Thảo luận về kết quả so sánh

Một phần của tài liệu Đo lường sự hài lòng của sinh viên đại học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo các ngành kinh tế của trường đại học công nghiệp TPHCM (Trang 91)

Chương 4 : Kết quả và thảo luận

4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.4.2 Thảo luận về kết quả so sánh

- Có sự khác biệt về mức độ hài lịng bình quân của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường giữa những sinh viên có giới tính Nam và Nữ. Giới tính khác nhau thì yêu cầu về chất lượng dịch vụ cung ứng cũng khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu thì Nữ đánh giá, yêu cầu chất lượng dịch vụ khắt khe hơn Nam. Dựa vào đó để những người trong hệ thống dịch vụ đào tạo trường cần quan tâm để điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp khi tiếp xúc với sinh viên.

- Có sự khác biệt về mức độ hài lịng bình qn của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường giữa các sinh viên thuộc các năm học khác nhau. Ta có thể thấy theo thời gian sử dụng dịch vụ thì nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải ngày càng hoàn thiện.

Ban đầu đối với sinh viên năm nhất, sinh viên chưa có định hình rõ về chất lượng dịch vụ mà trường cung cấp, chưa hiểu rõ mình cần chính xác là gì. Vì thế đến các năm về sau, cầu của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo được định hình. Sau thống bỡ ngỡ ban đầu, sau khi tiếp xúc với dịch vụ mới khác xa so với dịch vụ trường phổ thông cung ứng thì sinh viên năm hai cảm thấy hài lịng vì dịch vụ hiện tại hoàn thiện hơn dịch vụ lúc học phổ thông. Càng về sau, yêu cầu sinh viên về dịch vụ này càng cao. Có thể hiểu qua kết quả nghiên cứu sinh viên những năm học càng về sau thì mức độ hài lịng của họ càng thấp. Sinh viên năm 2 có mức độ hài lịng cao nhất. Kế đến là sinh viên năm 1, sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4. Bởi lẻ, dịch vụ đào tạo chịu áp cứng trong một khuôn khổ nhất

định như chương trình đào tạo, giới hạn về các khoản chi, … cho nên sự thay đổi trong lĩnh vực dịch vụ đào tạo ít linh hoạt hơn so với các dịch vụ khác.

- Có sự khác biệt về mức độ hài lịng bình qn của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường giữa các sinh viên có mức độ u thích ngành học khác nhau. Một đặc điểm sinh viên của trường có thể thấy là: bên cạnh những sinh viên trúng tuyển nguyện vọng 1 đúng trường, đúng ngành thì một phần sinh viên cịn lại là nguyện vọng 2 và nguyên vọng 3. Những sinh viên nguyện vọng 2 và 3 này là những sinh viên do muốn có trường để học nên đa phần là học trái ngành, nộp đơn theo bạn bè, hoặc khơng biết mình có thích ngành này hay khơng… Tác giả khảo sát để xem có sự khác biệt về mức độ hài lịng bình qn của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường giữa các sinh viên có mức độ u thích ngành học khác nhau hay không. Kết quả cho thấy, khi lựa chọn sai lĩnh vực mà mình u thích thì kết quả học tập sẽ bị tác động năng nề nhất. Vì mọi dịch vụ đào tạo mà trường cung ứng lúc này, sinh viên khơng thấy hợp với mình, sinh viên khơng biết mình muốn gì. Dẫn đến sinh viên khơng hài lòng đối với dịch vụ đào tạo của trường. Điều dễ hiểu là tại sao sinh viên thích ngành học có mức độ hài lịng cao nhất. Kế đến là sinh viên khơng thích lắm. Và cuối cùng là những sinh viên khơng thích ngành học có mức độ hài lịng thấp nhất.

Khơng có sự khác biệt về mức độ hài lịng bình qn của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường giữa các sinh viên thuộc các Khoa khác nhau.

Thưc tế, qua giá trị trung bình Y theo đánh giá của sinh viên các Khoa. Sinh viên thuộc Khoa thương mại du lịch có mức độ hài lịng chung cao nhất. Kế đến là sinh viên Khoa tài chính ngân hàng. Và cuối cùng là những sinh viên thuộc Khoa quản trị kinh doanh. 4.4.3Kết quả nghiên cứu chính thức của chương: Bao gồm

- Kiểm định thang đo

- Phân tích nhân tố khám phá

- Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết - Kiểm định sự phù hợp của mơ hình và các giả thuyết

Phân tích hồi quy sự hài lịng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trường đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Vậy: Dựa vào phương trình hồi quy chuẩn hóa để xem mức độ tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc:

Biến trang thiết bị hỗ trợ học tập (X6) tác động mạnh nhất đến sự hài lịng của

sinh viên. Kế đến là biến chương trình đào tạo (X2). Và tác động yếu nhất là giảng viên (X1).

Tóm tắt chương 4:

Trong chương 4, tác giả thực hiện:

- Kiểm định thang đo: Giảng viên, chương trình đào tạo, nhà ăn, thư viện, kí túc xá, trang thiết bị hỗ trợ học tập sau cuộc nghiên cứu định lượng chính thức. Tất cả các thang đo của nhà ăn, thư viện, kí túc xá, trang thiết bị hỗ trợ học tập đều đạt yêu cầu, chỉ có một biến quan sát của thang đo giáo viên là GV18 chuyển qua thang đo chương trình đào tạo. - Mơ hình phù hợp với dữ liệu mẫu quan sát. Các biến độc lập như: Trang thiết bị hỗ trợ học tập, chương trình đào tạo, giảng viên có tác động dương đến sự hài lòng chung của sinh viên.

Biến trang thiết bị hỗ trợ học tập (X6) tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Kế đến là biến chương trình đào tạo (X2). Và tác động yếu nhất là giảng viên

(X1).

- Các kiểm định khác biệt trung bình sự hài lịng chung về giới tính, năm học, Khoa, mức độ yêu thích ngành học cũng được phân tích.

CHƯƠNG 5

HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO

TẠO VÀ KẾT LUẬN

5.1Kết quả chính của nghiên cứu:

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu ban đầu đặt ra:

Cụ thể kết quả từng câu hỏi như sau:

1. Các yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trường?

Kết quả nghiên cứu trong mô hình hiệu chỉnh cho thấy: Những yếu tố tác động

đến sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trường bao gồm 06 nhân tố sau: Giảng viên, chương trình đào tạo, dịch vụ thư viện, dịch vụ nhà ăn, dịch vụ kí túc xá, trang thiết bị hỗ trợ học tập.

Bảng 4.33: Những yếu tố tác động đến sự hài lịng của sinh viên

Giảng viên (X1)

Chương trình đào tạo (X2) Dịch vụ thư viện (X3) Dịch vụ nhà ăn (X4) Dịch vụ kí túc xá (X5)

Trang thiết bị hỗ trợ học tập (X6)

Kết quả nghiên cứu của mơ hình hồi quy bội lần 2: cho thấy:

Những yếu tố tác động có ý nghĩa đến sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh đối với chất lượng dịch vụ đào tạo của trường bao gồm 03 yếu tố sau:

- Giảng viên (X1)

- Trang thiết bị hỗ trợ học tập (X6)

Bảng 4.34: Kết quả nghiên cứu của mơ hình hồi quy bội lần 2

Mơ hình Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn

hóa

t Sig. Đo lường đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn

Beta Tolerance VIF

1 Hằng số -0,046 0,170 -0,269 0,788 X1 0,135 0,046 0,113 2,932 0,004 0,790 1,266 X2 0,397 0,055 0,304 7,174 0,000 0,649 1,541 X6 0,386 0,044 0,349 8,767 0,000 0,738 1,356 a. Biến phụ thuộc: Y

2. Các yếu tố đã xác định có mức độ quan trọng như thế nào đến sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh?

Kết quả hồi quy cho thấy:

Mức độ quan trọng của các nhân tố đã xác định có ảnh hưởng ý nghĩa đến sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế tại trường Đại học Cơng nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh là:

- Yếu tố Trang thiết bị hỗ trợ học tập (X6) tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Kế đến là Chương trình đào tạo (X2). Cuối cùng là Giảng viên (X1). 3. Có sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường theo một số yếu tố như giới tính, năm học, mức độ yêu thích ngành đang học và Khoa hay khơng?

Kết quả kiểm định cho thấy:

Có sự khác biệt về mức độ hài lịng bình qn của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường giữa những sinh viên có giới tính Nam và Nữ.

Có sự khác biệt về mức độ hài lịng bình qn của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường giữa các sinh viên thuộc các năm học khác nhau.

Có sự khác biệt về mức độ hài lịng bình qn của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường giữa các sinh viên có mức độ u thích ngành học khác nhau.

Khơng có sự khác biệt về mức độ hài lịng bình qn của sinh viên đại học khối ngành kinh tế đối với chất lượng dịch vụ đào tạo trường giữa các sinh viên thuộc các Khoa khác nhau.

4. Hàm ý chính sách nào mà tác giả đề xuất nhằm tăng mức độ hài lòng của sinh viên đại học khối ngành kinh tế tại trường Đại học Cơng nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh

Để trả lời câu hỏi cuối cùng này, tác giả trình bày ở phần sau 5.2

5.2Một số hàm ý chính sách cho trường nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinhviên đại học khối ngành kinh tế tại trường Đại học Cơng nghiệp Thành Phố Hồ Chí viên đại học khối ngành kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh

5.2.1Yếu tố Trang thiết bị hỗ trợ học tập (X6).

Yếu tố được sinh viên đánh giá có mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng chung mạnh nhất là “yếu tố trang thiết bị hỗ trợ học tập” với hệ số Beta chuẩn hóa là 0,349. Với trung bình của yếu tố trang thiết bị hỗ trợ học tập, X6= 2,96, cho thấy: trang thiết bị hỗ trợ học tập của trường hiện tại được sinh viên đánh giá ở mức gần điểm giữa hơi hài lòng của thang đo Likert 5 điểm. Vì thế, nhà trường cần tập trung đẩy mạnh hoàn thiện hơn nữa trang thiết bị hỗ trợ học tập của trường để nâng cao sự hài lòng của sinh viên.

Bảng 4.35: Trung bình các biến của thang đo Trang thiết bị hỗ trợ học tập

TTB66 X6 3.30 TTB67 2.98 TTB68 2.81 TTB69 3.03 TTB70 3.15 TTB71 3.08 TTB75 2.65 TTB77 2.57 TTB78 3.09

Dựa vào kết quả, ta thấy: sinh viên vẫn chưa hài lòng trang thiết bị hỗ trợ học tập của trường ở: các phòng học cách âm với nhau tốt, cầu thang bộ rộng và dốc, máy chiếu và màn hình hỗ trợ tốt trong học tập.

Qua việc lấy ý kiến trực tiếp sinh viên, tác giả thấy:

+ Sinh viên cho rằng phịng học khơng cách âm với nhau. Có phịng giảng viên phịng kế bên nói, phịng đang học nghe hết, … làm ảnh hưởng đến việc nghe giảng.

+ Đa phần sinh viên cho rằng máy chiếu ở các phòng học đã cũ, chữ hiện trên màn chiếu mờ, … Có nhiều phịng máy chiếu để cho có, khi bật lên thì khơng hoạt động được. Lúc này phải nhờ đến nhân viên phòng bảo trì lên sửa, … Cịn vị trí màn chiếu có phịng bố trí ở vị trí tầm nhìn sinh viên bị che khuất. Bởi đặc thù lớp đơng nên có nhiều dãy bàn được kê theo chiều dọc. Vì vậy những sinh viên ngồi những dãy bàn sau khơng nhìn thấy màn chiếu. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng học và dạy rất nhiều.

+ Sinh viên cho rằng cầu thang một số dãy nhà như: nhà X, nhà D, nhà A, … hơi dốc.

Hàm ý chính sách cho vấn đề này:

- Những máy chiếu hư, không thể bảo hành được, chất lượng giảm thì phải loại bỏ, thanh

lý.

- Nâng cao khoản kinh phí đầu tư cho trang thiết bị máy chiếu, màn chiếu. - Bố trí lại vị trí màn chiếu phù hợp.

- Lắp đặt thêm màn chiếu ở vị trí thích hợp trong lớp để tất cả sinh viên trong lớp đều nhìn thấy được nếu phịng dài và sinh viên đơng.

- Xác định sỉ số sinh viên/ lớp phù hợp

- Có biện pháp cách âm giữa các phịng học: lắp kính cách âm, … - Tạo độ nhám hơn cho các bậc cầu thang trường

5.2.2Yếu tố Chương trình đào tạo (X2)

Đây là yếu tố có ảnh hưởng khá cao đến sự hài lòng sinh viên (với hệ số Beta chuẩn hóa = 0,304). Yếu tố này của trường hiện tại được sinh viên đánh giá ở mức trung bình = 3,02. Chứng tỏ sinh viên đánh giá khá cao ở yếu tố này.

Bảng 4.36 Trung bình các biến của thang đo Chương trình đào tạoGV18 GV18 X2 3.02 CT24 2.98 CT25 2.75 CT26 2.77 CT27 3.08 CT30 3.15 CT31 3.12 CT33 2.96 CT34 3.11 CT36 3.23

Dựa vào kết quả, ta thấy:

- Sinh viên vẫn chưa hài lòng vào cách phân bổ của chương trình đào tạo trường như: phân bổ giữa thời gian học lý thuyết và đi thực tế, phân bổ giữa thời gian học lý thuyết và thực hành. Và chương trình đào tạo trường phù hợp tốt với yêu cầu thực tiễn. Sinh viên cho rằng: Có một số mơn học trong chương trình cần đi thực tế để hiểu rõ hơn nhưng trong phân bổ chương trình khơng có. Hay lúc sinh viên đi thực tập cuối khóa, đa phần sinh viên cho biết có khoảng cách giữa lý thuyết mà sinh viên học và thực tế trong cơng ty thực tập. Vì thế sinh viên cảm thấy nhiều bỡ ngỡ.

Hàm ý chính sách cho vấn đề này:

- Hiện tại, trường đang trong giai đoạn xây dựng lại chương trình đào tạo vì thế Bộ mơn, Khoa nên chú trọng vào đề xuất này: Phân bổ số tiết lý thuyết –thực hành, số tiết lý thuyết – thời gian đi thực tế hợp lý.

- Trường cần khảo sát nhu cầu nhân lực ở các doanh nghiệp, thiết lập sợi dây liên kết với người sử dụng lao động để xem xã hội, doanh nghiệp cần gì. Từ đó sẽ giúp trường có điều chỉnh hoạt động đào tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn. Vì thế sẽ ngày càng rút ngắn lại khoảng cách giữa doanh nghiệp – nhà trường và xã hội – nhà trường.

Đội ngũ giảng viên là nhân tố rất quan trọng trong chất lượng dịch vụ đào tạo. Nó có ảnh hưởng khá cao đến sự hài lịng sinh viên (với hệ số Beta chuẩn hóa = 0,113).

Yếu tố này của trường hiện tại được sinh viên đánh giá ở mức trung bình = 3,45. Chứng tỏ sinh viên đánh giá cao ở yếu tố này.

Bảng 4.37: Trung bình các biến của thang đo giảng viên

GV10 X1 3.62 GV11 3.63 GV12 3.39 GV16 3.16

Dựa vào kết quả cho thấy:

Sinh viên khá hài lòng biến giảng viên ở đặc điểm: Giáo viên ln khuyến khích sinh viên đưa ra các ý tưởng, quan điểm mới; luôn tạo cơ hội cho sinh viên đặt câu hỏi trong lớp, giáo viên than thiện. Tuy nhiên, sinh viên lại đánh giá thấp ở khả năng truyền lửa, truyền động lực phấn đấu cho sinh viên (trung bình = 3,16 thấp hơn so các biến cịn lại).

Hàm ý chính sách cho vấn đề này:

Một phần của tài liệu Đo lường sự hài lòng của sinh viên đại học đối với chất lượng dịch vụ đào tạo các ngành kinh tế của trường đại học công nghiệp TPHCM (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w