CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
1. Giới thiệu chung về huyện Yên Thành
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khoáng sản
- Vị trí địa lý: Yên Thành là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An. Phía bắc giáp huyện Quỳnh Lưu; phía tây giáp huyện Đô Lương, Tân Kỳ; phía nam giáp huyện Nghi Lộc; phía đông bắc giáp huyện Diễn Châu. Huyện lỵ Yên Thành cách Thành Phố Vinh 55km, cách quốc lộ 1A khoảng 13km.
- Về địa hình: huyện Yên Thành là vùng đất bán sơn địa với địa hình đa dạng:
miền núi, trung du và đồng bằng, giống như hình một lòng chảo không cân, ba phía Bắc, Tây, Nam là rừng núi và đồi trọc, ở giữa phía Đông là một vùng đồng trũng, tiếp giáp với huyện Diễn Châu, nơi cao nhất là đỉnh núi Vàng Tâm ở phía bắc làng Quỳ Lăng cao 544m. Nơi sâu nhất là vùng trũng ven sông Điển, sông Cầu Bà Âm 0,6m so với mực nước biển.
-Tài nguyên đất:
Đất là môi trường sống của con người cũng như các sinh vật khác, là nơi diễn ra các hoạt động khác của con người. Đối với các hoạt động diễn ra trong ngành công nghiệp chế biến và xây dựng thì đất đai là địa điểm, là chổ đứng, là nền tảng không gian để thực hiện xây dựng các công trình giao thông vận tải nói chung và công trình giao thông đường bộ nói riêng. Đất còn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp, là nơi tạo ra nguồn lương thực để nuôi sống con người.
Bảng 1: Cơ cấu đất đai của huyện Yên Thành năm 2012 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
- Diện tích đất tự nhiên 54768,56 100
+ Đất nông nghiệp 43971,63 80,28
+ Đất phi nông nghiệp 9827,95 17,95
+ Đất chưa sử dụng 968,98 1,77
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Thành)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Yên Thành là một huyện có tổng diện tích đất tự nhiên khá lớn với 54768,56ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là 43971,63ha tương ứng chiếm 80,28% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Trong diện tích đất nông nghiệp, đất đồng bằng có diện tích khoảng 22647,11ha. Đây là địa bàn quan trọng để trồng các loại cây lương thực, hoa màu với tổng sản lượng lương thực chiếm 1/6 sản lượng lúa của tỉnh Nghệ An. Với diện tích đất phi nông nghiệp là 9827,95ha; chiếm 17,95% tổng diện tích đất tự nhiên, một phần diện tích của loại đất này được sử dụng cho xây dựng các công trình giao thông đường bộ. Đất chưa sử dụng khoảng 968,98ha tương ứng chiếm 1,77% tổng diện tích đất tự nhiên. Cho thấy huyện đã có chính sách sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên đất một cách hợp lý. Tuy nhiên huyện Yên Thành nên đưa ra các chính sách hợp lý để sử dụng số đất này cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tránh lãng phí đất, dễ gây xói mòn và rửa trôi đất vào mùa mưa.
Đất nông nghiệp 80.28%
Đất phi nông nghiệp 17.95%
Đất chưa sử dụng 1.77%
Biểu đồ 1: Cơ cấu đất đai của huyện Yên Thành năm 2012
Với diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ Yên Thành là một huyện còn nặng về nền nông nhiệp. Đất phi nông nghiệp, trong đó có đất cho các hoạt động xây dựng khu công nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng các cơ sở sản xuất ở huyện Yờn Thành chỉ chiếm ẳ so với đất nụng nghiệp chứng tỏ cụng nghiệp của huyện Yên Thành còn chưa được phát triển với tiềm năng sẵn có của địa phương.
(Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2012)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Về khoáng sản: căn cứ vào việc thăm dò cho đến nay, Yên Thành chưa phát hiện được khoáng sản kim loại mà mới phát hiện khoáng sản phi kim loại đáng kể có đá vôi ở Đồng Thành, Nam Thành, Lí Thành, Bảo Thành...,mỏ Barit ở Sơn Thành, cát xây dựng ở Sơn Thành, Bảo Thành, than bùn ở Vĩnh Thành, đất sét tập trung đều ở các xã với hàm lượng sét cao, có điều kiện sản xuất gạch ngói, gốm, cung cấp vật liệu xây dựng. Hiện nay huyện đã cấp mỏ cho các công ty TNHH khai thác khoảng 2414000m3.
1.1.2. Khí hậu, thủy văn
Yên Thành có khí hậu và thời tiết khá phức tạp, nằm trong vùng khí hậu ẩm, nhiệt đới gió mùa, quanh năm nhận được bức xạ lớn của mặt trời. Tổng nhiệt lượng cả năm hơn 85000C, đạt 75 kalo/cm2. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1600-1800 mm. Mưa tập trung vào các tháng cuối mùa hạ cũng có năm ngay giữa tháng 5, xuất hiện lũ tiểu mạn đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt nhưng cũng gây lũ lụt mất mùa. Do địa hình phức tạp, lại có độ nghiêng dốc lớn nên những cánh đồng bậc thang ven chân núi, quá trình mài mòn diễn ra mạnh, tầng đất canh tác mỏng, thường bị khô hạn và bạc màu. Vùng đồng trũng bị lũ lụt ngập úng 2 đến 3 lần. Nắng nóng cũng không rải đều quanh năm, mà tập trung vào tháng 6, tháng 7, mùa hè có nồm biển thổi vào và gió tây nam từ dãy trường sơn thổi sang. Gió tây nam rất khô nóng làm cho sự bốc hơi diễn ra nhanh, đồng ruộng khô hạn, nhiệt độ trung bình mùa hè 35oC, có ngày lên tới 39oC.
Sông hồ tự nhiên ở Yên Thành không nhiều và không có sông nào lớn, hầu hết sông suối bắt nguồn từ các dãy núi phía Bắc, Tây Nam. Đến nay huyện Yên Thành xây dựng được gần 200 hồ đập lớn nhỏ, giữ lại trên 100 triệu m3 nước để tưới cho vùng cao, biến những cánh đồng dọc chân núi, thung lũng thành ruộng thâm canh hai
ba vụ. ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ