CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
2.3. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Thời gian qua việc áp dụng luật thuế TNCN cũng mang lại nhiều thuận lợi, đồng thời cũng gặp nhiều thách thức trong quá trình thực hiện. Công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã từng bước cải thiện phù hợp với tình hình mới và đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể.
a. Huy động ngày càng nhiều thuế TNCN vào NSNN
Ngành thuế tỉnh Kon Tum luôn bám sát các văn bản chỉ đạo công tác thu ngân sách hàng năm của các cấp, từ đó có chương trình kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt các biện pháp quản lý nhằm phấn đấu hoàn thành dự toán thu thuế TNCN để đạt mức cao nhất, số thu từ thuế TNCN tăng nhanh về số tuyệt đối góp phần đảm bảo huy động nguồn lực cho NSNN đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN. Tuy nhiên do các yếu tố tác động ảnh hưởng đến nguồn thu nên kết quả thực hiện dự toán thu chưa đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Thuế TNCN với chức năng điều tiết và phân phối lại thu nhập trong xã hội đã góp phần nâng cao đƣợc tính công bằng trong phân phối. Một phần thu nhập của những người có thu nhập cao đã được chuyển vào ngân sách, thông qua đó, Nhà nước có thể sử dụng vào các mục đích phát triển chung của xã hội.
b. Thủ tục hành chính đã được cải cách hợp lý hơn
Phương pháp quản lý thu thuế theo cách khấu trừ tại nguồn đã giúp giảm bớt đƣợc số lƣợng cá nhân đăng ký nộp thuế tại các Chi cục thuế, Cục thuế.
Cơ quan chi trả thực hiện quyết toán thay cá nhân có thu nhập tại một nơi duy nhất đã giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả cơ quan thuế và người dân, công tác quản lý thu thuế cũng thuận lợi hơn. Biện pháp thu thuế theo cách uỷ nhiệm thu đã đƣợc cơ quan thuế thực hiện tốt hơn do việc phối kết hợp với các cơ quan, các ban ngành khác chặt chẽ hơn, NNT đã có ý thức cao hơn trong vấn đề nộp thuế thu nhập. Việc quản lý thu thuế thông qua kho bạc nhà nước đã tập trung nguồn thu cho NSNN một cách nhanh chóng, giảm dần tình trạng cán bộ thuế chiếm dụng, xâm phạm tiền thuế, giảm bớt thời gian và chi phí đi lại, kê khai nộp thuế của từng cá nhân, ổn định về mặt tổ chức, giúp cán bộ thuế dễ dàng, thuận lợi trong công việc.
Phối hợp với CQCT thu nhập để xác định số người nộp thuế để cấp MST, tiến tới mỗi công dân đều có một MST để theo dõi quản lý không phân biệt có thu nhập chịu thuế hay không có thu nhập chịu thuế.
c.Năng lực bộ máy quản lý thuế được nâng cao thêm
Tổ chức quản lý thu thuế tại Cục Thuế đƣợc tổ chức theo chức năng đã hạn chế đƣợc tiêu cực trong công tác quản lý thuế theo kiểu "khép kín". Từng bước thực hiện chuyên môn hoá quản lý theo chức năng nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng tin học vào quản lý thu thuế.
Bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cơ bản đã đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyên truyền pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong việc giải đáp các vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật thuế, đặc biệt là việc hỗ trợ trực tiếp NNT, tiếp nhận hồ sơ khai thuế của NNT tại bộ phận một cửa "tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ về thuế" đã tạo thuận lợi cho NNT; tổ chức đường dây nóng từ Tổng cục thuế đến các Cục Thuế, Chi cục Thuế để tiếp nhận và giải đáp, tƣ vấn kịp thời những vướng mắc của NNT, tổ chức tập huấn theo phân loại nhóm đối tƣợng để phối hợp tốt trong việc thu thuế TNCN.
Đã đẩy mạnh công tác đào tạo mới các kỹ năng quản lý thu thuế hiện đại, coi trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kỷ cương kỷ luật và văn hoá ứng xử cho đội ngũ cán bộ thuế nhằm nâng cao năng lực phục vụ cho NNT và hiệu quả quản lý thu thuế. Các thủ tục hành chính thuế đƣợc cải cách theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NNT khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Số người nộp thuế, tỷ lệ số người nộp quyết toán thuế TNCN qua các năm tăng dần thể hiện người dân đã dần nhận thức thấy trách nhiệm đóng thuế thu nhập của mình với Nhà nước.
d. Dần hoàn thiện hệ thống đăng ký, kê khai thuế qua mạng, quản lý thuế điện tử
Cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế là nhiệm vụ chính đƣợc ngành thuế đặt lên hàng đầu. Với việc triển khai thành công các dự án “Kê khai thuế qua mạng Internet”, “Hiện đại hóa thu ngân sách nhà nước và thu thuế qua ngân hàng” và “hệ thống ki -ốt thông tin thuế”. Hệ thống CNTT cũng đã đƣợc đƣa vào áp dụng trong quá trình kê khai, quyết toán thuế…Một số phần mềm đƣợc cơ quan thuế triển khai miễn phí NNT nhƣ: HTDKT (Hỗ trợ đăng ký thuế), HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế qua mạng), QTTTNCN (Quyết toán thuế TNCN), BCTC (Hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp)…Một số phần mềm hỗ trợ cơ quan thuế trong việc quản lý ĐTNT nhƣ: hệ thống TINCC, ứng dụng PIT (Hệ thống quản lý thuế TNCN), TMS (Hệ thống quản lý thuế tập trung), TPH (Hệ thống tập trung và khai thác thông tin NNT).
Những cải cách đó đã đem lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế,nhƣ: thủ tục nộp hồ sơ khai thuế đơn giản,nhanh gọn, hiệu quả cao và an toàn, không giới hạn về không gian, thời gian trong ngày, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người nộp thuế; đơn giản hóa và cải cách triệt để thủ tục hành
chính trong quy trình thu nộp thuế; giúp người nộp thuế thuận tiện hơn trong việc tiếp cận các thông tin liên quan đến thuế; cơ quan thuế xử lý tờ khai nhanh, chính xác, giảm thiểu lao động, thuận lợicho việc lưu trữ hồ sơ và tra cứu dữ liệu, đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu phục vụ số lượng người nộp thuế ngày càng tăng nhanh trong khi nguồn nhân lực chƣa đƣợc bổ sung tương ứng…