5.2. Kết quả lượng giá
5.2.1. Dự báo tác động BĐKH với nguồn lợi VBB
Theo các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến các nhóm sinh thái trong hệ sinh thái thì cá nổi nhỏ là nhóm chịu tác động nhiều nhất đối với các yếu tố về BĐKH [65]. Thực vậy, cá nổi nhỏ là nhóm sinh thái theo kiểu chọn lọc loại r (r-selective). Kiểu loài này trong sinh thái là nhóm loài có sức sinh sản cao, tỉ lệ tử vong tự nhiên cao, thành thục sinh dục sớm và nhạy cảm với các yếu tố thay đổi của môi trường. Chính vì vậy, kịch bản tăng 50% trữ lượng của thực vật phù du đã ảnh hưởng tích cực đến trữ lượng của nhóm sinh thái cá nổi nhỏ. Điều này làm tăng từ 6 đến 13% trữ lượng của nhóm cá nổi nhỏ (Hình 4.3). Tăng trữ lượng thực vậy phù du đã làm tác động tích cực đến trữ lượng và mật độ của nhóm cá nổi nhỏ bởi vì cá nổi nhỏ sử dụng thực vật phù du làm thức ăn gián tiếp thông qua động vật phù du. Tăng thực vật phù du nghĩa là trữ lượng của động vật phù du tăng lên và tác động tích cực gián tiếp đến trữ lượng của cá nổi nhỏ.
87
Hình 5.3. Thay đổi trữ lượng sau khi áp dụng kịch bản tăng 50% trữ lượng của thực vật phù du
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
Đối với các nhóm đối tượng khác, tác động của kịch bản này có thể được tóm tắt như sau:
Bảng 5.1. Tác động của tăng trữ lượng thực vật phù du đến các nhóm loài STT Nhóm đối tượng Tăng (+)
/giảm (–)
Giá trị nhỏ nhất (%)
Giá trị lớn nhất (%)
1 Cá nổi nhỏ + 6 13
2 Giáp xác + 5 11
3 Tôm – 4 6
4 Cá liệt – 5 7
5 Cá rạn – 4 7
0.8 1.0 1.2 1.4
Cá nổi lớn Cá ngừ nhỏ ven bờ Cá nổi nhỏ Chân đầu Cá đáy dữ Cá đáy khác Cá rạn Họ cá liệt Tôm Giáp xác
Trữ lượng tương đối (Kết thúc/Bắt đầu) Kiểm soát từ giữa Kiểm soát lẫn lộn Kiểm soát từ dưới lên
88 STT Nhóm đối tượng Tăng (+)
/giảm (–)
Giá trị nhỏ nhất (%)
Giá trị lớn nhất (%)
6 Cá đáy khác – 4 7
7 Cá đáy dữ – 1 6
8 Nhóm chân đầu + 4 9
9 Cá ngừ nhỏ ven bờ + 1 5
10 Cá nổi lớn – Giảm nhiều Giảm nhiều
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
Qua bảng 5.1 có thể thấy với kịch bản này có thể thấy, chỉ có nhóm cá nổi lớn là giảm nhiều, các nhóm khác giảm tối đa là 7%. Việc tăng 50% trữ lượng của thực vật phù du có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trữ lượng của nhóm cá nổi lớn. Điều này có thể do yếu tố bất lợi về thời tiết do những thay đổi đột ngột nên nhóm có nổi lớn có thể di cư sang vùng khác có điều kiện thuận lợi hơn. Qua mô hình Ecosim, trữ lượng của cá nổi lớn giảm gần 10 lần sau 25 năm so với trữ lượng ban đầu. Việc suy giảm trữ lượng của nhóm cá nổi lớn cũng có thể do thay đổi mật độ vật mồi của chúng do ảnh hưởng của BĐKH và dẫn đến sự suy giảm nguồn thức ăn của chúng.
5.2.1.2. Giảm 20% trữ lượng của nhóm cá nổi nhỏ
Đây là kịch bản được mặc định và vì vậy trữ lượng của nhóm cá nổi nhỏ sẽ giảm xuống 20% so với thời điểm tại mô hình Ecopath. Do đó, không cần những phân tích sâu của kịch bản này đối với nhóm cá nổi nhỏ.
89
Hình 5.4. Thay đổi trữ lượng sau khi áp dụng kịch bản giảm 20% trữ lượng của nhóm cá nổi nhỏ
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
Đối với cá nổi nhỏ và các nhóm đối tượng khác, tác động của kịch bản này có thể được tóm tắt như sau:
Bảng 5.2. Tác động của giảm trữ lượng cá nổi nhỏ đến các nhóm loài STT Nhóm đối tượng Tăng (+)
/giảm (–)
Giá trị nhỏ nhất (%)
Giá trị lớn nhất (%)
1 Cá nổi nhỏ – 20 20
2 Giáp xác + 6 11
3 Tôm – 2 4
4 Cá liệt – 4 4
5 Cá rạn – 2 2
6 Cá đáy khác – 4 7
0.8 1.0 1.2 1.4
Cá nổi lớn Cá ngừ nhỏ ven bờ Cá nổi nhỏ Chân đầu Cá đáy dữ Cá đáy khác Cá rạn Họ cá liệt Tôm Giáp xác
Trữ lượng tương đối (Kết thúc/Bắt đầu) Kiểm soát từ giữa Kiểm soát lẫn lộn Kiểm soát từ dưới lên
90 STT Nhóm đối tượng Tăng (+)
/giảm (–)
Giá trị nhỏ nhất (%)
Giá trị lớn nhất (%)
7 Cá đáy dữ – 1 6
8 Nhóm chân đầu + 3 3
9 Cá ngừ nhỏ ven bờ – 1 4
10 Cá nổi lớn – 2 6
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
Qua Bảng 5.2 có thể thấy với kịch bản này có thể thấy một số nhóm tăng lên, các nhóm khác giảm tối đa là 7%.
5.2.1.3. Tăng 50% trữ lượng của nhóm chân đầu
Với kịch bản tăng 50% trữ lượng của nhóm chân đầu trong mô hình Ecosim sau 25 năm thực hiện, có sự tăng lên về trữ lượng của nhóm cá nổi nhỏ so với thời điểm cơ bản là khoảng từ 4 đến 7% (Hình 4.5). Tăng 7% là đối với cơ chế kiểm soát vật mồi – địch hại từ giữa còn tăng ít nhất (4%) là cho cơ chế kiểm soát lẫn lộn.
91
Hình 5.5. Thay đổi trữ lượng sau khi áp dụng kịch bản tăng 50% trữ lượng của nhóm chân đầu
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
Đối với các nhóm đối tượng khác, tác động của kịch bản này có thể được tóm tắt như sau:
Bảng 5.3. Tác động của tăng trữ lượng nhóm chân đầu đến các nhóm loài STT Nhóm đối tượng Tăng (+)
/giảm (–)
Giá trị nhỏ nhất (%)
Giá trị lớn nhất (%)
1 Cá nổi nhỏ + 4 7
2 Giáp xác + 2 4
3 Tôm – 2 4
4 Cá liệt + 3 3
0.8 1.0 1.2 1.4
Cá nổi lớn Cá ngừ nhỏ ven bờ Cá nổi nhỏ Chân đầu Cá đáy dữ Cá đáy khác Cá rạn Họ cá liệt Tôm Giáp xác
Trữ lượng tương đối (Kết thúc/Bắt đầu) Kiểm soát từ giữa Kiểm soát lẫn lộn
92 STT Nhóm đối tượng Tăng (+)
/giảm (–)
Giá trị nhỏ nhất (%)
Giá trị lớn nhất (%)
5 Cá rạn + 1 5
6 Cá đáy khác – 2 6
7 Cá đáy dữ – 1 4
8 Nhóm chân đầu + 50 50
9 Cá ngừ nhỏ ven bờ + 2 2
10 Cá nổi lớn + 3 5
Nguồn: Kết quả tính toán của đề tài
Qua Bảng 5.3 có thể thấy với kịch bản này có thể thấy một số nhóm tăng lên, các nhóm khác giảm tối đa là 6%.