II. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.1. Đánh giá, dự báo các tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
2.1.5. Đánh giá, dự báo các tác động do nước thải
Trong giai đoạn thi công, các loại nước thải phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công xây dựng.
- Nước thải xây dựng: Phát sinh từ hoạt động làm ẩm v t liệu, trộn bê tông, súc rửa dụng cụ, bảo dưỡng bê tông,...
- Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án.
a. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu từ hoạt động vệ sinh cá nhân và rửa tay của công nhân.
Trong giai đoạn xây dựng có khoảng 30 công nhân làm việc tại dự án. Tiêu chuẩn dùng nước q = 20 ÷ 45 l/người.ngày (TCXD 33:2006 - cấp nước, mạng lưới và công trình
- Tiêu chuẩn thiết kế). Lấy tiêu chuẩn dùng nước cho công nhân là 45 lít
nước/người/ngày, lượng nước thải phát sinh bằng 100 lượng nước cấp thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường hàng ngày khoảng 1,35m3/ngày.
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết l p, khối lượng các chất ô nhiễm mỗi người thải vào môi trường hàng ngày được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 2.13. Lưu lượng phát sinh nước thải sinh hoạt
Nhu cầu nước
Định mức (*) (l/người.ngày)
Số người sử dụng
Qcấp (Qsd) (m3/ngày)
Qthải (=100%Qsd) (m3/ngày)
Sinh hoạt 60 30 1,8 1,8
Ghi chú: (*) TCVN 33:2006: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế. Tiêu chuẩn cấp nước theo đầu người đối với nông thôn
- Theo tính toán thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người hằng ngày đưa vào môi trường nếu chưa qua xử lý được đặc trưng bởi các thông số sau đ y:
Bảng 2.14. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày)
1 BOD5 45 – 54
2 COD 72 – 102
3 TSS 70 – 145
4 Dầu mỡ 10 – 30
5 Tổng nitơ 6 – 12
6 Amôni 2,4 - 4,8
7 Tổng photpho 0,8 - 4,0
8 Tổng Coliforms (MNP/100ml) 106 - 109
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (khi chưa qua xử lý) tại khu vực xây dựng dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.15. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý
Chất ô nhiễm Nồng độ ô nhiễm
(mg/L)
QCVN14:2008/BTNMT cột B (mg/L)
BOD5 750 – 900 50
COD 1200 – 1700 -
TSS 1166,67 – 2416,67 100
Dầu mỡ động, thực v t 166,67 – 500 20
Nitrat (tính theo N) 100 – 200 50
Amoni (tính theo N) 40 – 80 10
Phosphat (tính theo P) 13,33 – 66,67 10 Coliform 16,6 x106 – 16,6 x109 5.000
Ghi chú:
+ Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) = Tải lượng các chất ô nhiễm (g/ngày) / Lưu lượng nước thải (m3/ngày).
+ QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.
+ Cột B: Giá trị các thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Hàm lượng hữu cơ cao trong nước thải sinh hoạt sau một thời gian t ch lũy sẽ lên men, phân hủy, tạo ra các kh , mùi và màu đặc trưng, ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường. Quá trình phân hủy chất hữu cơ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây ảnh hưởng đến đời sống của các hệ thủy sinh trong nguồn nước tiếp nh n: thực v t thoái hóa hay chết dần...
- Mặt khác, nước thải chứa chất hữu cơ sẽ là môi trường thu n lợi cho vi trùng phát triển, khi thoát ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, làm cho nguồn nước không thể sử dụng vào những mục đ ch khác được.
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm ch nh trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý với QCVN 14:2008/BTNMT cột B cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt mức quy chuẩn cho phép. Vì v y, trong quá trình thi công chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công áp dụng biện pháp quản lý nước thải sinh hoạt, chủ đầu tư khuyến kh ch đơn vị thi công sử
dụng nguồn lao động địa phương và thực hiện các biện pháp khác để giảm thiểu thấp nhất các tác động đến môi trường xung quanh.
b. Nước thải xây dựng
Nước thải xây dựng chủ yếu phát sinh từ các hoạt động: rửa xe, thay dầu mỡ, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc và phương tiện v n tải, xử lý làm sạch nguyên v t liệu…
Thành phần ô nhiễm ch nh trong nước thải là các chất rắn lơ lửng, các chất vô cơ, đất cát xây dựng thuộc loại t độc.
Tuy nhiên, do các nhà thầu thi công sẽ lên kế hoạch trong việc sử dụng các loại nguyên v t liệu thi công, hạn chế tối đa sự thất thoát, gây lãng phí các loại nguyên v t liệu xây dựng. Hơn nữa, các loại phương tiện v n chuyển hoặc thiết bị thi công khi có sự cố hư hỏng sẽ được đưa tới gara hoặc các cơ sở sửa chữa chuyên nghiệp, không tổ chức
sửa chữa trên công trường (ngoại trừ trường hợp cần sửa chữa khẩn cấp) do đó lượng nước thải thi công được hạn chế tối đa phát sinh trên công trường. Loại nước thải này dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Vì thế khả năng x m nh p gây ô nhiễm cho đất và các nguồn nước mặt xung quanh của khu vực chỉ ở mức độ thấp. Tuy lượng nước sử dụng cho mục đ ch này khó ước t nh được con số cụ thể nhưng Nhà thầu thi công sẽ nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên v t liệu thi công trong quá trình sử dụng, kiểm soát chặt chẽ lượng nước sử dụng và thu gom, xử lý tối đa lượng nước thải phát sinh trên công trường.
c. Nước mưa chảy tràn
Căn cứ vào diện t ch khu đất dự án và số liệu về chế độ mưa tại khu vực, có thể ước t nh được lượng mưa rơi và chảy tràn lớn nhất trên bề mặt công trường như sau:
Q = 0,278 × K × I × F (m3/h)
Trong đó:
- K: Hệ số dòng chảy (K = 0,6).
- I: Cường độ mưa lớn nhất giờ (50 mm/h).
- F: Diện t ch lưu vực (3.169 m2).
Như v y, lượng nước mưa chảy tràn ứng với tr n mưa lớn nhất chảy qua khu vực dự án là Qm = 0,278 × 0,6 × 50 × 10-3× 3.169,6 = 26,43 (m3/h).
Lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực sẽ cuốn theo các tạp chất bẩn, chất thải rắn, dầu mỡ… vào môi trường. Nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khoảng 0,02 – 0,05 mg/l Nitơ và Phospho, 10 – 20 mg/l COD, 20 – 30mg/l chất rắn lơ lửng. Với lưu lượng và nồng độ nước mưa chảy tràn trên bề mặt khu vực dự án như trên, nếu không được tiêu thoát hợp lý sẽ gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công. Ngoài ra, nước mưa còn cuốn theo đất, đá, cát và các chất ô nhiễm khác từ mặt đất gây ảnh hưởng xấu đến xung quanh và làm ô nhiễm nguồn nước ở khu vực.