CÁC BỆNH PHÁT SINH DO CHỨC NĂNG HỆ MIỄN DỊCH BỊ PHÁ VỠ

Một phần của tài liệu Vở Ghi Sinh Học 11, Bộ Kết Nối Tt Với Cuộc Sống, Dành Cho Gv.docx (Trang 74 - 77)

BÀI 12: MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

V. CÁC BỆNH PHÁT SINH DO CHỨC NĂNG HỆ MIỄN DỊCH BỊ PHÁ VỠ

1. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

- Retrovirus HIV xâm nhập và tăng sinh trong tế bào T hỗ trợ, suy yếu hệ miễn dịch và gây bệnh cơ hội.

2. Ung thư

- Tế bào ung thư bất thường phân chia liên tục, tạo thành khối u ác tính và gây suy yếu hệ

miễn dịch.

3. Bệnh tự miễn

- Hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên, tấn công cơ quan của chính mình và gây bệnh tự miễn, ví dụ như bệnh tiểu đường type L.

Câu hỏi 1: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

Phân biệt Miễn dịch đặc hiệu Miễn dịch không đặc hiệu Tên gọi khác Còn gọi là MD thích ứng hoặc Còn gọi là MD bẩm sinh hoặc

VẬN DỤNG- NHIỆM VỤ VỀ NHÀ

MD thu được MD tự nhiên Tính đặc hiệu Có tính đặc hiệu Không có tính đặc hiệu

Thành phần Do tế bào B và tế bào T Hàng rào vật lí, hóa học, thực vào,

histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu

Khả năng ghi nhớ

Có khả năng ghi nhớ Không có khả năng ghi nhớ

Thời gian đáp ứng

Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì

Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứngt

Tính hiệu quả Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có

hiệu quả hơn

Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

Câu hỏi 2: Tìm gặp những người phụ trách y tế, những người phụ trách thú y của địa

phương và đề nghị họ cho biết:

- Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống những bệnh nào cho trẻ em và người lớn?

- Những loài động vật nuôi nào ở địa phương đã được tiêm vaccine phòng bệnh và phòng những bệnh nào?

TL: - Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống bệnh: Viêm gan B, Cúm mùa, Sởi - Quai bị -

Rubella, Thủy đậu, Uốn ván, Viêm màng não do não mô cầu khuẩn, Ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV, Viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn, ... cho trẻ em và người lớn.

- Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi như sau:

+ Bệnh ở trâu bò: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng;

+ Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn;

+ Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng, Nhiệt thán;

+ Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn;

+ Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt;

+ Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.

Câu hỏi 3: Tại sao trước khi tiêm một số kháng sinh người phải thử phản ứng dị ứng của cơ

thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí viêm?

TL: - Trước khi tiêm một số kháng sinh người phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với

kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản

ứng xảy ra tại vị trí viêm bởi vì cơ thể một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó gọi là dị ứng. 

- Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra khi dị

nguyên gây giải phóng lượng lớn histamin trên diện rộng. Hậu quả là co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm nhanh, ... dẫn đến não, tim không nhận đủ máu và O2. Tình trạng thiếu O2 có thể gây tử vọng sau vài phút.

Mở đầu: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu như các chất độc hại và các chất dư thừa không

được thải ra bên ngoài mà lại tích tụ trong cơ thể?

TL: Khi các chất độc hại và các chất dư thừa không được thải ra bên ngoài mà lại tích tụ

trong cơ thể thì cơ thể sẽ hấp thụ lại các chất độc hại và chất dư thừa, làm cho cơ thể bị ảnh hưởng xấu và mắc bệnh.

Một phần của tài liệu Vở Ghi Sinh Học 11, Bộ Kết Nối Tt Với Cuộc Sống, Dành Cho Gv.docx (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w