Hiện trạng về nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ huyện yên thành – nghệ an giai đoạn từ 2010 2012 thực trạng và một số giải pháp (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG

2. Tình hình đầu tư phát triển giao thông của huyện Yên Thành giai đoạn 2010 -201

2.3. Hiện trạng về nguồn vốn đầu tư

Do đặc điểm của các công trình hạ tầng GTĐB là đòi hỏi một lượng vốn rất lớn nên huyện Yên Thành tiến hành huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông từ các nguồn vốn khác như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình, vay nước ngoài ODA, …

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 14: Vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ

ĐVT: triệu đồng

STT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Tổng vốn đầu tư 116212 122971 155105

2

Ngân sách tỉnh 20563 15754 12492

% so với tổng vốn đầu tư 17,69 12,81 8,05

3 Ngân sách huyện 39479 29056 26054

% so với tổng vốn đầu tư 33,97 23,63 16,80

4

Ngân sách xã 7412 12428 10412

% so với tổng vốn đầu tư 6,38 10,11 6,71

5 Nhân dân đóng góp 24608 39790 59501

% so với tổng vốn đầu tư 21,18 32,35 38,36

6 Nguồn hỗ trợ khác 24150 25943 46646

% so với tổng vốn đầu tư 20,78 21,10 30,07

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Thành ) Từ bảng số liệu trên ta thấy, lượng vốn để đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ huyện trong giai đoạn 2010- 2012 là khá lớn với 394288 triệu đồng và tăng qua các năm. Tổng vốn đầu tư năm 2010 là 116212 triệu đồng thì đến năm 2012 lượng vốn đầu tư đã lên tới 155105 triệu đồng.

Lượng vốn đầu tư phát triển cho giao đường bộ huyện Yên Thành có sự biến động qua các năm. Giảm lượng vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư đầu phát triển hệ thống đường bộ. Cụ thể: năm 2010,vốn từ Ngân sách tỉnh chiếm 17,69% trong tổng nguồn vốn đầu tư, năm 2011 con sồ này là 12,81%, đến năm 2012 là 8,05%. Ngân sách huyện năm 2010 chiếm 33,97% trong tổng vốn đầu tư giảm xuống còn 16,80% trong tổng vốn đầu tư vào năm 2012. Đây là xu hướng đúng đắn trong tình trạng vốn tập trung của NSNN còn hạn hẹp và xu hướng này sẽ làm cho NSNN tăng lên. Bên cạnh đó nhà nước còn khuyến khích mọi nguồn vốn tham gia đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông nói chung và GTĐB nói riêng. Nguồn vốn do dân đóng góp cho đầu tư phát

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

triển hệ thống giao thông đường bộ có sự tăng lên đáng kể trong thời gian qua . Năm 2010 lượng vốn do dân đóng góp là 24608 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 21,18% trong tổng vốn đầu tư phát triển thì đến năm 2012 lượng vốn do dân đóng góp là 59501triệu đồng, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 3 năm là 38,36% trong tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn do dân đóng góp chiếm tỷ trọng cao như vậy là do trong thời gian này huyện có chính sách

nhà nước và nhân dân cùng làm đường giao thông” nên chính quyền huyện tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí 150000đ/người để thực hiện thành công chính sách mà huyện đã đề ra. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ các nguồn hỗ trợ khác cũng có sự tăng lên đáng kể: năm 2010 nguồn vốn từ các nguồn hỗ trợ khác cho đầu tư phát triển giao thông đường bộ trên địa bàn huyện là 24150 triệu đồng, chiếm 20,78% thì đến năm 2012 lượng vốn từ nguồn hỗ trợ khác là 46646 triệu đồng tương ứng chiếm 30,07%. Lượng vốn từ nguồn hỗ trợ khác chiếm tỷ lệ lớn như vậy là do trong thời gian này huyện nhận được một phần vốn do ngân hàng thế giới tài trợ để thực hiện chương trình dự án GTNT 3.

Mặc dù lượng vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ tăng qua các năm nhưng lượng vốn từ NSNN đầu tư cho lĩnh vực này lại giảm.

Bảng 15: Tỷ trọng vốn NSNN cho giao thông đường bộ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng VĐT phát triển GTĐB (Tr.Đ) 116212 122971 155105

Tốc độ phát triển định gốc (%) 100 105,82 133,47

Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 100 105,82 126,13

Vốn NSNN phát triển GTĐB (%) 67454 57238 48958

Tốc độ phát triển định gốc (%) 100 85 73

Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 100 85 86

Tỷ trọng VĐT NSNN/Tổng VĐT GTĐB (%) 58,04 46,54 31,56

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Yên Thành) Qua bảng trên ta thấy: lượng vốn NSNN đầu tư cho giao thông đường bộ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên có xu hướng giảm xuống qua các năm: năm 2010 là 67454 triệu đồng tương ứng chiếm 58,04% trong tổng vốn đầu

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

tư giao thông đường bộ, đến năm 2012 lượng vốn đầu tư chỉ còn 48958 triệu đồng, chiếm 31,56% trong tổng vốn đầu tư giao thông đường bộ, tỷ lệ giảm tương ứng là 27,42%, vốn NSNN có sự giảm xuống như vậy là do nước ta đang chịu ảnh hưởng năng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới toàn cầu nên nhà nước phải thực hiện các chính sách cắt giảm đầu tư công.

Bảng 16: Dự kiến lượng vốn đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ của huyện giai đoạn 2011-2020

ĐVT: tỷ đồng Số tiền % so với tổng kinh phí

Tổng kinh phí 2558,4 100

Ngân sách nhà nước 258,84 10,01

Vốn do dân góp 1294,2 50,59

Nguồn hỗ trợ khác 1025,36 39,40

(Nguồn: Quy hoạch phát triển giao thông đường huyện 2011-2020) Dự kiến giai đoạn 2011 – 2020 huyện Yên Thành cần lượng vốn rất lớn là 2558,4 tỷ đồng để đầu tư phát triển hệ thống GTNT trên địa bàn huyện nhằm mở mới, duy tu, bảo dưỡng các con đường làm tăng năng lực của nền kinh tế huyện, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn. Với một địa bàn nông thôn rộng lớn, yêu cầu xây dựng các công trình cơ sở hạn tầng giao thông với khối lượng lớn nên những năm qua, nhà nước đã chủ trương huy động các nguồn lực trong dân vào vào xây dựng các công trình giao thông nông thôn, trong đó huy động từ nhân dân, từ các nguồn tài trợ, vốn ODA, vốn từ các chương trình phát triển giao thông nông thôn đây là một chủ trương đúng đắn của nhà nước huy động mọi nguồn vốn tham gia đầu tư giao thông sẽ giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước. Tỷ lệ vốn cần huy động trong giai đoạn 2011- 2020: vốn NSNN là 258,84 tỷ đồng tương ứng chiếm 10,01% trong tổng nguồn vốn cần huy động, vốn do dân đống góp 1294,2 tỷ đồng tương ứng chiếm 50,59% trong tổng nguồn vốn cần huy động, vốn khác chiếm 39,40%. Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư ta thấy có sự chênh lệch lớn giữa vốn NSNN và vốn do dân góp. Như vậy là gánh nặng của nhân dân là rất lớn trong chiến lược phát triển giao thông đường bộ của huyện, đời sống của đại bộ phận người dân trong huyện còn nghèo, gặp nhiều khó khăn trong

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

cuộc sống. Vì vậy chính quyền huyện cần có các chính sách huy động các nguồn vốn khác để giảm bớt sự thiếu vốn hiện nay, cũng như giảm nhẹ gánh năng cho nhân dân.

Từ đó vừa phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn và phát triển kinh tế xã- hội.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ huyện yên thành – nghệ an giai đoạn từ 2010 2012 thực trạng và một số giải pháp (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)