- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ,
LUẬT PHÒN G CHỐNG THAM NHŨNG
6.3. NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI VÀ VAI TRỊ CỦA CƠNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Hai là, đối tượng của phòng, chống tham nhũng có số lượng khá lớn. Đó là một số cán bộ, cơng chức, viên chức có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng; đó là một số cán bộ, cơng chức trong các doanh nghiệp nhà nước hoặc đại diện cho Nhà nước trong một số doanh nghiệp, một số cán bộ, cơng chức trong các tổ chức chính trị - xã hội, v.v.. (những cán bộ cơng chức, viên chức này đều có chức vụ, quyền hạn, làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức gắn với Nhà nước nên có thể tham nhũng); đó là một số người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong các tập đồn kinh tế, các cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, v.v.. lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng (tham nhũng trong khu vực tư).
Ba là, phạm vi phòng, chống tham nhũng rất rộng, được tiến hành trên cả nước,
bao gồm bộ máy nhà nước ở Trung ương, như Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, v.v..; bộ máy nhà nước ở địa phương gồm tỉnh, huyện, xã và các cơ quan, cá nhân, tổ chức tham mưu, giúp việc cho hệ thống cơ quan này. Có thể nói, phịng, chống tham nhũng được triển khai và tổ chức thực hiện từ Trung ương cho tới địa phương trên phạm vi cả nước.
Bốn là, lĩnh vực phòng, chống tham nhũng rất lớn, bao gồm các lĩnh vực như: đất
đai, tài ngun mơi trường, đầu tư xây dựng, tài chính, ngân hàng, tín dụng, khoa học – công nghệ, y tế, đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngồi, an ninh, quốc phịng, v.v..
Năm là, tính chất và mức độ phòng, chống tham nhũng tùy theo từng vụ việc mà có sự khác nhau. Đối với những vụ việc tham nhũng đã xảy ra và đã được phát hiện thì
phải đấu tranh quyết liệt, phải xử lý dứt điểm với những chế tài, biện pháp nghiêm khắc mà không nương nhẹ. Đối với những vụ việc mới manh nha thì tuyên truyền, vận động, ngăn ngừa kịp thời không để xảy ra tham nhũng, đề cao việc phòng ngừa trong phòng, chống tham nhũng.
Sáu là, trong phòng, chống tham nhũng sử dụng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, như Đảng đề ra các chủ trương, đường lối, nghị quyết về phòng, chống tham
nhũng. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật ngăn chặn và xử lý các hành vi tham nhũng, hoặc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhằm phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, hoặc sử dụng các phương tiện thơng tin đại chúng như: báo chí, đài truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam để tham gia vào phòng, chống tham nhũng.
6.3. NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI VÀ VAI TRỊ CỦA CƠNG TÁC PHÒNGCHỐNG THAM NHŨNG CHỐNG THAM NHŨNG