Tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch (Trang 100 - 101)

7. Cấu trúc của Luận văn

3.3.7. Tăng cường công tác Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm

Luật DSVH quy định tai Điều 66 “Thanh tra Nhà nước về Văn hóa - Thơng tin chức năng thực hiện chuyên ngành về di sản văn hóa có nhiệm vụ:

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về DSVH;

- Thanh tra việc thực hiện Quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;

- Phát hiện ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về DSVH;

- Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về DSVH. - Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về DSVH. Việc Thanh tra, kiểm tra của cán bộ ngành Văn hóa và Thơng tin trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và huyện Quế Sơn chưa được thường xuyên.

Do đó, cần tăng cường đổi mới các hoạt động quản lý Nhà nước về di sản văn hóa để tạo điều kiện mở rộng và đẩy mạnh q trình xã hội hóa khai thác tinh thần tự nguyện, tự giác của quần chúng Nhân dân để mọi người coi việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa là vì mình và cho mình.

Đối với các cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm di tích tại các DTLS - VH như đình làng, nhà thờ…. Phịng VH&TT đã tham mưu và đôn đốc cho các xã, thị trấn thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa nhằm tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước và kiếm tra giám sát tình hình thực hiện Luật Di sản văn hóa.

Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan, các nhà khoa học thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động bảo tồn và và phát huy các giá trị di tích trên địa bàn huyện, để xác minh các thông tin được dư luận xã hội phản ánh và xử lý triệt để các vấn đề vi phạm.

Tập trung xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn để giải quyết các vấn đề xâm phạm di tích gắn với các chương trình phát triển KT - XH trên địa bàn huyện, kiểm kê, rà sốt khoanh vùng bảo vệ di tích. Đối với các di tích bị lấn chiếm, xâm hại đến cảnh quan môi trường, lấn chiếm đất đai, thì chính quyền phải có kế hoạch bố trí đất để từng bước di dời các hộ dân ra khỏi di tích, để trả lại đất, cảnh quan mơi trường lại cho di tích. Có các biện pháp phù hợp để tuyên truyền vận động di dời các hộ dân đang sinh sống tại các di tích ra khỏi khu vực di tích. Tuy vậy, nhưng vấn đề này hết sức khó khăn địi hỏi chính quyền phải nỗ lực, vì phải cần khoản kinh phí lớn, điều này rất khó khăn nếu khơng có sự quan tâm của các cơ quan liên quan thì khó triển khai thực hiện được.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam gắn với phát triển du lịch (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)