CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN THỦY SẢN MIỀN BẮC
2.4. Điều kiện khí tượng thủy văn
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu và là một thách thức lớn đối với môi trường toàn cầu trong đó có Việt Nam. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là sự nóng lên trên toàn cầu mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự phát thải quá mức vào khí quyển các chất có hiệu ứng nhà kính do hoạt động kinh tế và xã hội trên trái đất, kéo theo sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu là những biến động mạnh mẽ của lượng mưa và sự gia tăng các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán,... Hệ quả tiếp theo là nước biển dâng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực ven biển, có thể làm ngập hoặc nhiễm mặn nhiều diện tích ruộng đất, làm mất dần rừng ngập
27
mặn, gia tăng chi phí cho việc tu bổ các công trình cầu cảng, đô thị ven biển,… BĐKH có thể do hai nguyên nhân: do những quá trình tự nhiên và do ảnh hưởng của con người. Phần lớn các nhà khoa học đều khẳng định rằng hoạt động của con người đã và đang làm BĐKH toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi đó là sự tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí CO2 được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (như dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên…), phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất.
Theo số liệu của Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường, trong giai đoạn 1961–2010, ở miền Bắc, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và trung bình năm đều có xu thế tăng, với mức tăng ở tháng 1 cao hơn tháng 7. Vào tháng 1, trung bình khu vực miền Bắc có nhiệt độ tăng khoảng 1,4 đến 1,50C, tháng 7 tăng khoảng 0,4 – 0,50C và trung bình năm tăng 0,5 – 0,60C.
Trong giai đoạn này, lượng mưa trong mùa ít mưa có xu thế tăng, còn lượng mưa trong mùa mưa và lượng mưa năm lại có xu thế giảm. Vào thời kỳ tháng 11– 4, lượng mưa trong 50 năm qua tăng khoảng 5%; thời kỳ tháng 5–
10 có mức giảm khoảng 5–6% và lượng mưa năm giảm ở mức 3%. Theo số liệu về lượng mưa trung bình, mùa mưa bắt đầu vào tháng 4, tháng 5 ở Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ; tháng 5, tháng 6 ở phía Bắc của Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa–Nghệ An); tháng 8, tháng 9 ở phía Nam của Bắc Trung Bộ (Quảng Bình–Thừa Thiên Huế), phía Bắc của Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa) rồi trở lại tháng 5, tháng 6 ở phía Nam của Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
Trong 50 năm, từ 1961 đến 2010, năm có bão bắt đầu sớm nhất vào tháng 1 (1975, 2006, 2007, 2008 và 2010), nhiều nhất vào tháng 6 (26%), tháng 7 (20%) và muộn nhất vào tháng 9 (1999). Tính trung bình cho cả thời kỳ nghiên cứu thì mùa bão bắt đầu từ tuần 2 tháng 6, muộn hơn một tháng so
28
với mùa bão trên Biển Đông. Thời gian bắt đầu mùa bão tính trung bình cho từng thập kỷ cũng khác nhau. Mùa bão bắt đầu vào tuần 3 tháng 6 trong thập kỷ 1961 – 1970, tuần 1 tháng 6 trong thập kỷ 1971–1980 và tuần 2 tháng 6 trong thập kỷ 1981–1990. Tính chung cho cả thời kỳ 1961–1990, mùa bão bắt đầu vào tuần 2 tháng 6. Trung bình thập kỷ 1991–2000 mùa bão bắt đầu vào tuần 1 tháng 6 nhưng đến thập kỷ 2001–2010, mùa bão bắt đầu trung bình tuần 3 tháng 4. Tính chung cho cả thời kỳ gần đây (1991–2010) mùa bão bắt đầu vào tuần 1 tháng 5. Rõ ràng trong thời kỳ gần đây mùa bão bắt đầu sớm hơn so với thời kỳ 1961 – 1990. Trong thời kỳ nghiên cứu tháng cao điểm của mùa bão xảy ra sớm nhất vào tháng 7 (1971, 2003, 2010), nhiều nhất vào tháng 9 (34%), tháng 6 (20%) và muộn nhất vào tháng 12 (2007). Tính trung bình cho cả thời kỳ nghiên cứu, cao điểm của mùa bão ở Việt Nam là tháng 9, trùng với tháng cao điểm của mùa bão ở Biển Đông. Thời gian cao điểm của mùa bão cũng ít nhiều khác nhau giữa các thập kỷ. Trung bình tháng cao điểm mùa bão rơi vào tuần 1 tháng 10 trong 3 thập kỷ liên tiếp, từ 1961 – 1990.
Thời gian cao điểm của mùa bão trung bình cho thập kỷ 1991–2000 là tuần 3 tháng 9 và sớm hơn chút ít, vào tuần 2 tháng 9 trong năm đầu thập kỷ 2001 – 2010. Tính chung cho cả thời kỳ gần đây, cao điểm của mùa bão là tuần 3 tháng 9. Như vậy trong thời kỳ gần đây, cao điểm của mùa bão sớm hơn chút ít so với thời kỳ 1961 – 1990. Trong 50 năm qua, mùa bão kết thúc sớm nhất vào tháng 9 (2002), nhiều nhất vào tháng 11 (46%), muộn nhất vào tháng 12 (nhiều năm). Tính trung bình cho cả thời kỳ nghiên cứu, mùa bão kết thúc vào tuần 2 tháng 11.
29