thuê tài chính tham gia thị trường liên ngân hàng, được tiếp xúc với các tổ chức đầu tư quốc tế hoặc tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ chính phủ hoặc phi chính phủ để tạo nguồn vốn trung và dài hạn lớn hơn ổn định hơn cho đầu tư.
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước kết hợp với Hiệp hội cho th tài chính Việt Nam nhằm tạo thêm nhiều kênh thơng tin trao đổi phối hợp với nhau và thực hiện đồng tài trợ cho một số dự án có chất lượng. Ngân hàng Nhà nước xây dựng chương trình làm việc với các tổ chức Leasing quốc tế để giúp các cơng ty cho th tài chính trong nước có điều kiện tham quan khảo sát, học hỏi kinh nghiệm, vận dụng vào điều kiện trong nước cho phù hợp.
- Kiến nghị về cơ chế trích dự phịng rủi ro đối với hoạt động cho thuê tàichính chính
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNH ngày 22/04/05 của Ngân hàng Nhà nước, khi tính trích dự phịng rủi ro các khoản nợ thuê tài chính, tài sản cho thuê được coi là tài sản đảm bảo của khoản tín dụng thuê mua và giá trị của tài sản
cho thuê được tính đến trong việc tính trích dự phịng rủi ro, cụ thể: R= max {0, (A-C) } x r
R - Số tiền dự phịng cụ thể phải trích A - Giá trị của khoản nợ
C - Giá trị của tài sản đảm bảo ghi trên hợp đồng cho thuê tài chính
r - Tỉ lệ trích lập dự phịng cụ thể theo từng nhóm nợ (0%, 5%, 20%, 50%, 100%)
Hoạt động cho thuê tài chính liên quan đến tài sản nên thường chịu nhiều yếu tố rủi ro khách quan không lường trước được như: sự thay đổi của công nghệ, khả năng thanh khoản của tài sản thay đổi theo thời gian,... Nhiều trường hợp giá trị của tài sản đảm bảo ghi trên hợp đồng (C) lại khác xa so với giá trị thực tế của tài sản. Trong khi việc định giá và phân tích tài sản đảm bảo của cơng ty thì chưa có. Việc xác định số tiền dự phịng này gây khó khăn và tốn nhiều thời gian cho cơng ty. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên chủ động lập và hướng dẫn chính sách trích lập dự phịng rủi ro một cách cụ thể phù hợp với