Ưu thế về tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương lớp 11 (Trang 61 - 68)

2. Hải Dương có nhiều ưu thế để phát triển du lịch

2.1. Ưu thế về tài nguyên du lịch nhân văn

a. Các di tích lịch sử – văn hoá

Hải Dương là vùng đất phát triển gắn liền với lịch sử phát triển đất nước. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng nghìn di tích lịch sử – văn hoá. Đây là vùng đất đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như: Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh.

Các di tích lịch sử và danh thắng tiêu biểu tại Hải Dương đều có những nét kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa giữa kiến trúc cổ và hiện đại, kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nhiều di tích có giá trị có thể khai thác phục vụ hoạt động

Hình 6. Rừng thông ở Chí Linh

Tài nguyên sinh vật của tỉnh tuy không thực sự phong phú và nổi tiếng song lại có sự độc đáo, sức hấp dẫn riêng, tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như: du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, du lịch sinh thái, thể thao, du lịch tâm linh gắn liền với tham quan nghỉ dưỡng.

Hãy trình bày ưu thế về tự nhiên của Hải Dương cho phát triển du lịch.

b. Các Lễ hội truyền thống

Hải Dương là nơi có nhiều lễ hội, ngoài những lễ hội chung của cả nước còn có những lễ hội mang đậm bản sắc đặc trưng của địa phương. Các lễ hội thường diễn ra ở nơi có di tích lịch sử – văn hoá, góp phần thu hút đông đảo khách du lịch:

hội Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh); hội Đền quan lớn Tuần Tranh (Đồng Tâm – Ninh Giang); hội Đền Yết Kiêu (Yết Kiêu – Gia Lộc); hội Đền Cao (An Lạc – Chí Linh);

hội Đền An Phụ (Kinh Môn)… Các lễ hội thường diễn ra quanh năm, nhưng tập trung nhất vào mùa xuân.

Hình 8. Hội quân trên sông Lục đầu – Lễ hội Kiếp Bạc

(thành phố Chí Linh) Hình 7. Di tích Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh)

du lịch, trong đó có 2 di tích được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng đặc biệt quan trọng của quốc gia là Côn Sơn, Kiếp Bạc và quần thể Nhẫm Dương – Kính Chủ – An Phụ.

c. Các làng nghề truyền thống

Hải Dương là quê hương của nhiều nghề truyền thống nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Hiện nay, toàn tỉnh hiện có khoảng 35 nghề và làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm độc đáo, nổi tiếng. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần cải thiện kinh

MỘT SỐ LỄ HỘI CHÍNH THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

TT Tên lễ hội Địa điểm Thời Nội dung

gian

– Tưởng niệm Huyền Quang, Nguyễn Trãi

– Trò chơi đấu vật, cờ tướng, hát giao duyên

– Lễ rước Đức Thánh Trần – Trò chơi đua thuyền, thuỷ chiến, bơi chải, đấu vật

– Lễ tưởng nhớ 5 anh em họ Vương

– Tưởng nhớ vị tướng Trần Khánh Dư

– Trò chơi đua thuyền

– Lễ hội cầu Voi, cầu sấm, cầu mưa

– Tưởng niệm An Sinh Vương Trần Liễu

– Tưởng niệm danh tướng Yết Kiêu

– Múa tứ linh, đàn bát cống, đánh cờ, đánh đáo đĩa…

– Cúng thần sông – Hát chầu văn 16–22/1

20/8

22–24/1

13–21/8

Tháng 3

1/4

15/1

25/2 1

2

3

4

5

6

7

8 Lễ hội Côn Sơn

Lễ hội Kiếp Bạc

Lễ hội đền Cao

Lễ hội đền Gốm

Lễ hội pháo đất

Lễ hội đền An Phụ

Hội đền Yết Kiêu

Hội đền Quan lớn

Cộng Hòa, Chí Linh

Hưng Đạo, Chí Linh

An Lạc, Chí Linh

Cổ Thành, Chí Linh

Minh Đức, Tứ Kỳ

An Phụ, Kinh Môn

Yết Kiêu, Gia Lộc

Đồng Tâm, Ninh Giang

Hình 9. Làng nghề chạm bạc Châu Khê (Bình Giang)

d. Văn hoá, ẩm thực

Về văn hoá: Hải Dương là tỉnh có dân số vào loại trung bình, tổng dân số

1 703 492 người, chiếm 2,04% dân số cả nước. Dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có sự cư trú của một bộ phận nhỏ các dân tộc thiểu số như: người Hoa, Tày, Mán, Sán Dìu,… Yếu tố văn hoá, nhân văn được đánh giá có sức hấp dẫn hơn cả là vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng của người dân nơi đây. Hải Dương là một trong những trung tâm lớn của Thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn – Yên Tử – Quỳnh Lâm). Bên cạnh đó, Hải Dương cũng là mảnh đất có nền văn hoá dân gian đặc sắc thuộc khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc như: hát chèo, hát tuồng ở Thạch Lỗi (Cẩm Giàng); hát đối ở Gia Xuyên (Gia Lộc); hát trống quân ở Tào Khê (Bình Giang); xiếc ở Thanh Miện, Ninh Giang; múa rối ở Thanh Hào (Thanh Hà), Lê Lợi (Gia Lộc), Hồng Phong (Ninh Giang)… yếu tố văn hoá, dân tộc học đã góp phần không nhỏ vào tổng thể nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh, góp phần thu hút du khách, tạo sức mạnh cho phát triển du lịch tỉnh Hải Dương trong hiện tại và tương lai.

tế địa phương, giữ gìn bản sắc văn hoá, lịch sử, đồng thời làm phong phú thêm tiềm năng du lịch cho tỉnh.

Một số làng nghề thủ công truyền thống của Hải Dương như: Làng Gốm Chu Đậu (Chu Đậu, Nam Sách); làng vàng bạc Châu Khê (Thúc Kháng, Bình Giang);

làng nghề chạm khắc gỗ Đông Giao (Lương Điền, Cẩm Giàng); nghề thêu ren Tứ Kỳ (Hưng Đạo, Tứ Kỳ)…

Hình 11. Bánh đậu xanh (thành phố Hải Dương) Hình 12. Quả vải thiều (Thanh Hà)

Hình 10. Sân khấu múa rối nước của phường rối

Hồng Phong (huyện Ninh Giang)

Theo tư liệu tại đình làng Bồ Dương (Hồng Phong – Ninh Giang), nghề múa rối nước ở địa phương này có từ thế kỉ XIV. Những hình ảnh con rối như chú Tễu, đô vật,… được chạm khắc tinh xảo trong đình Bồ Dương là minh chứng khẳng định múa rối nước đã trở thành nét văn hoá của người dân nơi đây từ rất lâu đời.

Về ẩm thực: Cũng như nhiều làng quê Bắc bộ khác, khách du lịch đến với

Hải Dương còn có cơ hội được thưởng thức nét văn hoá ẩm thực phong phú với bánh đậu xanh Hải Dương, bánh gai Ninh Giang, vải thiều Thanh Hà,… từ lâu đã nổi tiếng trong và ngoài nước. Gần đây một số món ăn đã được người dân quan tâm đến việc chế biến thành những món ăn không thể thiếu trong những chuyến du lịch tại Hải Dương như: rươi ở Tứ Kỳ, bánh đa gấc ở Bình Giang, bánh cuốn ở thành phố Hải Dương.

1. Nêu những thuận lợi và khó khăn trong phát triển du lịch tại Hải Dương.

Như vậy, có thể đánh giá, Hải Dương có tiềm năng rất lớn về tài nguyên du lịch.

Là tỉnh có vị trí địa lí rất thuận lợi – nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong tam giác tăng trưởng kinh tế và du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Hải Dương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây được coi là một tiền đề, là cơ sở để phát triển du lịch với sự đa dạng về loại hình du lịch như: du lịch văn hoá, tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch cuối tuần,… Tuy nhiên, hiện nay công tác tổ chức, quản lí, khai thác nguồn tài nguyên còn chưa hợp lí, hiệu quả kinh tế do du lịch đem lại còn chưa cao. Hoạt động du lịch còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu còn dựa trên cơ sở khai thác các tài nguyên sẵn có, đầu tư cơ sở vật chất còn ở mức khiêm tốn, thiếu đồng bộ nên chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng riêng và hấp dẫn khách du lịch. Vì vậy, du lịch Hải Dương chưa thu hút được đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.

Hình 13. Bánh đa gấc (huyện Bình Giang) Hình 14. Bánh dày (huyệnGia Lộc)

Hãy giới thiệu những đặc trưng về tài nguyên du lịch nhân văn ở

Hải Dương.

Lựa chọn và giới thiệu về một món ăn, lễ hội, di tích lịch sử – văn hoá

ở Hải Dương.

Em có dự định lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai, em có chọn ngành nghề để phục vụ các hoạt động trong lĩnh vực du lịch không. Tại sao?

2. Thực hành

CHO BẢNG SỐ LIỆU SAU:

SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH TRONG NƯỚC, KHÁCH NƯỚC NGOÀI VÀ DOANH THU TỪ DU LỊCH CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG (GIAI ĐOẠN 2015 ĐẾN 2021)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượt khách trong nước, khách du lịch nước ngoài và doanh thu từ du lịch của tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2015 – 2021.

b. Qua bảng số liệu, biểu đồ em hãy rút ra nhận xét cần thiết và giải thích sự thay đổi số lượt khách trong nước, khách du lịch nước ngoài và doanh thu từ du lịch của tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2015 – 2021.

Năm 2015 2018 2019 2020 2021

Khách du lịch trong nước (lượt người)

Khách du lịch nước ngoài (lượt người)

Doanh thu (tỉ VNĐ)

1 995 000

1 130 000 1 350

2 420 000

1 490 000 1 800

2 630 000

1 665 000 1 980

1 323 289

252 710 249

11 997

1 693 12

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương)

Một phần của tài liệu Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương lớp 11 (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)