5.2. Kết quả lượng giá
5.2.3. Lượng giá tác động BĐKH với KTTS sử dụng phương pháp giá thị trường
Đề tài xây dựng đường cung và đường cầu hiện tại, sử dụng cơ sở dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam các năm 2010 và 2012, áp dụng cho các tỉnh có khai thác thủy sản ở miền bắc bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Giá trị năm 2010 đã được điều chỉnh theo mức giá năm 2012, sử dụng chỉ số giá tiêu dùng của nhóm hàng thực phẩm.
+ Xác định hàm cung thủy sản:
Hàm cung thủy sản có dạng như sau:
P = a + bQ hayQ = -a/b + 1/b x P Nhân hai vế với Q ta có PQ = aQ + bQ2
hay dtKT = a x slKT + b x slbpKT
Trong đó:
dtKT Tổng sản phẩm thủy sản khai thác trong 12 tháng qua của hộ gia đình (nghìn đồng)
slKT Tổng sản lượng thủy sản khai thác trong 12 tháng qua của hộ gia đình (kg)
slbpKT Bình phương tổng sản lượng thủy sản khai thác trong 12 tháng qua của hộ gia đình.
106
Kết quả hồi quy (không có hằng số) như sau:
Bảng 5.8. Kết quả mô hình xác định đường cung thủy sản khai thác Tên biến Hệ số ước lượng P>|t|
slKT 21,43336* 0,000
slbpKT 0,1698494* 0,040
Biến phụ thuộc là dtKT, n=200,R-squared = 0,95, *p<0,05
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài Kết quả hồi quy cho ta hàm cung thủy sản ở cấp hộ gia đình như sau:
P = a + bQ = 21,43 + 0,17Q hay Q = -126,19+ 5,89 P
trong đó Q là tổng sản lượng thủy sản khai thác trong 12 tháng qua của hộ gia đình (kg) và P là giá thủy sản bình quân (nghìn đồng/kg).
Sản lượng khai thác bình quân mỗi hộ gia đình trong mẫu là Q=699,15 kg. Tổng sản lượng khai thác của 10 tỉnh khảo sát trong năm 2012 là 479.479 tấn [28]. Nếu giả định các hộ gia đình khai thác thủy sản một lượng bằng nhau thì đường cung của khai thác thủy sản miền bắc là
Q = 479479000/699,15 x (-126,19 + 5,89 P) hay QS0 = -86541+ 4037711 P
Đổi đơn vị sang Q là tấn và P là triệu đồng/tấn (=nghìn đồng/kg), ta có QS0 = -86542+ 4038 P
+ Xác định hàm cầu thủy sản:
Do thủy sản là một loại hàng hóa thông thường nên cầu thủy sản phụ thuộc thu nhập trong đó thu nhập càng cao thì cầu thủy sản càng lớn. Thịt lợn
107
là thực phẩm thay thế tốt cho thủy sản, trong đó nếu giá thịt lợn càng tăng thì cầu thịt lợn sẽ giảm và cầu sản phẩm thay thế là thủy sản sẽ tăng. Như vậy, cầu thủy sản ở cấp hộ gia đình sẽ là một hàm phụ thuộc vào thu nhập bình quân hộ gia đình, giá thủy sản và giá mặt hàng thay thế là thịt lợn. Kết quả hồi quy được trình bày như sau:
Bảng 5.9. Kết quả mô hình xác định đường cầu thủy sản Tên biến Hệ số ước lượng P>|t|
thunhapbq 5,91e-06* 0,001
gia_TS -0,0979846* 0,040
gia_lon 0,140634* 0,005
_cons 19,88384* 0,000
Biến phụ thuộc là sl_TSbq, n=870, R2 =0,0339, *p<0,05
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
Kết quả hồi quy cho ta hàm cầu thủy sản ở cấp hộ gia đình như sau:
QD = 19,88 + 5,91e-06 thunhapbq– 0,098 gia_TS + 0,14 gia_lon Trong đó:
thunhapbq Thu nhập bình quân từng thành viên hộ gia đình (= tổng thu nhập hộ gia đình chia cho số thành viên của hộ) (nghìn đồng/người) gia_TS Giá thủy sản (nghìn đồng/kg)
gia_lon Giá thịt lợn (nghìn đồng/kg)
Tổng dân số 10 tỉnh khảo sát trong năm 2012 là 16.895.100 người. Giả định mỗi cá nhân có đường cầu như nhau thì đường tổng cầu thủy sản của 10 tỉnh miền Bắc là:
108
QD = 335939465+ 99,85 x thunhapbq -1655459 x gia_TS + 2376025 x gia_lon
Giả định các yếu tố khác (thu nhập bình quân, tổng dân số, giá thịt lợn) không đổi. Giá trị thu nhập bình quân đầu người hiện tại là 113.749 nghìn đồng/người. Giá thịt lợn bình quân là 87 nghìn đồng. Hàm cầu thủy sản do đó có dạng:
QD = 554011495 –1655460 P
Đổi đơn vị sang Q là tấn và P là triệu đồng/tấn (nghìn đồng/kg), ta có QD = 554011 –1655P
Khi có tác động của BĐKH, giả định độ dốc đường cung mới sẽ giảm 10%, đường cung mới sẽ là
Q S1 = -86542+3634P
Tổn thất thặng dư xã hội được xác định bằng diện tích tam giác EFG ở Hình 5.10.
Hình 5.12. Tổn thất thặng dư xã hội đối với KTTS Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
21,43
G F
1
F
1
SO S1
D
367,7 353,5
0 Q
P
334,66
E
1
109
Tổn thất thặng dư xã hội ước tính là 2.226.759 triệu đồng (theo giá so sánh 2012). Áp dụng suất chiết khấu theo thời gian 3% đến năm 2050, thì tổn thất xã hội sẽ là 682.628 triệu đồng10, tương đương với khoảng 683 tỉ đồng.
Như vậy sử dụng phương pháp giá thị trường, thiệt hại do BĐKH gây ra đối với KTTS cao hơn khoảng so với phương pháp hàm sản xuất (584 tỉ đồng).
Nếu ta giả định độ dốc đường cung mới giảm 7% thì mức thiệt hại tính theo hai phương pháp là tương đương.