Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Vật lí

Một phần của tài liệu Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí (Trang 22 - 25)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

1.2. Phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí

1.2.1. Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Vật lí

Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập. Học tập là một trường hợp riêng của nhận thức “ một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên”

(P.N.Erđơniev, 1974). Nói tới tích cực học tập thực chất là nói tới tính tích cực nhận thức, mà tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người chưa biết về bản chất, quy luật của các hiện tượng khách quan mà nhằm lĩnh hội tri thức mà loài người đã tích lũy được. Tuy nhiên trong học tập học sinh cũng phải “khám phá” ra những điều mới đối với bản thân mình, dù đó chỉ là những khám phá lại những điều loài người đã biết.

Con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính mình đã giành được bằng hoạt động của bản thân. Học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trải qua hoạt động nhận thức tích cực của mình, trong đó các em đã phải có những cố gắng trí tuệ, đó là chưa nói lên tới một trình độ nhất định, thì sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng làm ra kiến thức mới cho nhân loại.

Những biểu hiện của tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học để phát hiện được học sinh có tích cực trong học tập hay không? Người giáo viên vật lí cần dựa vào một số dấu hiệu sau đây:

- Học sinh có hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập hay không?

(Thể hiện qua việc giơ tay phát biểu xây dựng bài, ghi chép, thảo luận nhóm…) - Học sinh có hoàn thành nhiệm vụ được giao hay không ? (Làm bài tập, ở nhà chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm trước khi đến lớp hoặc tham gia tích cực vào việc tự làm dụng cụ thí nghiệm đơn giản…)

- Học sinh có chú ý, hứng thú học tập hay không ? (Hay vì một ngoại lực nào đó mà phải học)

- Học sinh có ghi nhớ tốt những gì đã học không ?

- Học sinh có hiểu bài không ? Có thể trình bày lại nội dung đã học theo ngôn ngữ riêng hay không ?

- Học sinh có vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn không ?

- Học sinh có đọc thêm tài liệu tham khảo cũng như làm thêm các bài tập nâng cao kiến thức khác không ?

- Học sinh có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học tập không ? - Học sinh có sáng tạo trong học tập không ?

1.2.1.2. Một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Vật lí Trong quá trình dạy học điều mà giáo viên quan tâm nhất vẫn là nâng cao tính tích cực nhận thức của học sinh. Để thực hiện được vấn đề này ta có thể dùng các biện pháp sau:

- Nội dung dạy học phải mới, cái mới ở đây không phải quá xa lạ đối với học sinh, cái mới phải liên hệ và phát triển từ cái cũ. Kiến thức phải có tính thực tiễn,

gần gũi với sinh hoạt, với suy nghĩ hằng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh.

- Phải dùng các phương pháp đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm thực hành, so sánh, làm việc độc lập và phối hợp chúng với nhau. Kiến thức phải được trình bày trong dạng động phát triển mâu thuẫn với nhau. Những vấn đề quan trọng, các hiện tượng then chốt có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ, để kích thích hứng thú học tập của học sinh.

- Sử dụng và phối hợp các phương tiện dạy học, đặc biệt tổ chức cho học sinh thiết kế thí nghiệm đơn giản.

- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, làm việc trong phòng thí nghiệm, ngoại khóa, các trò chơi vui để học Vật lí…

- Giáo viên, bạn bè động viên và khen thưởng khi học sinh có thành tích học tập tốt.

- Kích thích tính tích cực qua thái độ, các ứng xử giữa giáo viên và học sinh.

- Phát triển kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập.

- Tạo tình huống có vấn đề cho mọi mục tiêu dạy học. Dạy học giải quyết vấn đề như một chiến lược dạy học xuyên suốt mọi hoạt động của giáo viên và học sinh.

- Đặc biệt trong dạy học Vật lí muốn đạt được kết quả cao trong các giờ học, người giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách:

+ Tạo ra nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh.

+ Xây dựng lôgic nội dung phù hợp với đối tượng học sinh.

+ Tập dượt để học sinh giải quyết vấn đề nhận thức theo phương pháp nhận thức của Vật lí.

+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành thí nghiệm (bố trí dụng cụ thí nghiệm, sử dụng dụng cụ đo, thực hiện các phép đo, kỹ năng làm một thí nghiệm đơn giản…), kỹ năng thu thập và xử lí thông tin.

+ Rèn luyện ngôn ngữ vật lí cho học sinh.

Quá trình tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa dạy và học giữa thầy và trò ngày càng gắn bó và đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học. Tích cực hóa vừa là biện pháp gắn bó và đạt hiệu quả cao hơn

trong dạy học, vừa góp phần rèn luyện cho học sinh phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới: tự chủ, năng động, sáng tạo. [9]

Một phần của tài liệu Lí luận và phương pháp dạy học Vật lí (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)