Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm ngoài rối loạn vận động ở bệnh nhân parkinson (Trang 65 - 68)

• Đặc điểm về tuổi.

Theo đa số tác giả, bệnh Parkinson là bệnh của người cao tuổi thường khởi phát ở người trên 50 tuôi, tuổi hay gặp nhất là 60 – 70 tuổi. [1], [3], [6], [7], [10], [35].

Ở Việt Nam theo Nguyễn Văn Chương và cộng sự [5], [6] cho thấy tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là từ 60-69 tuổi.

Theo Nhữ Đình Sơn (2004) nghiên cứ 103 bệnh nhân Parkinson thấy độ tuổi trung bình của bệnh nhân Parkinson là 60.51 ± 10.73 [18].

Theo Trương Thị Thu Hương [11] độ tuổi trung bình của Parkinson là 69.1 ± 8.9.

Theo Nguyễn Thế Anh độ tuổi trung bình của bệnh nhân Parkinson là 69.98 ± 5.44, [1].

Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 thấy rằng tuổi và nhóm nghiên cứu phù hợp với các tác giả khác, ( bảng biểu đồ 3.1 ).

Tuổi trung bình mắc bệnh Parkinson là 71,77 ± 7,57

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh trung ương tiến triển từ từ, các triệu chứng của bệnh Parkinson thường xuất hiện sau khi hơn 50% tế bào tiết dopamin ở liềm đen và thể vân bị tổn thương [3], [6], [7], [10], [18], [35]

Như vậy sẻ có một giai đoạn tiền lâm sàng ở bệnh nhân Parkinson, Tức là đã có tổn thương hệ dopamin nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng.

Kết quản nghiên cứu giải phẩu bệnh và hình ảnh học cho thấy trung bình mổi năm bệnh nhân Parkinson mất khoảng 5% tế bào thần kinh tiết

dopamin [3], [6], [7], [35]. Do đó giai đoạn tiền lâm sàng của bệnh nhân Parkinson kéo dài khoảng 10 năm.

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tuổi mắc cao hơn một số mẫu khác có thể là do đối tượng thu dung ở Bệnh viện Hữu Nghị là cán bộ về hưu nên tuổi của bệnh nhân thường cao hơn ở các bệnh viện khác, hơn nữa đây là nhóm cả bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson nên tuổi có thể khác so với bệnh Parkinson.

Mặt khác thoái hóa liềm đen và thể vân thường bắt đầu ở tuổi trên 40, như vậy sau 10 năm sau bắt đầu xuất hiện. Phải chăng đây là lý do ta thường gặp bệnh nhân Parkinson ở người lớn tuổi, độ tuổi khởi phát thường trên 60 tuổi

• Đặc điểm về giới.

- Cả nam và nữ đều mấc bệnh Parkinson tuy nhiên các tác giả cho rằng tỷ lệ nam mắc bệnh Parkinson cao hơn nữ. Các nghiên cứu ở Việt Nam của tác giả Lê Đức Hinh (2001) và Nguyễn Văn Chương và cộng sự (9/2000) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là 1,7 [5], [10].

- Theo Trương Thị Thu Hương [11] tỷ lệ mắc bệnh Parkinson ở nam mắc bệnh cao hơn nữ ( nam chiến 58,14% ).Theo Nguyễn Thế Anh [1] tỷ lệ mắc bệnh Parkinson ở nam cao hơn nữ 1,77 lần.

- Theo Nhữ Đình Sơn [18] tỷ lệ nam trên nữ mắc bệnh Parkinson là 27,25 lần .

- Nhóm bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi chọn cách ngẫu nhiên thấy rằng số bệnh nhân nam là 47 số bệnh nhân nữ là 13, tỷ lệ nam trên nữ là 2,63 lân, chỉ tương đồng với các tác giả khác về kết quả bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới nhưng chưa tương đồng về tỷ lệ, do có thể cỡ mẫu nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn.

- Có nhiều giả thiết được đư ra nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất ý kiến là có sự khác biệt giữa nam và nữ. Đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của hormon estrogen đối với tế bào tiết dopamin, nam giới có nguy cơ tiếp xúc môi trường độc hại nhiều hơn nữ [18].

•Đặc điểm về học vấn

Chúng tôi chọn hai nhóm có sụ tương đồng về trình độ học vấn không chọn những người có rối loạn tâm thần và mù chữ để đánh giá mức độ rối loạn nhận thức thông qua các test tâm lý, trí nhớ của nhóm nghiên cứu, bảo đãm sự khách quan khi nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 chúng tôi thấy trình độ học giứ nhó nghiên cứ và nhón chứng có tỷ lệ như sau:

+ Cấp II nhóm nghiên cứu số lượng 18 người chiến 30%.

+ Cấp II nhóm chứng số lượng 6 người chiếm 20%.

+ Cấp III nhóm nghiên cứu số lượng là 9 người chiếm 15%.

+ Cấp III nhóm chứng só lượng là 1 người chiếm 3,33%.

+ Trình độ Đại Học nhóm nghiên cứu số lượng là 24 người chiếm 40%.

+ Trình độ Đại Học nhóm chứng có số lượng 20 người chiếm 66,67%.

+ Trình độ trên Đại Học nhóm nghiên cứu số lượng 9 người chiến tỷ lệ 15%

+ Trình độ trên Đại Học nhóm chứng số lượng 3 người chiến tỷ lệ 10%

- Tuy nhiên sự khác biệt về trình độ học vấn giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê.

- Theo tác giả Nguyễn Thế Anh (2008) về trình độ học vấn được xếp theo 3 nhóm, cấp I có 10 người (20%) cấp II, Cấp III có 31 người (65%), Cao Đẳng và Đại Học có 9 người (18%) [1].

- Như vậy cho thấy bệnh Parkinson có thể gặp ở mọi đối tượng không phân biệt trình độ học vấn. kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu

trên. Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu và so sánh sự khác biệt giữa trình độ học vấn giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.

•Đặc điểm về nghề nghiệp.

- Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi:

+ Lao động chân tay nhóm nghiên cứu số lượng là 1 người chiếm 1.67%

+ Lao động trí óc nhón nghiên cứu số lượng là 59 người chiếm 98.33%

- Không có sự khác biệt về nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu trong hai nhóm với ( P > 0.05 ).

- Vì số lượng bệnh nhân làm nghiên cứu còn nhơ, thời gian làm nghiên cứu ngắn, nơi lấy số liệu là bệnh viện Hữu Nghị là bệnh viện đầu ngành quản lý và chăm sóc cho các đối tượng bệnh nhân chủ yếu là trí thức chỉ có một trường hợp lao động là chân tay. Do vậy kết quả nghiên cứu không chỉ ra sự khác biệt về nghề nghiệp của nhóm bệnh và nhóm chứng.

4.2. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng nhóm bệnh Parkinson nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm ngoài rối loạn vận động ở bệnh nhân parkinson (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w