BÀI 9: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
II. NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
VẬN DỤNG- NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Câu hỏi 1: Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá là ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp và sức
khoẻ con người?
TL: - Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện của các loại bụi, bụi mịn, bụi siêu mịn hoặc các khí
như CO, SO2, NO2. Các hạt bụi tồn tại trong không khí có vai trò quan trọng quyết định chất lượng bầu không khí. Các loại bụi mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi có kích thước lớn. Bên cạnh đó còn có các hạt bụi mịn (nhỏ hơn 1/30 đường kính sợi tóc) thì mắt thường không thể nhìn thấy hay cảm nhận lại là tác nhân gây ra các vấn đề bệnh đường hô hấp nghiêm trọng như: các phản ứng viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, tấn công sau vào mạch máu và quả tim.
- Hút thuốc là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, khu vực công cộng. Ngành công nghiệp thuốc lá cùng với cháy rừng hằng năm thải ra 84 triệu tấn khí CO2 trong bầu không khí và thải ra lượng khí độc hại cao gấp 10 lần so với các loại nhiên liệu, tương đương với 20% lượng CO2 mà ngành hàng không thương mại thải ra mỗi năm, góp phần làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu và gây hiệu ứng nhà kính cho trái đất. Chưa kể hơn 7.000 chất hóa học tạo ra khi hút thuốc.
Câu hỏi 2: Tham khảo Bảng 9.1 và cho biết ý nghĩa của việc: Xử phạt người hút thuốc lá ở
nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viên, ...) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.
Bảng 9.1. Khói thuốc là và tác hại của khói thuốc lá Các chất hóa học trong khói
thuốc lá
Tác động lên cơ thể
Nicotin Gây nghiện, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng nguy cơ
hình thành cục máu đông.
Carbon monoxide (CO) Kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận
chuyển O2 của máu.
Tar ( hỗn hợp chất hóa học) Gây nguy cơ ưng thư phổi, họng, miệng, làm tê liệt
lông rung trong đường dẫn khí.
Các chất gây kích thích lên hệ hô hấp (hydrogen cyanide, acrolein,
…)
Gây tiết nhiều dịch nhày làm tê liệt lông rung trong đường dẫn khí, dịch nhày bám giữ khiến các hạt khói thuốc lá không được đẩy lên hầu dẫn đến viêm, hẹp đường dẫn khí, gây khó thở và ho.
TL: Bảng 9.1 đã nêu rõ về các chất hoá học trong khói thuốc lá và tác hại của khói thuốc lá
đối với cơ thể con người, hầu hết chúng đều có những tác động xấu nên việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng (cơ quan, trường học, bệnh viên, ...) và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá là một biện pháp giúp bảo vệ sức khoẻ của người.
Đáp án mục III, bệnh về hô hấp.
Tên bệnh Nguyên nhân gây bệnh Biện pháp phòng tránh
1. Hen - Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi - Tiêm vắc xin phòng cúm
suyễn khuẩn, virus
- Không khí lạnh - Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí
- Mạt nhà - Xúc cảm mạnh, stress - Tập luyện thể lực - Một số loại thuốc như: ức chế
beta, aspirin, ibuprofen, naproxen - Một số loại thức ăn và nước uống cụ thể như: tôm, khoai tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô, bia, rượu
- Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
- Xác định và tránh tiếp xúc với các dị
nguyên khởi phát cơn hen - Nhận diện các dấu hiệu báo trước của một cơn hen ho, thở dốc hay thở rít
- Điều trị các cơn hen phế quản càng sớm càng tốt, giúp dự phòng các đợt cấp tiến triển nặng nề hơn
- Tuân thủ việc điều trị. Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay khi thấy triệu chứng thuyên giảm.
- Tái khám theo hẹn, đảm bảo tuân theo kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh hen mà bác sĩ đề ra.
- Cần gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của cơn hen nặng.
- Lưu ý đến việc tăng tần suất sử dụng các thuốc hít cắt cơn nhanh vì dấu hiệu này có nghĩa là bệnh lý hen suyễn ở người bệnh vẫn chưa được kiểm soát tốt.
Viêm phế
quản cấp
Do virrus, bệnh còn có thể xảy ra do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi, ví dụ như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí.
- Tránh xa khói thuốc lá - Uống nhiều nước - Tiêm chủng hàng năm giúp bảo vệ
sức khỏe cũng như tránh bị cảm cúm và bảo vệ chống lại một số loại viêm phổi
- Rửa tay với nước rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh
- Tránh tiếp xúc với những người bị
cảm lạnh hoặc cúm nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe
- Đeo khẩu trang y tế: Nếu bị COPD, bạn nên đeo khẩu trang tại nơi làm việc nếu phải tiếp xúc với khói, bụi hoặc khi ở nơi đông người.
Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây hậu quả gì đối với cơ thể?
TL: Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây ra những cơn đau thắt ngực, nhồi máu
cơ tim dẫn tới suy tim nếu không được điều trị. Các triệu chứng của cơn thiếu máu cục bộ có thể tiến triển thành đột quỵ nếu không được điều trị - đột ngột yếu hoặc tê bì chân tay, nói lắp hoặc khó nói, ... Xơ vữa động mạch cũng có thể gây ra chứng phình động mạch ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể. Trong khi hầu hết những người bị chứng phình động mạch không có triệu chứng, một số trường hợp khác có thể có cảm giác đau và nhói ở khu vực túi phình.
Nếu túi phình vỡ, tỷ lệ vẫn có xảy ra xuất huyết nội và đe dọa đến tính mạng. Điều này thường xảy ra đột ngột song vẫn có lúc xảy ra rò rỉ chậm.