CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI TỈNH KON TUM
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
3.3.1. Kiến nghị với Tổng cục thuế
Cần xây dựng phương án đo lường sự hài lòng của NNT đối với sự phục vụ của cơ quan thuế nhằm đánh giá khách quan chất lƣợng, hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế. Thông qua đó, cơ quan thuế nắm bắt đƣợc yêu cầu mong muốn của NNT để có những biện pháp cải thiện chất lƣợng dịch vụ của mình nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của NNT. Trong đó, xác định rõ đối tƣợng tham gia đánh giá; Thời gian, chu kỳ thực hiện đánh giá; Các tiêu chí đánh giá phải đảm bảo đƣợc khả năng lƣợng hóa về tính đầy đủ, minh bạch, phù hợp của chính sách, về năng lực phục vụ của cán bộ thuế.
Các quy định pháp luật nên cụ thể hóa hơn nữa về vấn đề đƣa công nghệ thông tin vào quy trình quản lý các loại thuế, đặc biệt là thuế TNCN.
Xây dựng hệ thống thông tin về người phụ thuộc của người nộp thuế TNCN có thể tra cứu trên toàn hệ thống cơ quan thuế từ trung ương tới địa phương.
Việc tăng cường sử dụng tin học để đơn giản hóa các công việc liên quan đến thực hiện nghĩa vụ của NNT là việc làm cần thiết để tiết kiệm thời gian, công
sức của NNT. Việc lưu giữ thông tin cá nhân, tạo ra một mạng lưới các thông tin liên quan và khả năng kết nối các thông tin này nhờ công nghệ thông tin giống nhƣ mô hình một số quốc gia phát triển sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế khi thi hành pháp luật quản lý thuế. Nếu giảm bớt chi phí quản lý thuế đƣợc một phần thì cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu ngân sách tăng lên gấp đôi.
Để đảm bảo đơn giản, giảm mức điều tiết thuế ở bậc cao mà không gây xáo trộn lớn về chính sách, đảm bảo tính cạnh tranh, thu hút đƣợc chuyên gia, lao động giỏi có thu nhập cao vào Việt Nam làm việc, đồng thời đảm bảo được mối tương quan với thuế TNDN theo từng bước của lộ trình cải cách thuế, cần kiến nghị Chính phủ nên đơn giản hóa biểu thuế biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công ở những mức độ nhất định. Giảm bớt số lƣợng thuế suất trong biểu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là một bước đi hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và điều tiết của sắc thuế này. Biểu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công hiện hành có 7 mức thuế suất, từ 5% đến 35%. Đây là một biểu thuế có quá nhiều số lƣợng thuế suất; khoảng cách các bậc thu nhập trong mỗi mức thuế suất quá nhỏ, đặc biệt ở những mức thuế suất ở các bậc 1, bậc 2, bậc 3. Điều này dẫn đến việc tính thuế phức tạp và gia tăng các hành vi chuyển dịch thu nhập nhằm tránh thuế; đồng thời quy định nhƣ vậy cũng làm gia tăng mức độ điều tiết đối với những người có thu nhập trung bình. So sánh với Luật Thuế TNCN của các nước trên thế giới và trong khu vực, số lượng thuế suất trong biểu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của Việt Nam là nhiều nhất. Đa số các nước chỉ để từ 3 đến 5 mức thuế suất trong biểu thuế này. Trong thời gian tới nên nghiên cứu giảm bớt 3 mức thuế suất, chỉ nên giữ lại 4 mức thuế suất trong biểu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công với các bậc thu nhập đƣợc nới rộng hơn hiện tại.
Mặt khác, cũng nên giảm mức thuế suất cao nhất (35%) trong biểu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Việc sửa biểu thuế và thuế suất nhƣ vậy thì các cá nhân có thu nhập tính thuế ở bậc cao (trên 80 triệu đồng/tháng) sẽ được giảm mức điều tiết so với hiện hành. Xu hướng chung của các nước là để mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế TNCN gần sát với mức thuế TNDN phổ thông (Từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế TNDN phổ thông ở Việt Nam là 20%).
Cần nghiên cứu để trình Bộ Tài chính và Chính phủ xây dựng, hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động của các đại lý thuế, sửa đổi, bổ sung và nâng hình thức văn bản quy phạm pháp luật từ Thông tƣ hiện nay lên thành Nghị định của Chính phủ, tiến tới ban hành Luật Đại lý thuế. Ngoài ra, cần tạo cơ chế khuyến khích người nộp thuế sử dụng dịch vụ ĐLT, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và pháp luật có liên quan, tạo một số ưu đãi về thủ tục cho người nộp thuế sử dụng dịch vụ ĐLT. Không những vậy, quy chế thi, cấp chứng chỉ hành nghề ĐLT cần sửa đổi và bổ sung theo hướng đồng bộ hóa và thống nhất giữa cơ quan quản lý với các cơ quan kiểm tra, giám sát.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung quy định về chức năng, nhiệm vụ chuyên trách quản lý hoạt động hành nghề ĐLT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ thuế, người nộp thuế về sự cần thiết, lợi ích do sử dụng dịch vụ ĐLT mang lại. Về phía mình, để phát triển dịch vụ tƣ vấn thuế một cách bền vững, các ĐLT cần phải nâng cao năng lực hoạt động, xây dựng và áp dụng chương trình đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu cho lãnh đạo và cá nhân hành nghề; cung cấp, hướng dẫn cài đặt và sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác kê khai và nộp thuế cũng nhƣ xây dựng, ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề ĐLT.
Luật thuế TNCN hiện nay lạc hậu so với các Luật thuế khác vì: Luật được xây dựng chưa xuất phát từ thực tiễn đời sống của người làm công ăn lương; Chưa tính đến tốc độ lạm phát của đồng tiền trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam phát triển thiếu tính bền vững và ổn định, chƣa có sự phản biện của xã hội và đặc biệt Luật này có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Để luật thuế TNCN có tính pháp lý bền vững và ổn định lâu dài, không bị lạc hậu thì Luật không nên quy định ngƣỡng khởi điểm tính TNCN bằng một mức tiền tuyệt đối, làm như vậy phải thường xuyên điều chỉnh ngƣỡng khởi điểm tính thuế khi tốc độ lạm phát của nền kinh tế tăng cao. Luật thuế TNCN nên quy định ngƣỡng khởi điểm tính thuế theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với mức tiền lương, tiền công tối thiểu, có như vậy khi nhà nước điều chỉnh tiền lương, tiền công tối thiểu sẽ không ảnh hưởng đến luật thuế TNCN Đây chính là một trong những căn cứ quan trọng để tạo ra sức sống lâu bền cho Luật thuế thu nhập cá nhân .