Vệ sinh học là môn khoa học ứng dụng để có tạo nên nếp sinh hoạt khỏe mạnh, có thể chia thành vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân.
(1) Quy tắc sinh hoạt khỏe mạnh
Vệ sinh cá nhân là nói đến vược quản lý một cách thông minh sinh hoạt cá nhân để duy trì sức khỏa bằng cách tuân thủ quy tắc sinh hoạt khỏe mạnh. Quy tắc sinh hoạt khỏe mạnh như sau:
① Sạch sẽ
Giữ gìn y phục, diện mạo, tay và móng tay, tắm rửa v.v sạch sẽ.
② Vệ sinh răng miệng
Đánh răng đúng quy định đặc biệt sau khi ăn xong phải sử dụng dung dịch xúc miệng để tránh hôi miệng.
③ Tư thế
Tư thế đúng là một trong những phần để quản lý bản thân, trước hết nó rất quan trọng trong duy trì sức khỏe, phòng tránh mệt mỏi, làm nổi bật bề ngoài của bản thân, vậy nên cần có những hành động thích hợp với tư cách là một người thợ chăm sóc da.
Thợ chăm sóc da phải có ngoại hình, tầm nhìn đúng đắn, nhân cách(tri thức và kỹ thuật).
Hình 1-9: Tư thế đứng đúng
Tư thế đúng Tư thế sai
④ Vận động
Những môn vận động như đi bộ, nhảy, thi thể thao, thể dục nhịp điệu v.v đều có thể khiến cho việc lưu thông ô xi và các thành phần dinh dưỡng diễn ra một cách thuận lợi, làm chắc cơ bắp, giúp toàn bộ cơ thể tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên cũng nên tránh việc vận động quá sức hoặc ở dưới ánh sáng mặt trời trong thời gian quá dài.
⑤ Nghỉ ngơi
Những vận động quá sức hoặc công việc về tinh thần cũng như thể lực, căng thẳng thường làm giảm năng lượng trong cơ thể, khi mệt mỏi chúng ta cũng cần đến những thời gian nghỉ ngơi.
⑥ Giấc ngủ thích hợp
Để làm giảm mệt mỏi của một ngày cũng như bổ sung thêm nguồn năng lượng mới, tối thiểu chúng ta cần phải ngủ khoảng 7 tiếng.
⑦ Bữa ăn cân bằng
Ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít đều gây nên những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vậy nên để duy trì trạng thái sức khỏe tốt cần có những bữa ăn cân bằng và hấp thu đầy đủ các chất.
⑧ Thái độ tốt
Thái độ tốt được hình thành nhờ vào việc kiểm soát bản thân. Cần có thái độ tích cực đối với cuộc sống, khoái hoạt, tươi sáng, bình tĩnh đối diện với những hoàn cảnh khó khăn.
(2) Vệ sinh của thợ chăm sóc khi thực hiện chăm sóc da
① Khi thực hiện chăm sóc da cần tránh những lời nói không cần thiết, luôn dùng từ ngữ tôn trọng đối với khách hàng.
② Tránh đeo trang sức như vòng tay, nhẫn v.v không cần thiết khi thực hiện.
③ Móng tay luôn được cắt ngắn và sạch sẽ, đầu tóc cũng phải đơn giản và gọn gang.
④Giữ khoảng cách từ 20~30cm đối với khách hàng, chú ý đến mùi cơ thể và hôi miệng.
⑤ Không đánh sơn móng tay có màu sắc.
⑥ Trường hợp để tóc dài cần buộc đơn giản lên khi thực hiện.
⑦ Luôn rửa tay trước và khi thực hiện nặn mụn.
⑧ Sau khi thực hiện cần khử trùng tay bằng bông cồn hoặc xà phòng khử trùng.
(3) Quản lý vệ sinh trong phòng quản lý chăm sóc da
① Phòng tiếp nhận
• Là nơi tạo nên ấn tượng đầu tiên cho khách hàng nên cần thể hiện hình ảnh cao cấp, ấm áp và sạch sẽ.
• Cần chuẩn bị trà, tạp chí, nhạc v.v để khách hàng có thể nghỉ ngơi thoải mái.
• Nếu trưng bày mỹ phẩm một cách cuốn hút có thể tạo nên hứng thú của khách hàng vè thúc đẩy bán hàng nên cần giữ sạch sẽ.
• Thợ chăm sóc chú ý không ngồi lên ghế của khách hàng.
• Sàn nhà sử dụng chất liệu tạo cảm giác ấm áp và duy trì sàn sạch sẽ.
② Phòng tư vấn
Phòng tư vấn được đặt riêng với phòng tiếp nhận, là chuẩn bị không gian để có thể tư vấn tại nơi mà những bí mật riêng tư không bị tiết lộ ra ngoài.
Đặt các chứng chỉ, chứng nhận ở đó và đảm bảo rằng khách hàng có thể nhận dịch vụ từ người thợ chăm sóc có đầy đủ bằng cấp.
Trong phòng tư vấn nên bày những tài liệu giải thích về quản lý chăm sóc da hoặc chức năng của làn da như biểu đồ quản lý da, bản vẽ mặt cắt làn da... để làm tài liệu tham khảo khi cần thiết.
③ Phòng quản lý
Lựa chọn vật liệu dễ lau chùi và sàn ổn định.
Lắp đặt ở không gian sạch sẽ, ấm áp
Lắp đặt ở nơi có thể thoát khí tốt, một ngày nên để thông khí khoảng 2 lần.
Trước khi để khách hàng nằm trên giường, cần thay khăn mới trước mặt khách hàng, khi khách hàng đã nằm xuống nên đắp thêm một chiếc khăn mới lên trên chăn.
Không nên để dụng cụ lộn xộn, những dụng cụ nhỏ nên để trong hộp không nắp
Dụng cụ chăm sóc da sau khi sử dụng cần lau sạch dầu v.v
Đổ rác thường xuyên, dọn dẹp vào buổi sáng và buổi tối để giữ phòng luôn sạch sẽ
Sử dụng sáp thơm và quản lý để trong phòng không có mùi.
④ Nhà vệ sinh
Thường xuyên dọn dẹp nhà vệ sinh, đảm bảo sạch sẽ và đặt nhà vệ sinh ở vị trí khách hàng dễ sử dụng.
⑤ Phòng để đồ và phòng tắm
Chuẩn bị chìa khóa cho phòng để đồ và bảo quản cẩn thận quần áo và đồ dùng của khách hàng.
Luôn luôn để dầu gội, dầu xả, xà phòng, khăn mặt, khăn tắm v.v trong phòng tắm và thưởng xuyên kiểm tra và dọn dẹp ngay.