Phản xạ da gan tay cằm, sự co không tự chủ của cơ cằm do kích thích ô mô cái, có thể được thử dễ dàng và nhanh chóng. Sự xuất hiện của phản xạ này có thể báo động cho thày thuốc lâm sàng về khả năng có bệnh lý não. Tuy nhiên, phản xạ này thường có ở người bình thường và có thể không có trong tình trạng bệnh lý. Do đó, việc thử chỉ để xem có hay không có phản xạ này sẽ thiếu cã độ nhậy và độ đặc hiệu. Co cơ cằm mạnh, duy trì và dễ dàng lặp lại có thể tạo ra kích thích ở những vùng khác ngoài gan bàn tay có nhiều khả năng chỉ ra tổn thương não hơn.
• 4.3.1. Đặc điểm phản xạ da gan tay cằm
- Phản xạ da gan tay cằm ( palmomental reflex )còn gọi là phản xạ marinesco, đây là một trong các phảm xạ bệnh lý ở miệng hay gặp còn gọi là các phản xạ trục hay các phản xạ thân não.
- Sự xuất hiện các phản xạ bệnh lý ở miệng khi các trung tâm phản xạ tự động ở bộ máy khoanh đoạn thân não được giải phóng khỏi sự ức chế của não.
- Các phản xạ này có thể thấy ở trẻ em, người già khỏe mạnh ở người trưởng thành, phản xạ biểu hiện trong liệt giả hành não, trong bệnh và hội chứng Parkinson…
- Bảng 3.18 cho kết quả như sau:
- Phản xạ da gan tay cằm (+) ở bệnh nhân Parkinson nguyên phát, nhóm hội chứng Parkinson và nhóm Parkinson nói chung lần lượt là:
- 80,00%, 66,67% và 73,33% so với nhóm chứng có tỷ lệ dương tính là 23,33%
- Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
- So với một số nghiên cứu ngoài nước chúng tôi thấy
- Theo A. Maertens De Noordhout , P. J. Delwaide (1988) [40] đã thữ nghiệm trên 356 người bình thường và 109 bệnh nhân parkinson. Các tác giả thấy tỷ lệ phản xạ xuất hiện ở 16.3% người bình thường, ở bệnh nhân parkinson tần suất gặp phản xa là 71.5%.
- Theo B. Okuda, K. Kawabata, H. Tachibana, K. Kamogawa, va K.
Okamoto (2008) [44] Nghiên cứu phản xạ ở 132 bệnh nhân mắc bệnh Parkinson và 55 bệnh nhân hội chứng Parkinson căn nguyên mạch não thấy rằng.
- Tỷ lệ phản xạ da gan tay cằm (+) ở nhóm hội chứng Parkinson: Bệnh Parkinson là 53: 26 tác giả cho rằng tần xuất phản xạ da gan tay cằm ở nhóm hội chứng Parkinson do mạch máu cao hơn bệnh Parkinson.
- Những nhận sét của chúng tôi tương tư như các tác giả trên.
- Chúng tôi chưa có các tài liệu tại Việt Nam công bố về vấn đề này.
- Các tác giả kết luận: Phản xạ da gan tay cằm là một phản xạ khá hay gặp trong chẩn đoán bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson có thể phản ánh gián tiếp giảm hoạt động hệ dopamin trong thể vân.
- Về giá trị ∆ của phản xạ da gan tay cằm trong bệnh Parkinson, cho đến nay vẫn dùng ∆ lâm sàng là chính, chưa co tiêu chuẩn vàng để ∆ ( + ) bệnh.
- Hầu hết các nghiên cứu đều dựa và lâm sàng, test L dopa và loại trừ để chẩn đoán.
- Một số nghiên cứu đã đưa ra độ nhạy, độ đặc hiệu của phản xạ da gan tay cằm trong chẩn đoán bệnh và hội chứng Parkinson, chúng tôi lấy chẩn đoán lâm sàng làm tiêu chuẩn để tính độ nhạy độ đặc hiệu, khả năng ∆ (+) và giá trị tiên đoán có bệnh của phản xạ da gan tay cằm. Kết quả được dựa và bảng 2x2 và qua bảng 3.22.
- Trong đó:
Độ nhạy của phản xạ da gan tay cằm trong chẩn đoán bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson và nhóm nghiên cứu chung là 77,42, 74,07 và 86,27.
Độ đặc hiệu của phản xạ da gan tay cằm trong ∆ của ba nhóm ở trên lần lượt là 79,31%, 69,59% và 58,97%.
- Theo như kết quả này thì phản xạ da gan tay cằm có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh Parkinson nguyên phát hơn nhóm hội chứng Parkinson vì có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn.
- Theo B. Okuda và cs tác giả thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của phản xa da gan tay cằm ở nhóm hội chứng Parkinson do mạch máu là 84% và 82%.
- Ngoài ra chúng tôi tính được giá trị tiên đoán (+) và khẩ năng chẩn đoán chính xác của phản xạ da gan tay cằm ( Bảng 3.22 ).
- Đối với bệnh Parkinson là 80,00% và 24,28%.
- Hội chứng Parkinson là 66,67% và 20,38%.
- Cả hai nhóm nói chung 73,33 và 44,26.
- Giá trị tiên đoán (+) là khả năng mắc bệnh trong điều kiện một kết quả xét nghiệm là (+).
- Như vậy khi bệnh nhân có phản xạ da gan tay cằm (+) thì có khoảng 73,33% khả năng bị bệnh Parkinson nói chung.
- Các đại lượng này kết hợp với độ nhạy, độ đặc hiệu cho ta biết được giá trị trong chẩn đoán bệnh.
- Qua tỷ lệ trên thấy rằng phản xạ da gan tay cằm có giá trị vừa phải trong chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson góp một phần trong chẩn đoán bệnh mà cho đến nay chưa có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán.
- Chúng tôi không tìm thấy tài liệu của các tác giả đề cập đến giá trị chẩn đoán cua hai đại lượng này.
- Về mối liên quan giữa phản xà da gan tay cằm với giai đoạn và mức độ bệnh Parkinson chúng tôi thấy:
- Phản xạ da gan tay cằm có tỷ lệ tăng với mức độ bệnh.
- Tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê qua bảng 3.23.
- Mối liên quan dữa phản xạ da gan tay cằm với giai đoạn bệnh thấy sự khác biệt dữa phản xa da gan tay cằm với giai đoạn bệnh với ( P
< 0,05 )