Chương 1 : TỔNG QUAN
1.6.3. Đánh giá kết quả điều trị nút mạch: gồm hai giai đoạn
1.6.3.1. Ngay sau nút mạch
Thời điểm này chỉ đánh giá mức độ hồi phục của BN theo thang điểm Rankin sửa đổi (mRS) ở thời điểm ra viện hoặc thời điểm chuyển viện tuyến dưới.
Bảng 1.4: Thang điểm Rankins sửa đổi (mRS) [39]
Độ Mức độ hồi phục
0 Hồn tồn khơng có triệu chứng
1 Có vài triệu chứng nhẹ, cuộc sống bình thường
2 Di chứng nhẹ nhưng bệnh nhân vẫn tự chủ được hoạt động 3 Di chứng trung bình, có cần sự trợ giúp nhưng tự đi lại được
4 Không thể tự đi lại được, tự mình khơng đảm nhận được các nhu cầu bản thân
5 Liệt giường, đời sống thực vật, trợ giúp vĩnh viễn 6 Tử vong
1.6.3.2. Theo dõi TP lâu dài
Thời điểm khám lại lần 1 dao động từ 3 tháng đến 1 năm. Theo L.Pierot, BN nên được thăm khám CHT ở thời điểm 3 tháng, cịn ở thời điểm một năm thì sẽ được thăm khám bằng cả CHT và chụp mạch DSA để đánh giá TP. CHT có thể đánh giá cả mức độ tắc TP lẫn tổn thương nhu mô não, hệ thống NT trong khi DSA cho giá trị cuối cùng trong lượng giá mức độ tắc TP [23].
Nghiên cứu của Lê Thúy Lan khi theo dõi các BN sau nút PĐMN tại Bệnh viện Bạch Mai công bố 2013 trên 68 TP được can thiệp, thấy tỷ lệ tái thơng túi là 39,7% trong đó tái thơng lớn cần điều trị là 16,1%. Hình ảnh trên CHT tương thích khá cao với chụp mạch số hóa DSA khi độ nhạy và độ đặc hiệu cao, lần lượt 100% và 93,75% [79].
Đánh giá mức độ nút tắc TP, đa số tác giả dựa theo phân loại của Raymond and Roy.
A B C
Hình 1.18: Minh họa hình ảnh mức độ tắc TP theo Raymond and Roy A: Tắc hoàn tồn, khơng cịn dịng chảy trong TP, B: Tắc gần hồn tồn, A: Tắc hoàn tồn, khơng cịn dòng chảy trong TP, B: Tắc gần hồn tồn, cịn dịng chảy cổ túi. C: Tắc bán phần, còn dòng chảy trong túi.
Một biến thể của bảng phân loại này là bảng phân loại của Roy, chia làm bốn bậc: THT, có dịng chảy nhỏ dạng tai chó, cịn dịng chảy cổ túi, cịn dịng chảy trong túi.
Đánh giá tái thơng TP dựa vào so sánh kết quả theo dõi với kết quả ngay sau nút mạch. Một TP được coi là tái thơng nếu xuất hiện dịng chảy mới bên trong cổ túi hoặc trong túi có nghĩa là chuyển từ mức độ tắc A ban đầu sang B hoặc C, hoặc từ mức độ tắc B ban đầu sang C. Một số trường hợp có thể chuyển từ mức độ B hoặc C sang mức độ tắc cao hơn (A hoặc B). Tác giả cũng nhận thấy tỷ lệ tái thơng khơng liên quan tới tuổi, vị trí mà chỉ thấy tăng lên ở nhóm TP có kích thước trung bình và kích thước lớn, so với TP nhỏ < 5mm. Các TP có hướng trung gian và hướng chịu tác động trực tiếp của dịng chảy tái thơng cao gấp 3,41 lần so với nhóm khơng có dịng chảy hướng trực tiếp vào TP.
Đây là nhận định quan trọng của tác giả để định hướng can thiệp điều trị cho những TP này ngay từ bước đầu. Nó cũng là cơ sở để có thể mở rộng chỉ định đặt GĐNMđổi hướng dòng chảy hoặc GĐNM chẹn cổ trong điều trị các TP loại này. Hoặc chí ít là khi điều trị nút mạch với các TP chịu hướng dịng chảy trực tiếp của dịng máu thì nên đạt độ đặc VXKL cao nhất có thể.
Ngồi ra CHT cịn dùng để theo dõi các tổn thương dạng di chứng nhồi máu não, mức độ giãn NT... Nghiên cứu của Lê Thúy Lan cũng chỉ ra 8,8% BN có tổn thương ít hoặc nhiều nhu mơ não ở vùng liên quan với trục mạch máu có TP, tuy nhiên kích thước tổn thương nhỏ và khơng có triệu chứng lâm sàng liên quan. Tổn thương nhu mơ não phần lớn dạng ổ khuyết, có thể do huyết khối nhỏ xảy ra trong, sau quá trình can thiệp bung ra gây tắc mạch, cũng có thể khơng liên quan gì đến q trình can thiệp [33].
Nghiên cứu dạng tổng hợp của Sandra P.Ferns trên 8161 TP (có kích thước > 10mm), được nút VXKL, nhận thấy 20,8% các trường hợp có tái thơng ở các mức độ khác nhau và một nửa trong số đó cần điều trị bổ xung (10,3%) [80]. N.Anzalone thấy CHT xung TOF 3D và xung mạch có tiêm thuốc (CE-MRA) có giá trị như nhau trong đánh giá và xếp loại mức độ tắc TP nhưng xung mạch có tiêm thuốc quan sát tốt hơn phần tồn dư TP và ít nhiễu ảnh hơn [81].