Trong phân tích da, việc khám thông qua hỏi đáp, nhìn trực tiếp, tiếp xúc với thay đổi của da rất quan trọng còn trong chẩn đoán da là thực hiện đánh giá trạng thái tuần hoàn máu, tính mẫn cảm, tính đàn hồi, độ lớn của lỗ chân lông, lượng da chết, khả năng giữ ẩm, lượng nhờn v.v. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ những vấn đề của da chẳng hạn các triệu chứng nhiễm sắc tố như nám, các triệu chứng trở ngại về đường huyết quản như nở mao mạch, các triệu chứng mụn (mụn trứng cá, mụn mủ, nang, mụn cám v.v), u tuyến mồ hôi, mồ hôi trộm v.v rồi ghi vào mục khác trên phiếu chẩn đoán, cuối cùng đánh giá loại hình da tổng thể rồi ghi vào. Để phân tích da được chính xác hơn có thể sử dụng kính phóng đại hoặc đèn Wood, máy phân tích da, còn để xác kiểm tra trạng thái sừng hóa và độ đàn hồi của da có thể sử dụng ngón tay.
(1) Kiểm tra vấn đáp
Là phương pháp quan trọng nhất trong quá trình phân tích da bằng cách tiếp nhận thông tin thông qua nhiều câu hỏi dành cho khách hàng về da.
Cân nhắc nhiều nội dung biết được thông qua các câu hỏi về khách hàng như tuổi tác, nghề nghiệp, môi trường, tính cách, bệnh sử, tập quán sinh hoạt, thói quen ăn uống, tập quán chăm sóc da, có bị dị ứng hay không, loại mỹ phẩm đang sử dụng v.v rồi ghi chép tỉ mỉ những nội dung có liên quan đến loại hình da.
(2) Kiểm tra bằng mắt
Là phương pháp giải mã làn da bằng mắt thường hoặc thông qua máy phân tích da như đèn Wood, kính khuếch đại.
Có thể nắm bắt được các triệu chứng của da có vấn đề thông qua phân tử của tổ chức da, độ rộng của lỗ chân lông, mụn, trạng thái khô, trạng thái mẫn cảm, trạng thái mao mạch, trạng thái nhiễm sắc tố v.v.
(3) Kiểm tra thông qua tiếp xúc
Là phương pháp kiểm tra da thông qua xúc giác như sờ, nhấn, bóp trong những tình huống mang tính khách quan. Có thể tìm hiểu được trạng thái sừng hóa của da, độ mềm hoặc đàn hồi, trơn mượt hoặc sần sùi, độ dày của tổ chức da, hàm lượng ẩm, nhờn.
3) Chẩn đoán da (nội dung phân tích và cách đọc trạng thái da)
(1) Tuần hoàn máu (Sắc da)
Cách phân biệt về tuần hoàn màu không chỉ là nhìn vào màu sắc trên má mà chẩn đoán mà thông thường phải quyết định bằng cách nhìn vào màu da lớp màng nhầy phía trong mí mắt hoặc màu vành môi (cơ quanh miệng).
Dù má có hồng mà cơ quanh miệng màu xanh cũng không thể coi là máu được tuần hoàn đều đặn, nếu nhìn thấy màu da lớp màng nhầy dưới mí mắt màu đỏ có thể coi là trạng thái tuần hoàn máu tốt. Bên cạnh đó nếu thấy có màu hơi trắng chứng tỏ da đó có vấn đề trong tuần hoàn máu.
① Da hồng hào
• Da có màu hồng là do sắc tố Hemoglobin có trong huyết quản chiếu lên da.
• Trường hợp da bình thường huyết quản có thể co giãn linh hoạt nhưng nếu trường hợp thành huyết quản yếu trong đàn hồi và sức đề kháng kém thì các mao mạch có thể bị phình.
• Nếu mao mạch bị phình, vùng da quanh má sẽ đỏ nên dễ đưa ra phán đoán sai lầm rằng tuần hoàn máu tốt nhưng hiện tượng này thậm chí còn gây trở ngại và làm giảm chức năng tuần hoàn máu ở các vùng xung quanh.
② Da trắng xanh
• Sắc mặt trắng xanh có nguyên nhân là do di truyền, huyết áp thấp, trao đổi chất kém, bệnh nội tiết, thiếu máu (hồng cầu) v.v khiến khuôn mặt trông không có sinh khí, hiếm khi thấy hồng hào.
③ Da có ánh xám
• Trường hợp tuần hoàn máu kém hoặc huyết áp thấp, da sẽ có màu hơi xám, dù có bị sừng hóa nghiêm trọng như da nhờn, mụn nhưng do những chất cặn của nó khiến tuần hoàn máu ngày càng xấu đi nên khuôn mặt sẽ có màu xám tối như bị ngạt thở.
④ Da vàng
• Nếu gan hoặc thận có bệnh hoặc mệt mỏi sẽ xuất hiện triệu chứng da bị khô, sần sùi. Ngoài ra, nếu trong máu có nhiều sắc của mật cũng khiến da có màu vàng.
(2) Yếu tố tạo mụn của da
Với da nhờn, nhờn khô và da mụn, có thể kiểm tra vấn đề bằng mắt thường do trên khuôn mặt có xuất hiện mụn, dấu vết của mụn, nám, đỏ v.v.
(3) Hàm lượng dầu (trạng thái tiết nhờn)
Qua hàm lượng nhờn có thể biết được tiết nhờn thừa, thiếu hay thích hợp.
Có thể phân biệt bằng cách sau khi ngủ dậy dùng giấy nhấn lên khuôn mặt (đặc biệt phần trán) để xem trên giấy có dính bao nhiêu dầu.
Nhìn bằng mắt thường, nếu thấy dầu chảy trên toàn bộ khuôn mặt thì da đó là da dầu nhờn, nếu nhìn bên ngoài thấy lượng ẩm thiếu, da sần sùi hoặc có các yếu tố mụn, mụn trứng cá v.v thì da đó là da dầu khô.
(4) Hàm lượng nước (lượng giữ ẩm)
Một trong những yếu tố chính để quyết định loại da mặt là nắm bắt chính xác lượng giữ ẩm của da.
Vuốt khuôn mặt từ dưới(cằm) lên trên bằng một tay rồi kiểm tra xem bao nhiêu nếp nhăn được hình thành. Khi đó trường hợp xuất hiện nhiều nếp nhăn là do thiếu hàm lượng nước nên có thể phán đoán đó là loại da thiếu nước, tức là da khô. Nếu đi du lịch trong một thời gian dài hoặc phòng thiếu ẩm có thể làm cho lượng ẩm của các tế bào giảm xuống.
(5) Sức căng của da (độ đàn hồi)
Sức căng của da được chia thành 2 loại Turgor (độ căng bên trong) và Tonus (độ căng của chất xơ đàn hồi).
① Turgor (độ căng bên trong)
• Có nghĩa là độ căng bên trong có tính đàn hồi
• Độ căng này được quyết định tùy theo năng lực giữ ẩm của chất hấp thụ bên trong tế bào da và chất giữa các tế bào, chất xơ Collagen, tổ chức kết hợp (trạng thái của elastin).
• Độ căng bên trong của da được hình thành từ Turgor tế bào dựa trên hàm lượng nước bên trong tế bào, Turgor giữa các tế bào dựa trên dịch mô, Turgor huyết quản dựa trên lượng máu.
• Khi đo trạng thái đàn hồi của Turgor, dùng ngón cái và ngón trỏ cầm lấy phần da ngay phía dưới mắt rồi thả ra, nếu đàn hồi tốt da sẽ trở lại ngay trạng thái ban đầu, nếu da giữ nguyên trạng thái nhăn tức da đó có độ đàn hồi không tốt.
② Tonus (độ căng của chất xơ đàn hồi)
• Tổ chức kết hợp đàn hồi được cấu tạo bởi sợi Collagen và sợi đàn hồi.
• Sợi đàn hồi được gọi là Tonus ổn định khi căng nhẹ trong trạng thái ổn định và được gọi là Tonus căng khi da bị căng dưới tác động của áp lực bên ngoài.
• Cách đo là dùng ngón cái và ngón trỏ kéo phần cơ má phía trên đỉnh cằm, nếu có thể kéo dễ dàng tức là da đang ở trong trạng thái đàn hồi kém, còn nếu không thể kép được tức là da đang ở trang trạng thái đàn hồi tốt.
(6) Tính mẫn cảm của da
Với phương pháp tìm hiểu độ mẫn cảm trong trạng thái phản ứng đối việc cọ xát, có thể thử dùng lực chà xát nhẹ Spatula nhựa lên phần da dưới cổ hoặc trán.
Nếu vết xuất hiện khi đó biến mất ngay có nghĩa là da ở trong trạng thái tốt, nếu vết tồn tại lâu hoặc nổi trắng lên tức da bị mẫn cảm, do đó khi chăm sóc da cần phải lưu ý. Đặc biệt, khi mát xa phải thực hiện nhẹ nhàng.
Thông trường, những loại da có vùng má đỏ, mao quản phình hoặc thường xuyên bị dị ứng và xuất hiện triệu chứng dị ứng hoặc triệu chứng mẫn cảm trước tiên được xếp vào da mẫn cảm.
(7) Độ trong suốt
Da tốt thường có bề mặt đẹp, mịn, dù trông có vẻ mẫn cảm nhưng lại có độ trong suốt cao. Ngược lại, da mẫn cảm hay da khô thường có bề mặt phẳng và tinh tế, mặc dù không có thịt nhưng trông sắc mặt rất sáng sủa. Hơn nữa da dày (da nhờn, mụn) thường có bề mặt sần sùi, tạo cảm giác tối và độ trong suốt rất kém.
(8) Các triệu chứng khác thường của da khác
Cần xem xét kỹ các trạng thái như mụn trứng cá, mụn mủ, nhọt, vết phỏng, vết rộp, u, nang, gàu, vảy nến, chai sần, viêm, lở loét, xước, sẹo, đài tiễn hóa (hằn cổ trâu), bán sẹo, sẹo lồi, u tuyến mồ hôi, ban đỏ, phình mao mạch, chứng bạch sản v.v để chẩn đoán da.