Ưu thế về tự nhiên

Một phần của tài liệu Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương lớp 11 (Trang 57 - 61)

2. Hải Dương có nhiều ưu thế để phát triển du lịch

2.1. Ưu thế về tự nhiên

a. Địa hình

Địa hình Hải Dương nghiêng và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và được chia làm hai phần rõ rệt là: phần đồi núi thấp và phần đồng bằng.

Dạng địa hình đồi núi thấp: Đây là dạng địa hình có ý nghĩa lớn nhất đối với sự phát triển của hoạt động du lịch của tỉnh, nơi thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch như: tham quan, thể thao, cắm trại, xây dựng các khu an dưỡng,…

Các khu vực tiêu biểu cho dạng địa hình này như: Khu vực đồi núi thấp Chí Linh với các dãy núi thấp ở khu Côn Sơn (Kỳ Lân 200 m, Ngũ Nhạc 238 m) với nhiều đỉnh mà từ đó có thể nhìn thấy toàn cảnh non nước Côn Sơn và vùng núi kế cận.

Ngoài ra còn các núi như: Phượng Hoàng, ngọn Nam Tào, Bắc Đẩu… đều là những địa danh có giá trị đối với hoạt động du lịch.

Đặc biệt, dạng địa hình đồi núi ở Hải Dương hầu hết các đỉnh núi ở đây thường gắn liền với các di tích lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân văn hoá, các anh hùng dân tộc như: Côn Sơn với Nguyễn Trãi; Kiếp Bạc với Trần Hưng Đạo;

Hải Dương với 3 199 di tích lịch sử, văn hoá, trong đó có 144 di tích được xếp hạng Quốc gia, 04 khu di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt (khu di tích và danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc đã được chính phủ đưa vào danh mục xây dựng thành khu du lịch quốc gia); 08 bảo vật quốc gia và 09 di sản văn hoá phi vật thể được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ghi danh. Và trên địa bàn tỉnh còn nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kì thú như: núi Côn Sơn, núi Phượng Hoàng, núi An Phụ, núi Dương Nham, chùa Nhẫm Dương – tổ đường của Thiền phái Tào Động Việt Nam, nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý hiếm như xương động vật, xương người tiền sử hoá thạch, công cụ lao động bằng đá, đồ dùng sinh hoạt bằng gốm, tiền cổ,... khẳng định loài người đã cư trú liên tục ở vùng đất Kinh Môn từ 5 – 3 vạn năm…

Nêu những thuận lợi về địa lí để Hải Dương phát triển du lịch.

Đền Cao với An Sinh Vương Trần Liễu,… chính điều này đã góp phần làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với khách du lịch.

Địa hình Karst: Dạng địa hình Karst ở Hải Dương không nhiều, tập trung ở khu vực Nhị Chiểu, dãy núi Dương Nham (Kinh Môn). Tuy nhiên, các dạng địa hình Karst ở đây lại có những nét độc đáo riêng trong đó đáng chú ý là những khối sót lởm chởm đá tai mèo và hệ thống hang động thuộc khu di tích quốc gia động Kính Chủ đã được mệnh danh là “Nam thiên đệ lục động”.

Khu vực Nhị Chiểu có tổng thể 32 hang động Karst, trong đó có nhiều hang động đẹp có giá trị du lịch như: hang Hàm Long, Tâm Long, Đốc Tít,… nhiều hang động còn gắn với các di chỉ khảo cổ gắn liền với lịch sử hình thành người Việt cổ, là căn cứ kháng chiến của nhiều cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Với những đặc điểm địa hình vùng đồi núi như vậy rất thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh, tìm hiểu lịch sử, văn hoá truyền thống;

du lịch sinh thái; du lịch thể thao, leo núi, cắm trại,…

b. Khí hậu

Hải Dương nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm với hai mùa: mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa.

Sự phối hợp của địa hình và hoàn lưu gió mùa đông bắc, tây nam đã tạo sự phân hoá của khí hậu Hải Dương thành 2 vùng khí hậu đồng bằng và vùng khí hậu bán sơn địa. Sự phân hoá tuy không thật rõ rệt, song cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch tham quan, nghỉ mát trên núi,… vào những khoảng thời gian thích hợp.

Nhìn chung khí hậu Hải Dương rất thuận lợi cho hoạt động du lịch ở mức độ khác nhau.

c. Nguồn nước

Hải Dương có mạng lưới sông ngòi dày đặc và rải đều trên phạm vi toàn tỉnh với nhiều sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình như: sông Thái Bình, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Mía, sông Kinh Môn, sông Văn Úc… Cùng với hệ thống sông chính còn có các sông đào như: sông Cửu An, sông Sặt, sông Đình Đào, sông Cậy,…

Do đặc điểm của địa hình, các dòng chảy của các sông lớn qua địa phận Hải Dương đều theo hướng tây bắc – đông nam và thuộc phần hạ lưu nên lòng sông thường rộng và không sâu, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu.

Hệ thống hồ với đặc điểm thuỷ văn kết hợp với cảnh quan thiên nhiên là những điểm du lịch vui chơi, giải trí với nhiều hoạt động du lịch lí thú như bơi thuyền, câu cá, vãn cảnh,… Một số hồ đã khai thác nhiều cho hoạt động dịch vụ như hồ Bạch Đằng – trung tâm vui chơi, giải trí của thành phố Hải Dương; hồ An Dương (Thanh Miện) với sự phong phú về nguồn thuỷ sản và cư trú của hàng ngàn con cò, hiện đang là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh.

Ngoài nguồn nước mặt dồi dào, Hải Dương còn có một trữ lượng nước ngầm Đối với hoạt động du lịch, 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ dài 400 km cho phép tàu thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng là điều kiện thuận lợi để Hải Dương đẩy mạnh hình thành và phát triển du lịch bằng đường sông.

Bên cạnh hệ thống sông ngòi, Hải Dương còn có diện tích hồ, ao, đầm khá lớn như: hồ Bến Tắm, hồ Côn Sơn, hồ Mật Sơn, hồ Bình Giang (Chí Linh); hồ Bạch Đằng (thành phố Hải Dương), hồ An Dương (Thanh Miện)…

Hình 1. Hồ Mật Sơn (thành phố Chí Linh) Hình 2. Hồ Bạch Đằng (thành phố Hải Dương)

Hình 3. Hồ Côn Sơn (thành phố Chí Linh) Hình 4. Hồ An Dương (huyện Thanh Miện)

Hình ảnh một số hồ nước nổi bật của Hải Dương

cho sinh hoạt khi đi du lịch và trực tiếp tạo ra các loại hình du lịch. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan từ 30 – 50m3/ngày đêm.

Đáng chú ý là nguồn nước khoáng Thạch Khôi (Gia Lộc), mạch nước khoan ở độ sâu khoảng 800 m, nhiệt độ nước là 440C, thành phần khoáng hoá chứa nhiều muối ion và các nguyên tố vi lượng quý, có giá trị chữa bệnh cao có thể phát triển loại hình du lịch chữa bệnh.

d. Sinh vật

Hải Dương hiện có hơn 10,6 nghìn ha rừng, bao gồm 1 540,3 ha rừng đặc dụng, 4 718,4 ha rừng phòng hộ và 4 371,3 ha rừng sản xuất, với thảm thực vật rừng phong phú, rừng còn là nơi bảo tồn nhiều loài động vật. Nhiều loại động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: cu li lớn, gấu ngựa, beo lửa, sóc bay lớn, tê tê vàng.

Hình 5. Một góc rừng Thanh Mai (thành phố Chí Linh)

Sự phong phú về thảm thực vật rừng và động vật với nhiều loại quý hiếm là sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Bên cạnh đó rừng còn góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên đẹp, hài hoà cho một vùng có các di tích lịch sử – văn hoá đã được xếp hạng như: đền Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn, chùa Thanh Mai…

Đặc biệt, Hải Dương có làng Cò – Vạc ở Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện). Đảo Cò với hàng trăm loài cò, le le, mòng két, vạc,… bay rợp trời giữa một đầm hồ mênh mông như một bức tranh thiên nhiên hoang dã tạo sức thu hút đối với du khách.

Một phần của tài liệu Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương lớp 11 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)