CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ TNCN Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Với số thu lớn nhất cả nước, chiếm trên 1/3 tổng số thu ngân sách của cả nước, đồng thời cũng là đơn vị luôn thực hiện tốt nhiệm vụ thu NSNN, tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ công chức tinh thông về nghiệp vụ.
Thứ nhất, công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN: Là đơn vị dẫn đầu thực hiện trung tâm tƣ vấn thuế miễn phí, hỗ cho NNT thông qua công tác
tuyên truyền hỗ trợ. Thiết lập các đường dây nóng, tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, kịp thời giải đáp, xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện các luật thuế cũng nhƣ luật thuế TNCN.
Là đơn vị tiên phong thực hiện cải cách thu tục hành chính thuế với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, xây dựng đƣợc mối quan hệ thân thiện giữa các cơ quan Nhà nước với NNT cùng nhau thực hiện tốt chính sách thuế.
Thứ hai: Tổ chức thực hiện quản lý thuế TNCN: Là đơn vị đầu tiên trong cả nước áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế mang lại hiệu quả cao cho các địa phương học tập. Đã tổ chức tốt việc cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư, cấp MST người nộp thuế; xây dựng được một số trang Web như: trang Web Hải quan; thương mại; Đầu tư;
thuế... để giúp cho NNT khai thác, tìm kiếm đƣợc những thông tin cần thiết về văn bản pháp luật thuế, NNT không còn tồn tại kinh doanh, những hóa đơn không còn giá trị sử dụng... thông qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các thủ đoạn gian lận về thuế.
Là đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2000 vào một số hoạt động đầu tư, thương mại như: quản lý công văn đi và đến; quản lý cán bộ công chức; đăng ký MST cho người nộp thuế; cấp bán hóa đơn và đăng ký hóa đơn tự in;cung cấp thông tin và xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế...Xây dựng tổ chức bộ máy vào đào tạo đội ngũ cán bộ công chức:
Xác định yếu tố về con người là quan trọng quyết định đến mọi thành công.
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ công chức ngày càng trong sạch, giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng thành thạo tin học, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới. Riêng đối với trình độ của cán bộ thuế tại Cục thuế 100% cán bộ đã đƣợc đào tạo qua đại học trở lên và luôn đƣợc đào tạo nâng
cao với nhiều hình thức đào tạo đa dạng, phong phú.
Thứ ba: Tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thuế TNCN: Các phòng kiểm tra thuế thuộc văn phòng Cục thuế thực hiện việc quản lý thuế TNCN theo các tổ chức trả thu nhập là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Riêng phòng quản lý thuế TNCN chỉ thực hiện quản lý thu thuế các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ Ngân sách nhà nước, các dự án, văn phòng đại diện, tổ chức quốc tế; còn các Chi cục thuế các quận, huyện thì tổ chức quản lý thu thuế các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ NSNN, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý thuế TNCN ở Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng Thứ nhất, công tác tuyên truyền chính sách thuế TNCN: Cục Thuế thành lập bộ phận chuyên trách về tuyên truyền thuế ở thành phố, thị xã, huyện các bộ phận tuyên truyền thuế ngoài nhiệm vụ tuyên truyền chính sách thuế hiện hành còn có nhiệm vụ tuyên truyền cả nội dung về tổ chức quản lý thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh chính sách thuế cho NNT, để chính sách thuế đi vào đời sống kinh tế, xã hội.
Hàng năm, Cục Thuế xây dựng, lập kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện thống nhất công tác tuyên truyền trong toàn thành phố. Kế hoạch tuyên truyền hàng năm đƣợc UBND tỉnh phê duyệt trong đó quy định kế hoạch tuyên truyền của ngành thuế, các cơ quan tuyên truyền, tuyên truyền với nội dung trọng tâm, trọng điêm, thời gian tuyên truyền, hình thức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng nhƣ truyền hình, đài phát thanh, báo chí.
Tổ chức hoạt động tƣ vấn thuế: Tƣ vấn là một nội dung quan trọng đƣợc thực hiện đồng thời với chính sách cải cách thuế toàn diện.
Trung tâm tư vấn thuế là cơ quan có nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động tƣ vấn thuế, thực hiện thẩm định và cấp giấy phép hoạt động và quản lý hoạt động các tổ chức tƣ vấn thuế. Các tổ chức tƣ vấn thuế hoạt động
dịch vụ tƣ vấn về thuế, hoạt động theo luật công ty, thực hiện hạch toán kinh doanh và có nghĩa vụ nộp thuế nhƣ các doanh nghiệp khác.
Hoạt động của các tổ chức tƣ vấn về thuế là cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp nhƣ: thông tin kinh tế, chính sách và nghiệp vụ thuế, tình hình kê khai thuế, làm trung gian giải quyết các vướng mắc giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp; Hướng dẫn và đào tạo cán bộ thuế nắm vững chính sách thuế và nghiệp vụ thuế. Phí thu khi thực hiện tƣ vấn đƣợc UBND tỉnh quy định và quản lý khống chế theo mức phí tối đa.
Thứ hai, Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN: Tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN ở tỉnh Lâm Đồng theo hệ thống dọc: Từ Cục Thuế tỉnh có Phòng quản lý thuế TNCN - Chi cục thuế các huyện, thị xã có Đội quản lý thuế TNCN. Hiện nay bộ máy quản lý thuế TNCN của Lâm Đồng gồm 01 phòng chuyên quản lý thuế TNCN có 14 công chức và 12 Đội quản lý thuế TNCN có 36 công chức.
Chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý thuế TNCN thuộc văn phòng Cục: Trực tiếp thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước về thuế TNCN đối với các tổ chức là các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đoàn thể, các tổ chức quốc tế văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, các dự án; đồng thời hướng dẫn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác thu thuế TNCN trong nội bộ ngành.
Thứ ba: Công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN đã đƣợc tập trung chuyên sâu: Lâm Đồng có 01 phòng thanh tra, 02 phòng kiểm tra thuế, 12 Đội kiêm tra thuế; 01 phòng kiểm tra nội bộ. Các phòng thanh tra, kiểm tra thuế, đội thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế các sắc thuế trong đó có sắc thuế TNCN đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thuộc phạm vi quản lý.
CHƯƠNG 2