ngày càng quan trọng của Ngân hàng nên người dân càng quan tâm đến và tiếp cận. Do vậy mà Ngân hàng thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư. Ngân hàng còn phát triển thành công nhiều sản phẩm từ công nghệ như: internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking, thẻ thông minh HDCard,… Với những dịch vụ này, khách hàng không nhất thiết phải đến Ngân hàng, cũng không mất quá nhiều thời gian mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch cần thiết như đối với dich vụ internet Banking cho phép khách hàng chuyển tiền đến tài khoản khác ngoài hệ thống. Các loại thẻ tín dụng giúp Ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với chi phí thấp, tăng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Đặc biệt là giao dịch một cửa đã phát huy tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch một cách nhanh chóng. Sự tiện ích các dịch vụ của Ngân hàng, vì vậy mà lượng khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng tăng qua các năm.

Bên cạnh những gì mà Ngân hàng đạt được còn có nhiều khó khăn, tồn tại trong quá trình huy động vốn của Ngân hàng. HDBank Cần Thơ đang đối mặt với vấn đề cạnh tranh lãi suất gay gắt với các NHTM trên địa bàn. Lượng vốn mà Ngân hàng huy động trên 12 tháng còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay đầu tư dài hạn, đối vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, Ngân hàng huy động tốt nhưng cũng có khó khăn như: phải tính toán sao cho hợp lý số vốn huy động đó để cho vay đầu tư trung và dài hạn, vì nguồn vốn này không ổn định,…

Trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng theo đối tượng thì khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là đối tượng dân cư chiếm tỷ trọng trên 60% tổng vốn huy động của Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cần có những giải pháp để thu hút lượng vốn huy động từ doanh nghiệp. Vì đối tượng này có số dư lớn trên tài khoản thanh toán, tài khoản vãng lai, tài khoản thu hộ, chi hộ, tiền ký quỹ,… Đặc biệt nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn vốn có thời hạn ngắn và thường xuyên biến động nên càng thu hút

Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại HDBank Cần Thơ

được tiền gửi của nhiều doanh nghiệp thì sẽ tạo ra độ ngưng đọng vốn càng lớn và hạn chế sự bất ổn định.

Ngân hàng chưa đa dạng hoá hình thức huy động vốn do hạn chế từ Ngân hàng cấp trên. Ngân hàng chỉ huy động từ tiền gửi của khách hàng. Đối với phát hành giấy tờ có giá, vay từ NHNN, các TCTD do Ngân hàng cấp trên huy động khi cần thiết.

Lượng vốn huy động từ đồng nội tệ luôn chiếm tỷ lệ cao trong số vốn mà Ngân hàng huy động được. Nhưng Ngân hàng chưa thực sự huy động tối đa nguồn lực sẳn có trong nền kinh tế. Đối với vốn huy động từ ngoại tệ tăng giảm qua các năm cho thấy Ngân hàng chưa làm tốt khâu huy động vốn bằng ngoại tệ. Vì đây là nguồn vốn góp phần tăng vốn huy động của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần nghiên cứu tăng cường huy động vốn trong Ngân hàng.

3.1.2 Định hướng phát triển

3.1.2.1 Định hướng phát triển của HDBank

Theo kế hoạch đề ra HDBank đã có định hướng về tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2012 như sau:

 Khối khách hàng cá nhân:

- Lên kế hoạch xử lý các thẻ khách hàng không đến nhận tính đến 30/1/2012. - Phát triển dịch vụ thanh toán học phí qua Kiosk Banking.

- Chương trình hợp tác thẻ liên kết HDBank – Co.opMart, thẻ nội địa, chương trình khuyến mãi thanh toán tiền điện nước,…

- Đưa ra các quy định về chất lượng phục vụ khách hàng để đánh giá.

- Hoàn tất việc lắp đặt thiết bị anti skimming cho toàn bộ số máy ATM lắp đặt.  Khối khách hàng doanh nghiêp:

- Đàm phán công ty phối hợp phát triển khách hàng thanh toán tiền điện với EVN. - Ưu đãi cho vay thanh toán tiền điện, ưu đãi mở tài khoản thanh toán, tháng vàng cho doanh nghiệp,…

- Hoàn thiện quy trình về: thanh toán biên mậu; tài trợ xuất khẩu; chiết khấu hối phiếu kèm bộ chứng từ hàng xuất khẩu;…

- Triển khai kế hoạch tiếp thị mở tài khoản, ký hợp đồng với 15 công ty điện lực của dự án hợp tác với EVNFC – EVNHCM.

. 3.1.2.2 Định hướng phát triển của chi nhánh Cần Thơ

Cũng như những năm trước, theo kế hoạch kinh doanh được Ban điều hành HDBank giao cho HDBank Cần Thơ trong năm 2012 về việc phát huy và khai thác thế

mạnh cũng như thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh với các Ngân hàng trên địa bàn. Cụ thể như sau:

 Tiếp tục bám sát định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM.

 Hoạt động huy động vốn: - Số dư cuối kỳ đạt 485 tỷ đồng.

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp đạt 198,85 tỷ đồng. + Đối với khách hàng cá nhân đạt 286,15 tỷ đồng.

 Hoạt động cho vay:

- Số dư cuối kỳ: 418 tỷ đồng.

+ Đối khách hàng doanh nghiệp là 296,78 tỷ đồng. + Đối với khách hàng cá nhân là 121,22 tỷ đồng.  Lợi nhuận đạt 8,5 tỷ đồng.

 Tỷ lệ nợ xấu còn 2%.

 Đối thanh toán quốc tế đạt 16 triệu USD.

 Số lượng khách hàng doanh nghiệp: 112 doanh nghiệp.  Số lượng khách hàng cá nhân: 7000 khách hàng cá nhân.  Số lượng thẻ nội địa: 1000 thẻ.

 Số lượng thẻ quốc tế: 40 thẻ. 3.1.3 Cơ hội và thách thức

Để có thêm cơ sở đề ra giải pháp có căn cứ khoa học, từ kết quả phân tích trên ta có thể phân tích tình hình điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của HDBank qua bảng 2.8.

Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại HDBank Cần Thơ

Bảng 2.8: Phân tích ma trận Swot của HDBank Cần Thơ. S W O T S: Điểm mạnh - Uy tín Ngân hàng.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, phục vụ khách hàng nhiệt tình thân thiện.

- Trụ sở khang trang, vị trí thuận lợi.

W: Điểm yếu

- Chưa có phòng marketing. - Tuyên truyền quảng cáo còn hạn chế.

- Ngân hàng chỉ tập trung khai thác những sản phẩm dịch vụ truyền thống. O: Cơ hội - Hội nhập kinh tế ngày phát triển. - Cổ phần hóa, tạo sự tham gia góp vốn của Ngân hàng nước ngoài.

S + O:Chiến lược phát triển

- Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn

- Đa dạng hóa đối tượng khách hàng để giảm thiểu rủi ro.

- Phát huy nguồn lực con người.

W + O: Chiến lược cạnh tranh

Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh của mình đến với khách hàng. Xây dựng chiến lược marketing cho Ngân hàng trong thời gian tới. T: Thách thức - Nhiều đối thủ cạnh tranh. - Đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh về vốn và công nghệ. - Cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.

S + T: Chiến lược chống đối.

- Có chính sách thu hút nhân tài.

- Hiện đại hóa Ngân hàng bằng cách đầu tư sử dụng công nghệ mới.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, phong cách chuyên nghiệp.

W + T: Chiến lược phòng thủ.

- Tranh thủ hợp tác, tạo mối quan hệ vững chắc từ chính quyền địa phương và các ban ngành.

- Đối với khách hàng luôn tạo niềm tin để giữ khách hàng.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI HDBANK CẦN THƠ HDBANK CẦN THƠ

3.2.1 Giải pháp tổng quát

Từ việc phân tích thực trạng huy động vốn của HDBank Cần Thơ, cùng với phân tích về môi trường, đối thủ cạnh tranh, ma trận Swot qua đó thấy được các điểm mạnh, điểm yếu các cơ hội thách thức của Ngân hàng. Từ đó có giải pháp tổng quát như sau:

3.2.1.1 Tăng cường chính sách về marketing Ngân hàng

Việc ứng dụng các nguyên tắc của marketing trong quản lý quan hệ khách hàng có một ý nghĩa quan trọng. Đó là một chiến lược kinh doanh để liên kết, phối hợp những người có kỹ năng giao tiếp với quy trình tối ưu và công nghệ hiện đại, nhằm cân bằng lợi ích: lợi nhuận thu được của Ngân hàng và sự hài lòng tối đa của khách hàng. Để làm tốt công tác marketing với khách hàng, nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Cần tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, luôn tạo cho khách hàng có cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến Ngân hàng. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp khi đến Ngân hàng khai báo thông tin, trả lời thắc mắc của khách hàng, xây dựng văn hoá giao dịch của HDBank. Nét văn hóa đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên bán hàng, cách trang phục riêng, mang nét đặc trưng riêng của thương hiệu HDBank.

- Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các tiện ích của sản phẩm dịch vụ HDBank hiện đang có đến đông đảo khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận, nắm bắt từ đó có thói quen sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Đặc biệt mở rộng dịch vụ đến các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, thành phần kinh tế. Ngân hàng một mặt cần giữ vững quan hệ tiền gửi của những khách hàng hiện tại, mặt khác cũng đẩy mạnh tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới.

3.2.1.2 Chính sách cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả

Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển, không có cách nào khác hơn là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách thiết lập một chính sách cạnh tranh năng động và hiệu quả. Nội dung chính của chính sách cạnh tranh gồm:

- Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (các NHTM quốc doanh, NHTMCP, Ngân hàng nước ngoài). Đây là công việc quan trọng để chiến lược cạnh tranh có hiệu quả của NHTM. Việc nghiên cứu đòi hỏi các chi nhánh định kỳ hàng quý phải có các báo cáo so sánh sản phẩm, lãi suất, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới Ngân hàng… của HDBank Cần Thơ với các Ngân hàng trên địa bàn, sau đó nộp về trụ sở chính. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo, trụ sở phân tích, xác định điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm huy động vốn hiện hữu, từ đó làm căn cứ cho việc cải thiện, phát triển sản phẩm, dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng.

- Phải tạo được được lòng tin cao độ đối với khách hàng: Lòng tin được tạo bởi hình ảnh bên trong, đó là số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có

Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại HDBank Cần Thơ

và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi… và hình ảnh bên trong của Ngân hàng, đó là địa điểm, trụ sở, chi nhánh, biểu tượng của HDBank. Khi đã có lòng tin với Ngân hàng, đặc biệt là các khách hàng mới quan hệ với Ngân hàng thì khách hàng sẽ trung thành với sản phẩm, dịch vụ của HDBank dù giá cả có thể cao hơn các Ngân hàng khác.

- Phải tạo được sự khác biệt của Ngân hàng nhất là trong thời điểm hiện nay có tới hàng chục Ngân hàng khác nhau trên một địa bàn (quận, huyện) nhỏ hẹp. Mỗi một chi nhánh, phòng giao dịch HDBank phải tạo ra những đặc điểm – hình ảnh riêng với các Ngân hàng khác trên địa bàn nhưng vẫn phải thống nhất về các chính sách, hình ảnh chung của HDBank. Đó là sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ của HDBank cung ứng ra thị trường, kênh phân phối, hoạt động quảng cáo khuyếch trương, giao tiếp…

- Đổi mới phong cách giao dịch: Đổi mới phong cách giao tiếp, đề cao văn hóa kinh doanh là yêu cầu cấp bách đối với toàn thể cán bộ công nhân viên của HDBank hiện nay. Các nhân viên giao dịch của Ngân hàng phải luôn giữ được phong cánh thân

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại HDBank Cần Thơ (Trang 54 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w