TIÊU BIỂU CỦA VÙNG ĐẤT HẢI DƯƠNG
5. Làng nghề chạm khắc đá Kính Chủ
Làng Kính Chủ, xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn nổi tiếng với nghề chạm khắc đá dưới chân núi Dương Nham từ thời nhà Lê.
3. Nghề gốm Chu Đậu
Trấn Hải Dương được biết đến là một trung tâm sản xuất gốm lớn từ thời nhà Lê với các di chỉ gốm rải rác ven sông Thương, sông Kinh Thầy và sông Kẻ Sặt, trong đó gốm Chu Đậu là tiêu biểu nhất.
Chu Đậu trong các thế kỉ XV – XVIII là một làng nhỏ nằm bên tả ngạn của sông Thái Bình thuộc huyện Thanh Lâm, lộ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách). Nơi đây vốn là vùng Trần triều Hải khấu
(cảng nhà Trần). Chữ Hán, Chu là thuyền, Đậu là bến (bến thuyền đỗ). Nơi đây, thuyền bè ra vào tấp nập. Từ Chu Đậu, xuôi sông Thái Bình, ra sông Kinh Thầy có thể tới cảng Vân Đồn. Cũng từ Chu Đậu xuôi sông Thái Bình sang sông Luộc có thể đến Phố Hiến về Thăng Long.
Những người thợ chạm khắc gỗ Đông Giao tài ba cùng ông tổ nghề Vũ Xuân Ngôn từng tham gia xây dựng kinh thành Huế và phát triển nghề tại nhiều địa phương trên cả nước.
Hiện nay, nghề chạm khắc gỗ ở Đông Giao ngày càng phát triển và mở rộng với những sản phẩm gỗ mĩ nghệ đáp ứng nhu cầu của nhân dân cả nước. Năm 2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã cấp bằng công nhận làng nghề cho làng nghề mộc Đông Giao.
Hình 11. Cổng vào làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao
Theo văn bia “Trùng tu Dương Nham tự” khắc năm 1532 tại Động Kính Chủ:
“Từ thế kỉ 15, Kính Chủ đã có nghề khắc bia đá nổi tiếng cả kinh thành. Từ năm Thiệu Bình thứ ba (1436), Hành khiển Nguyễn Trãi đã dâng biểu vẽ khánh đá lên vua. Vua khen, sai thợ đá ở huyện Giáp Sơn lấy đá núi Kính Chủ để làm”.
– Nghề chạm khắc gỗ Đông Giao được ra đời và phát triển như thế nào?
– Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về lịch sử phát triển và những sản phẩm của làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao.
Tư liệu
3. Nghề gốm Chu Đậu
Trấn Hải Dương được biết đến là một trung tâm sản xuất gốm lớn từ thời nhà Lê với các di chỉ gốm rải rác ven sông Thương, sông Kinh Thầy và sông Kẻ Sặt, trong đó gốm Chu Đậu là tiêu biểu nhất.
Chu Đậu trong các thế kỉ XV – XVIII là một làng nhỏ nằm bên tả ngạn của sông Thái Bình thuộc huyện Thanh Lâm, lộ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách). Nơi đây vốn là vùng Trần triều Hải khấu
(cảng nhà Trần). Chữ Hán, Chu là thuyền, Đậu là bến (bến thuyền đỗ). Nơi đây, thuyền bè ra vào tấp nập. Từ Chu Đậu, xuôi sông Thái Bình, ra sông Kinh Thầy có thể tới cảng Vân Đồn. Cũng từ Chu Đậu xuôi sông Thái Bình sang sông Luộc có thể đến Phố Hiến về Thăng Long.
Thợ đá làng Kính Chủ có thể thực hiện hầu hết những công việc về chế tác đá như bắc cầu, làm quán, đục cối, tạc tượng, khắc bia, làm đá tảng, đá phiến,...
Nhiều tác phẩm do nghệ nhân Kính Chủ chế tác đã trở thành di sản văn hoá quốc gia, trong đó có bia Văn miếu Quốc Tử Giám, hệ thống bia tại động Kính Chủ, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá, bia chùa Đông Dương, bia chùa Côn Sơn, tượng đài Trần Hưng Đạo bằng đá nằm trên núi An Phụ,…
Hình 12. Bia Văn miếu Quốc Tử Giám (thành phố Hà Nội)
Hình 13. Bia đá tại động Kính Chủ (thị xã Kinh Môn)
Theo văn bia tại vách động Kính Chủ: “Phụng việc quan trên giao cho quan viên, người giúp việc, thôn xã trưởng, xã Kính Chủ, huyện Giáp Sơn cùng các vị lớn nhỏ của toàn xã buộc phải chuẩn bị chu đáo cho công việc. Nguyên bản xã là nơi có thợ điêu khắc đá, am hiểu nghề nghiệp… nay lại phụ lệnh tìm kiếm đá làm bia, làm rùa quỳ các thế, tạo tác các bia Chế khoa tiến sĩ để danh kí, dựng vững chắc trước cửa Quốc Tử Giám. Công trình xây dựng biết bao công sức, thật là trọng đại. Cứ theo sự phân chia các hộ, sưu sai để tiện cung ứng các việc”.
Hội Sử học Hải Dương, Di sản Hán Nôm Hải Dương, tập II,
Bia 12 005 soạn ngày 25 tháng 11 năm 1635, tr.95
Tư liệu
Ngày nay, nghề chạm khắc đá Kính Chủ vẫn được duy trì và phát triển. Đá ốp trang trí, các sản phẩm đá mĩ nghệ, bàn đá,… của người thợ Kính Chủ rất được ưa chuộng. Ngoài thực hiện các công trình trong tỉnh, người thợ đá Kính Chủ còn tham gia tu bổ các công trình văn hoá ở Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh,…
– Nghề chạm khắc đá Kính Chủ được ra đời và phát triển như thế nào?
– Thiết kế một dự án truyền thông, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hoá của làng nghề chạm khắc đá Kính Chủ và những sản phẩm của làng nghề.
1. Lựa chọn và giới thiệu về một làng nghề truyền thống ở Hải Dương.
2. Theo em, các làng nghề truyền thống ở Hải Dương có giá trị lịch sử – văn hoá như thế nào trong lịch sử phát triển của địa phương và dân tộc.
Đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống của quê hương trong thời kì hội nhập hiện nay.
– Phân tích được một số đặc điểm về nguồn lao động tỉnh Hải Dương.
– Trình bày được thực trạng nguồn lao động và việc làm tỉnh Hải Dương.
– Đề xuất một số biện pháp giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn mới và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
– Lập được kế hoạch chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai dựa trên các yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người lao động phù hợp với năng lực, sở thích của cá nhân.
Phân xưởng sản xuất thiết bị (Khu công nghiệp Đại An)