Việc thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm tại các điểm nghiên cứu do Học viện Quân y và Viện Pasteur TP.HCM thực hiện. Mẫu xét nghiệm được vận chuyển từ các điểm nghiên cứu tới xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trả kết quả xét nghiệm miễn dịch theo “Quy trình quản lý dữ liệu xét nghiệm miễn dịch trong nghiên cứu”.
Tính sinh miễn dịch của vắc xin có thể được đánh giá bằng các chỉ số chính như: tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh; tỷ lệ đạt hiệu giá kháng thể bảo vệ (+);
tỷ lệ hiệu giá kháng thể trung bình nhân trước và sau tiêm vắc. Trong nghiên cứu của chỳng tụi, tớnh sinh miễn dịch của vắc xin Nanocovax 25àg được đỏnh giá qua phân tích kết quả: định lượng nồng độ AntiS-IgG, tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh, trung bình nhân nồng độ (GMC) và mức tăng trung bình nhân (GMFR) nồng độ AntiS-IgG tại các ngày 0, 7, 28, 35, và 56 sau tiêm SPNC mũi 1 với nhóm A và thời điểm ngày 0, 42, 06 tháng với nhóm B, C1; với xét nghiệm trung hòa vi rút thay thế (sVNT) và xét nghiệm trung hòa giảm 50%
đám hoại tử (PRNT50) trên nuôi cấy tế bào với SARS-CoV-2 sống (chủng G614D, chủng Alpha và chủng Delta) phân tích vào thời điểm ngày 0 và 42 sau tiêm SPNC mũi 1. Việc sử dụng cả xét nghiệm AntiS-IgG, sVNT và PRNT50
trong đánh giá tính sinh miễn dịch của vắc xin Nanocovax là do ở thời điểm diễn ra thử nghiệm này chưa có một hướng dẫn chuẩn nào xem xét đánh giá
tính sinh miễn dịch của vắc xin COVID-19. Vì vậy, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau để định lượng kháng thể tạo ra sau khi tiêm vắc xin. Việc phát hiện kháng thể sau tiêm là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hình thành các đáp ứng miễn. Đặc biệt, việc cơ thể tạo ra kháng thể trung hòa được coi là một trong những dấu hiệu quan trọng của việc cơ thể đã có miễn dịch với vi rút.
Về xét nghiệm nồng độ AntiS-IgG: trên 20 đối tượng nhóm A (giai đoạn 1) đỏnh giỏ thăm dũ sơ bộ nồng độ AntiS-IgG với liều Nanocovax 25àg ở thời điểm ngày 0, 7, 28, 35 và 56 cho thấy GMC nồng độ AntiS-IgG tăng dần từ ngày 28 sau tiêm là 2,62 U/ml (95% CI: 1,68 - 4,07) đến ngày 35 sau tiêm là 32,39 U/ml (95% CI: 22,48 - 46,65); tại ngày 56, GMC nồng độ AntiS-IgG vẫn ở mức cao, là 35,42 U/ml (95% CI: 27,08 - 46,31). Mức tăng GMC của AntiS- IgG (GMFR) ở các thời điểm ngày 35 đạt 124,58 lần và ngày 56 đạt 136,23 lần so với thời điểm trước tiêm (bảng 3.15).
Mục tiêu của thiết kế nghiên cứu giai đoạn 2 (Nhóm B) và giai đoạn 3a (Nhóm C1) là để đánh giá tính sinh miễn dịch của vắc xin trên nhóm quần thể lớn, cụ thể là trên nhóm 240 người ở giai đoạn 2 (160 người tiêm vắc xin và 80 người tiêm giả dược, tỷ lệ VXNC/Giả dược là 2:1) và trên nhóm 1.004 người ở giai đoạn 3a (859 người tiêm vắc xin và 145 người tiêm giả dược, tỷ lệ VXNC/Giả dược là 6:1). Do vậy, để đánh giá tổng thể tính sinh miễn dịch của vắc xin, chúng tôi đánh giá gộp số liệu của 2 nhóm (2 giai đoạn) nghiên cứu trên.
Như vậy, tổng số có 1.244 đối tượng sẽ được phân tích đánh giá tính sinh miễn dịch của SPNC, nhưng trong tiến trình nghiên cứu 01 đối tượng không lấy được mẫu xét nghiệm tại thời điểm D0 nên đối tượng bị loại không phân tích. Như vậy chỉ còn 1.243 đối tượng sẽ phân tích đánh tính sinh miễn dịch của SPNC, trong đó có 225 đối tượng tiêm giả dược và 1.018 đối tượng tiêm VXNC.
Kết quả xét nghiệm AntiS-IgG cho thấy, tại ngày 0 nồng độ AntiS-IgG ở cả hai nhóm giả dược và VXNC đều rất thấp. Tại ngày 42, GMC của Anti-S IgG
ở nhóm tiêm VXNC tăng cao là 58,15 U/ml (95% CI: 53,53-63,17), tương đương 1.267,67 BAU/ml. Ở nhóm tiêm giả dược, nồng độ AntiS-IgG không thay đổi so với trước tiêm. Đến thời điểm 06 tháng kể từ ngày tiêm SPNC mũi một, GMC của AntiS- IgG ở nhóm tiêm VXNC giảm nhưng vẫn duy trì ở mức 5,17 U/ml (95%CI:
5,85-9,17), tương đương 112,71 BAU/ml. Trong khi đó, nồng độ AntiS-IgG thay đổi không đáng kể so với các thời điểm trước tiêm ở nhóm giả dược. Sự khác biệt về GMC của AntiS-IgG giữa nhóm tiêm VXNC và giả dược ở thời điểm ngày 42 và 6 tháng sau tiêm mũi 1 SPNC có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (bảng 3.16).
Phân tích GMC của AntiS-IgG dựa trên tình trạng đối tượng tham gia thử nghiệm có hoặc không có kháng thể AntiS-IgG ở thời điểm D0 và D42 cho thấy, tại thời điểm D0 (trước tiêm), có 1.224 người được xác định là không có AntiS- IgG (kháng thể nền) chiếm 98,5%. Trong đó nhóm giả dược có 219 người và nhóm VXNC có 1.005 người. Còn lại có 19 trường hợp có AntiS-IgG trong huyết thanh chiếm 1,5%, trong đó nhóm giả dược có 6 người và nhóm VXNC có 13 người. Đánh giá sự thay đổi về nồng độ AntiS-IgG ở thời điểm D42 sau tiêm mũi một (với các đối tượng được tiêm đủ 2 mũi SPNC), kết quả cho thấy, GMC nồng độ AntiS-IgG ở nhóm tiêm VXNC không có kháng thể nền đạt 57,90 U/ml (95% CI: 53,29 - 62,92) so với thời điểm D0 là 0,25 U/ml. Ở nhóm giả dược, nồng độ AntiS-IgG tại D42 không thay đổi so với trước tiêm. Với nhóm tiêm VXNC có kháng thể nền (AntiS-IgG (+)) tại thời điểm D0 có GMC tại thời điểm D42 đạt 79,03 U/ml (95% CI: 30,05 - 207,9). Sự khác biệt về GMC giữa nhóm tiêm VXNC và nhóm tiêm giả dược trong nhóm có và không có kháng thể nền ở thời điểm D42 là có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 3.17).
Đánh giá GMC của AntiS-IgG theo nhóm tuổi ở nhóm tiêm VXNC tại D42 cho thấy, ở nhóm tuổi 18 - 45 có mức GMC cao nhất đạt 70,68 U/ml (95%
CI: 63,9-78,16); tiếp theo nhóm 46 - 60 tuổi là 46,46 U/ml (95% CI: 39,3 - 54,93) và nhóm trên 60 tuổi GMC thấp nhất đạt 41,87 U/ml (95% CI: 33,26 - 52,7). Sự
khác biệt về GMC giữa nhóm tiêm vắc xin và nhóm tiêm giả dược ở các nhóm tuổi tại thời điểm D42 là khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. (bảng 3.18).
Đánh giá GMC của AntiS-IgG theo giới tính, tại ngày 42 sau tiêm mũi một, GMC của AntiS-IgG nhóm tiêm VXNC ở cả hai giới đều tăng cao hơn so với tiêm giả dược. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên nữ giới có mức GMC của AntiS-IgG là 78,44 U/ml (95% CI: 70,5 - 87,22) cao hơn so với mức 42,64 U/ml (95% CI: 37,88 - 48,17) của nam giới (bang 3.19).
Về mức tăng của trung bình nhân nồng độ AntiS-IgG (GMFR), kết quả nghiên cứu tại D42 (14 ngày sau tiêm mũi 2) đạt 223,6 lần (95% CI: 203,3 - 240,7). Ở thời điểm 06 tháng, GMFR ở nhóm VXNC có giảm nhưng vẫn gấp 19,9 lần (95% CI: 16,68-23,17) so với trước khi tiêm. Trong khi đó ở nhóm tiêm giả dược, GMFR chỉ tăng 1,42 lần so với ngày 0 (hình 3.1).
Phân tích theo nhóm có/ không có kháng thể nền cho thấy, ở nhóm không có kháng thể nền tại D0, sau khi tiêm đủ 2 mũi vắc xin và tại thời điểm D42, GMFR đạt tăng 227,4 lần (95% CI: 209,2 - 247,2), trong khi ở nhóm tiêm giả dược hầu như không thay đổi. Còn ở nhóm có kháng thể nền tại D0, sau tiêm đủ 2 mũi vắc xin và tại thời điểm D42, mức GMFR đạt tăng 30,2 lần (95% CI:
11,45 - 79,68), trong khi ở nhóm tiêm giả dược hầu như không thay đổi. Sự khác biệt về GMFR giữa 2 nhóm tiêm VXNC và giả dược là có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (bảng 3.20).
Điều này cho thấy, so về GMC và GMFR của AntiS-IgG, phản ứng miễn dịch do hai liều Nanocovax tạo ra ở người trưởng thành có huyết thanh âm tính vượt trội về kháng thể IgG kháng protein S của SARS-CoV-2 so với tiêm giả dược vào 2 tuần sau tiêm liều thứ hai.
Kết quả nghiên cứu về nồng độ AntiS-IgG trong huyết thanh ở nhóm tiêm VXNC của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của Heath P.T. và CS (2022) trên vắc xin Novavax, nồng độ AntiS-IgG vào ngày 35 ở nhóm tiêm vắc xin đều tăng lên so với giả dược ở tất cả các nhóm tuổi, trong đó cao nhất
là nhóm tuổi 18 - 64; GMC của AntiS-IgG tăng cao nhất ở nhóm có kháng thể nền huyết thanh dương tính (125.489,8 EU/mL) so với nhóm kháng thể nền huyết thanh âm tính (44.229,9 EU/mL), tương ứng với GMFR của AntiS-IgG so với mức ban đầu tăng 73,9 và 394,3 lần [130].
Tương tự với nghiên cứu của Folegatti P.M. và CS (2020) về vắc xin AstraZeneca, kháng thể IgG chống protein S (AntiS-IgG) đạt đỉnh vào ngày 28 (trung bình 157 đơn vị ELISA (EU)), sau liều thứ hai tăng lên 639 EU [117].
Tương đương với kết quả nghiên cứu của Song J.Y. và CS (2022) giai đoạn 1-2 về vắc xin GBP510, GMC của antiS-IgG nhóm tiêm vắc xin có tá dược ở liều 10 àg và 25 àg tăng lần lượt là từ 11,0 lờn 2163,6 BU/ml và từ 16,3 lên 2599,2 BU/ml, GMFR tăng tương ứng so với thời điểm trước tiêm lần lượt là 13,9 và 23,1 lần so với nhóm tiêm vắc xin cùng liều nhưng không có tá dược [133]. Nghiên cứu giai đoạn 3 trên vắc xin này cũng cho kết quả tương tự, ở ngày 42 (14 ngày sau tiêm liều thứ hai) GMT của AntiS-IgG trong nhóm tiêm GBP510/AS03 ban đầu là 10,91 tăng lên 3230,35 BU/ml (95% CI: 3074,9 - 3393,7); mức GMFR tăng tương ứng là 296,1 lần [134].
Về chuyển đảo huyết thanh: tỷ lệ đối tượng có chuyển đảo huyết thanh là đối tượng có nồng độ AntiS-IgG tăng gấp 4 lần tại mỗi thời điểm sau tiêm vắc xin so với trước khi tiêm.
Ngoài tỷ lệ này tăng gấp 4 lần, chúng tôi tính toán thêm tỷ lệ này tăng gấp 100 lần và 150 lần tại mỗi thời điểm sau tiêm.
Đối với 20 người đầu tiên (nhóm A), sau khi tiêm vắc xin đến ngày thứ 28 sau tiêm mũi 1, tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh (AntiS-IgG tăng ≥ 4 lần so với D0) là 85% và tới ngày 35 (7 ngày sau tiêm mũi 2) đạt 100%, (bảng 3.21).
Phân tích trên 1.243 đối tượng nhóm B và C1, tại ngày thứ 42 sau tiêm mũi 1 (14 ngày sau tiêm mũi 2) tỷ lệ đối tượng ở nhóm tiêm VXNC có chuyển đảo huyết thanh là 99,4% (939/945), trong khi ở nhóm tiêm giả dược có 1 ca 0,47% (1/212). Tỷ lệ đối tượng có mức nồng độ AntiS-IgG tăng trên 100 lần
ở nhóm tiêm VXNC là 72,2%, trong khi ở nhóm tiêm giả dược là 0%. Ở mức nồng độ antiS-IgG tăng trên 150 lần tỷ lệ nhóm tiêm VXNC là 61,5%, trong khi ở nhóm tiêm giả dược không có đối tượng nào đạt mức kháng thể này. Tại thời điểm 6 tháng sau tiêm SPNC mũi 1 chỉ còn 489 đối tượng được lấy mẫu để đánh giá: tỷ lệ đối tượng có chuyển đảo huyết thanh của nhóm tiêm VXNC giảm nhưng vẫn đạt 88,9% (335/377), trong khi ở nhóm tiêm giả dược có 11 đối tượng, chiếm 9,8% đạt mức kháng thể này. Tỷ lệ đối tượng có mức nồng độ AntiS-IgG tăng trên 100 lần tại thời điểm này còn rất thấp là 10,1% ở nhóm tiêm VXNC, trong khi ở nhóm tiêm giả dược có 4 đối tượng, chiếm 3,6% đạt mức kháng thể này. Với tỷ lệ đối tượng có mức nồng độ AntiS-IgG tăng trên 150 lần cũng rất thấp, ở nhóm tiêm VXNC là 9,6%, trong khi ở nhóm tiêm giả dược là 2,7%. (bảng 3.22). Tại thời điểm ngày 42, có một trường hợp tham gia nghiên cứu tiêm giả dược có chuyển đảo huyết thanh và tương tự thời điểm 06 tháng cũng có 11 trường hợp, các trường hợp này có thể là do đã mắc COVID- 19 nhưng không có triệu chứng trong quá trình tham gia nghiên cứu vẫn đến lấy mẫu để làm xét nghiệm đánh giá.
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh ở nhóm tiêm VXNC của chúng tôi tại D42 là 99,4% tương đương với kết quả nghiên cứu của Song J.Y. và CS (2023) về vắc xin GBP510, tỷ lệ này là 99,54% [134].
Trong nghiên cứu của Keech C. và CS (2020) về tính sinh miễn dịch của vắc xin Novavax cho thấy, mức trung bình nhân nồng độ AntiS-IgG tăng hơn 10 lần sau 21 ngày tiêm liều đầu tiên, trong vòng 7 ngày sau tiêm vắc xin liều thứ 2 (ngày thứ 28) tiếp tục tăng lên 8 lần, đến 14 ngày sau tiêm mũi 2 mức này tăng lên gấp đôi. Vắc xin với chất bổ trợ có mức trung bình nhân nồng độ AntiS- IgG tăng tương tự như trong huyết thanh dưỡng bệnh của người bệnh nhập viện với COVID-19 [128].
Kết quả nghiên cứu vắc xin ABDALA do Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ sinh học của Cuba nghiên cứu và sản xuất, đây là vắc xin dựa
trên tiểu đơn vị RBD tái tổ hợp của protein S của SARS-CoV-2 được sản xuất trong nấm men Pichia pastoris và tá dược alumina gây ra các phản ứng miễn dịch dịch thể chống lại SARS-CoV-2, bằng chứng là chuyển đảo huyết thanh của kháng thể IgG kháng RBD. Trong giai đoạn 1, tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh là 95,2% đối với nhúm 50àg và 81% đối với nhúm 25àg ở ngày 56. Trong giai đoạn 2, tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh là 89,2% đối với nhúm 50àg và 77,7%
đối với nhúm 25àg ở ngày 56. Cỏc khỏng thể trung hũa đối với SARS-CoV-2 cũng được quan sát thấy. Trong giai đoạn 1, các kháng thể trung hòa có ở 80%
số người tham gia cho nhúm 50àg và 94,7% cho nhúm 25àg ở ngày 56. Trong giai đoạn 2, các kháng thể trung hòa được thấy ở 97,3% số người tham gia nhúm 50àg và 95,1% đối với nhúm 25àg vào ngày 56 [131].
Một nghiên cứu khác Zhang Y. và CS (2021) nghiên cứu và tính sinh miễn dịch của vắc xin Sinovac trên nhóm tuổi 18-59 ở giai đoạn 1, sự chuyển đảo huyết thanh của các kháng thể trung hòa vào ngày thứ 14 của lịch tiêm 0 – 14 ngày là 46% và 50% ở nhóm liều 3μg và 6μg; trong khi ở ngày 28 với lịch tiêm chủng 0 - 28, sự chuyển đảo huyết thanh là 83% và 79% trong nhóm 3μg và 6μg. Thử nghiệm giai đoạn 2, sự chuyển đảo huyết thanh của các kháng thể trung hòa là 92% và 98% trong số người tham gia ở nhóm 3μg và 6μg, vào ngày 14 sau lịch trình ngày 0 và 14; trong khi ở ngày 28 sau lịch trình ngày 0 và 28, sự chuyển đảo huyết thanh là 97% và 100% ở nhóm 3μg và 6μg [121].
Qua xét nghiệm hoạt tính trung hòa thay thế vi rút (sVNT):
Trên 20 đối tượng nhóm A (Gđ1), hoạt tính trung hoà SARS-CoV-2 tăng mạnh sau tiêm vắc xin mũi 2 và tăng mạnh vào ngày 35 và tiếp tục tăng vào ngày 56. Cụ thể ngày 35, trung bình hoạt tính trung hoà là 84,57±13,04% và tại ngày 56 là 86,56±10,80%. Tỷ lệ phần trăm phát hiện hoạt tính trung hoà tại ngày 28, 35 và 56 lần lượt là 30%, 100% và 100%. (bảng 3.23).
Về hoạt tính trung hòa vi rút trên các đối tượng trong nhóm B và C1 (giai đoạn 2 và 3a) kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình của tỷ lệ trung hòa ức
chế vi rút khi gắn kết với ACE2 (tỷ lệ ức chế vi rút cạnh tranh), tại ngày 42 đạt 85,7±14,7% ở nhóm tiêm VXNC. Nhóm tiêm giả dược, tỷ lệ này không thay đổi so với ngày 0. Có 99,03% các đối tượng nghiên cứu trong nhóm VXNC Nanocovax có hoạt tính trung hòa trên ngưỡng (30%) tại D42, trong khi tỷ lệ này là không đáng kể trong nhóm sử dụng giả dược. Sự khác biệt về hoạt tính trung hoà vi rút giữa 2 nhóm tiêm VXNC và giả dược ở thời điểm ngày 42 là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. (bảng 3.24). Xét nghiệm đáp ứng kháng thể trung hòa trong nghiên cứu của chúng tôi không thể so sánh với nghiên cứu về vắc xin khác vì không cùng phương pháp xét nghiệm.
Trong nghiên cứu của Keech C. và CS (2020) với vắc xin NVX-Co2373 về kháng thể trung hòa cho thấy, ngày 21 sau liều tiêm đầu tiên vắc xin với chất bổ trợ cao hơn khoảng 5 lần so với khi không có chất bổ trợ. Đến ngày thứ 35, sau tiêm liều thứ hai có bổ sung chất bổ trợ gây ra sự gia tăng gấp hơn 100 lần so với tiêm chủng đơn lẻ mà không có chất bổ trợ [128].
Còn kết quả nghiên cứu Hernández-Bernal F. và CS (2020) về vắc xin ABDALA cho thấy, trong giai đoạn 1: các kháng thể trung hòa có ở 80% số người tham gia cho nhúm 50àg và 94,7% cho nhúm 25àg ở ngày 56. Trong giai đoạn 2, các kháng thể trung hòa này có ở 97,3% số người tham gia nhóm 50àg và 95,1% đối với nhúm 25àg vào ngày 56 [131].
Về hiệu giá kháng thể trung hòa vi rút SARS-CoV-2 sống trên nuôi cấy tế bào bằng phản ứng trung hòa giảm đám hoại tử (PRNT50)
Các đối tượng tham gia nghiên cứu được lấy mẫu máu đánh giá PRNT50 02 lần: trước tiêm SPNC mũi 1 (ngày 0) và 14 ngày sau tiêm SPNC mũi 2 (ngày 42). Sử dụng dòng tế bào cảm nhiễm Vero E6 tạo đám rối hoại tử (plaque) khi bị nhiễm vi rút. Trong huyết thanh có kháng thể trung hòa thì kháng thể sẽ trung hòa với vi rút làm nồng độ vi rút và số đám hoại tử tạo thành giảm đi so với ban đầu. Dựa vào số đám hoại tử còn lại, xác định hiệu giá kháng thể trung hòa vi rút có trong mẫu bệnh phẩm.
Trên các đối tượng nghiên cứu sử dụng VXNC, tại D42 trung bình nhân hiệu giá kháng thể trung hòa PRNT50 trên nuôi cấy tế bào đối với chủng G614D là 64,58 (95% CI: 52,4 - 79,6) trong khi đó nhóm tiêm giả dược không thay đổi về PRNT50 trước và sau tiêm (bảng 3.25 và hình 3.2). Về tỷ lệ có khả năng trung hòa vi rút sống (chủng G614D) bằng PRNT50 cho thấy có 91,9% mẫu huyết thanh của nhóm tiêm VXNC có khả năng trung hoà vi rút sống trên nuôi cấy tế bào từ 20 lần trở lên (bảng 3.26).
Trên chủng Delta, tại thời điểm D42, GMT của hiệu giá kháng thể trung hòa bằng PRNT50 nhóm VXNC đạt 29,64 (95% CI: 21 - 41,7), ở nhóm sử dụng giả dược không thay đổi giữa trước và sau tiêm. Đối với chủng Alpha trên 40 mẫu của đối tượng nghiên cứu sử dụng VXNC và 7 đối tượng nghiên cứu sử dụng giả dược, kết quả cho thấy GMT của PRNT50 tại D42 đối với chủng Alpha đạt mức 37,32 (95% CI: 27,3 - 51,02). Ở nhóm sử dụng giả dược GMT của PRNT50 không thay đổi giữa trước và sau tiêm (bảng 3.27). Kết này tương đương với nghiên cứu về vắc xin GBP510 của Song J.Y. và CS (2023), hiệu giá kháng thể trung hòa bằng PRNT50 vào ngày 42, GMT của nhóm vắc xin có và không có tá dược đều tăng cao so với ban đầu, tuy nhiên nhóm có bổ sung tá dược tăng cao hơn (từ 4,3 IU/mL tăng lên 861,0 IU/mL) [134].
Tỷ lệ phần trăm có khả năng trung hoà vi rút sống đối với chủng Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh) bằng PRNT50 tại ngày 42: có 62,2% mẫu huyết thanh của nhóm tiêm VXNC có khả năng trung hoà vi rút sống trên nuôi cấy tế bào từ trên biến chủng Delta. Còn ở chủng Alpha tỷ lệ này là 80%. (bảng 3.28).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Folegatti P.M. và CS (2020) khi nghiên cứu về vắc xin AstraZeneca cho biết phản ứng trung hòa chống lại SARS-CoV-2 đạt 100% khi đo bằng PRNT50
[117]. Sự khác biệt này do nghiên cứu của chúng tôi thử trên 3 biến chủng của SARS-CoV-2. Còn Folegatti và CS thử nghiệm trên chủng gốc SARS-CoV-2.