Chương 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức
4.2.4. Phân tích tương quan Pearson
Phân tích tương quan Pearson nhằm mục đích kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập thường được tiến hành trước khi phân tích hồi quy.
Hệ số tương quan là chỉ số đo lường mối liên hệ tương quan giữa hai biến và thường có giá trị dao động từ -1 đến 1. Hệ số tương quan bằng 0 nghĩa là khơng có sự tương quan giữa hai biến, nếu hệ số tương quan bằng 1 hoặc -1 thì hai biến có quan hệ tuyệt đối với nhau. Nếu hệ số tương quan có giá trị dương thì hai biến có quan hệ tỷ lệ thuận tức là khi biến này tăng thì biến kia tăng, cịn ngược lại hệ số tương quan mang giá trị âm thì hai biến sẽ có quan hệ nghịch chiều nhau, khi biếng này tăng thì biến kia giảm.
Kết quả phân tích ở bảng kết quả tương quan Pearson (Phụ lục 6 – Bảng số 1) cho thấy các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu đều có quan hệ chặt chẽ với “quyết định lựa chọn” ở mức ý nghĩa 5%. Cả 6 yếu tố đều ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn với hệ số tương quan dao động từ 0,231 đến 0,638, trong đó cao nhất là yếu tố “ Chi phí giá cả” (0,638) và yếu tố “Thương hiệu ngân hàng” (0,585), yếu tố có độ tương quan yếu nhất là “Sự thuận tiện” (0,231).
Giữa các yếu tố trong mơ hình cũng có những mối quan hệ với nhau, và các mối quan hệ này đề cùng chiều. Mặc dù các hệ số tương quan nhỏ hơn 0,85 tuy nhiên việc kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến vẫn rất cần thiết khi phân tích hồi quy.