5. BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
1.2.2.2 Các hình thức huy động vốn
a. Huy động vốn theo thời hạn
- Tiền gửi ngắn hạn
Đây là nguồn vốn Ngân hàng huy động trong khoảng thời gian ngắn hạn và thường xác định <= 12 tháng. Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng có thể chia ra nhiều kỳ hạn nhỏ: Dưới 1 tháng, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, hoặc khách hàng có thể rút ra bất kỳ khi nào nếu họ cần.
- Tiền gửi trung và dài hạn
Là vốn mà Ngân hàng huy động nguồn vốn trung và dài hạn với thời gian từ 12 tháng trở lên. Đây là nguồn vốn ổn định được Ngân hàng sử dụng với mục đích đầu tư mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
b. Huy động vốn theo đối tượng
- Huy động vốn từ dân cư
Dân cư là đối tuợng huy động chủ yếu của Ngân hàng. Những nguồn vốn rải rác trong dân cư sẽ được quy tụ tại Ngân hàng, đây chính là vai trò trung gian của Ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò thu hút vốn nhỏ lẻ trong dân cư, trả lãi để được sử dụng vốn của họ. Nguồn huy động từ tất cả các tầng lớp dân cư sẽ làm phong phú cho các
Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại HDBank Cần Thơ
hoạt động của Ngân hàng. Hình thức huy động này có hiệu quả cao hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của Ngân hàng.
- Huy động vốn từ tổ chức trong nước
Các tổ chức kinh tế có nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong quá trình kinh doanh, quá trình luân chuyển vốn. Đây là nguồn vốn lớn và lại có chi phí thấp, nếu tăng cường các biện pháp thu hút và quản lý nguồn này tốt thì sẽ mang lại cho Ngân hàng một kết quả tốt.
Các tổ chức trong nước có thể là doanh nghiệp, các tổ chức, và cũng có thể là các TCTD. Ngân hàng có thể huy động bằng cách đi vay các TCTD khác trên thị trường, nó sẽ giải quyết khi Ngân hàng có nhu cầu cấp bách mặc dù chi phí hơi cao.
- Huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài
Ngân hàng tham gia liên kết với các tổ chức, các doanh nghiệp nước ngoài, hay cũng có thể làm trung gian, làm đại lý cho họ. Giữ vốn cho công trình đầu tư, giữ vốn uỷ thác, vốn để thanh toán hộ cho họ. Nghiệp vụ này tuy không sôi nổi nhưng nó cũng có thể huy động được số vốn khá lớn mặc dù nó không phải là nguồn vốn ổn đinh.
c. Huy động vốn theo hình thức
- Huy động qua tiền gửi
Tiền gửi là nguồn tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của Ngân hàng. Từ trước đến nay Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp để gia tăng nguồn tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau, cụ thể là:
+ Tiền gửi thanh toán:
Đây là một trong những dich vụ nhận tiền gửi lâu đời nhất mà Ngân hàng cung cấp là nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán hộ hoặc giữ hộ cho khách hàng.
+ Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
Không phải lúc nào các khoản thu của doanh nghiệp hay tổ chức cũng được chi trả ngay, bên cạnh đó các khoản thu này thường lớn, nếu sử dụng nó với mục đích hợp lý thì có thể đem lại lợi ích cho cả Ngân hàng và cả người gửi tiền.
+ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm giữ vị trí hàng đầu trong nguồn vốn của Ngân hàng và là đề tài cạnh tranh gay gắt giữa họ. Các Ngân hàng luôn xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh để thu hút khách hàng gửi tiền. Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi hoặc chưa được sử dụng trong các tầng lớp dân cư, họ gửi vào đây với mục đích bảo toàn và sinh lời. Tận dụng cơ hội này, các Ngân hàng chuyển đổi kỳ hạn, tích tụ và tập trung vốn lại và đem cho vay. Như vậy Ngân hàng đã thực hiện được vai
trò trung gian của mình, là cầu nối giữa những người thiếu vốn và những người thừa vốn, là trung gian biến tiết kiệm thành đầu tư.
- Huy động bằng cách phát hành giấy tờ có giá
+ Trái phiếu Ngân hàng: Là việc Ngân hàng phát hành ra công chúng một loại công cụ nợ dài hạn thường là 5 đến 10 năm. Trên trái phiếu sẽ ghi rõ mệnh giá, lãi suất, thời gian đáo hạn. Lãi suất trái phiếu Ngân hàng thường cao hơn hoặc ngang bằng trái phiếu Chính Phủ. Nguồn huy động này mang tính chất ổn định về thời gian, lượng vốn thu về lớn song chi phí bỏ ra cũng khá lớn.
+ Kỳ phiếu Ngân hàng: Đây là hình thức huy động với kỳ hạn ngắn hơn, lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm, dễ chuyển thành tiền mặt khi cần thiết và nó được các nhà đầu tư rất ưa thích.
+ Chứng chỉ tiền gửi: Đây là giấy xác nhận khoản vay của Ngân hàng, có xác nhận về lãi suất, số tiền vay, ngày đáo hạn. Trước đây lãi suất của các loại chứng chỉ này là cố định nhưng để phù hợp với điều kiện và thích hợp hơn cho khách hàng thì nó có thể mang lãi suất theo thoả thuận. Hình thức này mang tính chất đầu tư ngắn hạn, hấp dẫn các nhà kinh doanh nhỏ và hộ gia đình. Bên cạnh đó thời gian đáo hạn là cố định nên nó đem lại nhiều tiện ích cho Ngân hàng.
- Vay từ NHTW và các TCTD khác:
+ Vay NHTW: Khi cần vốn cấp bách để đảm bảo khả năng thanh toán thì NHTM có thể vay trên NHTW bằng cách tái chiết khấu giấy tờ có giá hoặc được tái cấp vốn.
+ Vay TCTD khác: Các NHTM vay vốn lẫn nhau và của các TCTD khác để đảm bảo chi trả. Hình thức này không cần đảm bảo, vốn huy động là tương đối và cũng chỉ thực hiện khi cần nhất.
d. Huy động vốn theo loại tiền
Vốn huy động bằng VND
Ngân hàng huy động vốn bằng VND thông qua tất cả các hình thức huy động vốn khác nhau với các mục đích sử dụng khác nhau. Trong nguồn vốn Ngân hàng huy động được thì nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn của Ngân hàng.
Vốn huy động bằng ngoại tệ
Ngoài huy động vốn bằng VND, Ngân hàng cũng tiến hành huy động vốn bằng ngoại tệ. Số vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VND cũng chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động của Ngân hàng. Mục đích huy động vốn bằng ngoại tệ của Ngân hàng nhằm đáp
Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại HDBank Cần Thơ
ứng nhu cầu thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của khách hàng cũng như Ngân hàng.
Vốn huy động bằng ngoại tệ chủ yếu là USD hoặc EUR.