CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIÊU
3.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam
3.2.3.4.4 Chưa xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn
Lãi suất luôn là yếu tố mà không bất cứ nhà phát hành lẫn nhà đầu tư nào không quan tâm. Đối với tổ chức phát hành, lãi suất thể hiện giá vốn của trái phiếu phát hành. Đối với nhà đầu tư, nó quyết định lợi nhuận và ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, cơ sở xác định lãi suất trái phiếu hiện vẫn chưa hợp lý.
- Đối với TPCP, lãi suất tuy đã được xác định theo phương pháp đầu thầu nhưng vẫn có sự can thiệp lãi suất trần của Bộ tài chính trong mỗi đợt phát hành. Nếu lãi suất trần cao hơn lãi suất kỳ vọng của các thành viên đấu thầu thì lãi suất trúng thầu được xác lập. Ngược lại, lãi suất trúng thầu bằng 0 và kết quả là đợt phát hành TPCP bị thất bại. Một thực tế là kỳ hạn của TPCP trên TTTP đến nay chưa đa dạng. Chủ yếu là trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm. Trong khi đó, ơng Dominic Scriven - Giám đốc Quỹ Dragon Capital - nhận định rằng ở các nước phát triển, trên các trang báo kinh tế ấn bản hàng ngày ln có cột lãi suất TPCP với rất nhiều kỳ hạn khác nhau làm cơ sở để các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư của mình. Chính vì chưa có đường cong lãi suất chuẩn nên khiến cho các tổ chức phát hành khó xác định được mức lãi suất phù hợp, hấp dẫn khi phát hành trái phiếu ra TTTP trong nước lẫn quốc tế, và các nhà đầu tư khơng có cơ sở để đánh giá và quyết định cho sự đầu tư của mình.
- Đối với TPDN, lãi suất trái phiếu cũng không theo nguyên tắc thị trường khi dựa vào lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân của các ngân hàng lớn hoặc TPCP có cùng kỳ hạn cộng với độ lệch rủi ro. Nếu trên thị trường chưa có loại TPCP cùng kỳ hạn, tổ chức phát hành phải chọn những giải pháp khác (nhờ chun gia tư vấn nước ngồi, ước tính lạm phát, ước lượng rủi ro,...) để đưa ra mức lãi suất cho trái phiếu sao cho có thể hấp dẫn được nhà đầu tư đồng thời không quá cao nhằm giảm chi phí lãi cho mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã khái quát bức tranh tổng thể của TTTP đến thời điểm hiện nay. Bức tranh đã chỉ ra những bước đi đúng hướng cũng như những thành công của thị trường. TTTP ngày càng khẳng định vai trị của mình như là chân kiềng thứ ba vững chắc của thị trường vốn và là kênh tài trợ vốn hữu hiệu cho Chính phủ lẫn doanh nghiệp. Mặc dù đạt được nhiều thành công, nhưng TTTP vẫn còn nhiều tồn tại. Những tồn tại này là do những hạn chế: nhận thức của các nhà quản lý tài chính của các tổ chức và của nhà đầu tư, chưa xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn, chưa có nhà tạo lập thị trường chuyên nhiệp, chưa có tổ chức định mức tín nhiệm độc lập có uy tín, chưa thiết kế được các loai cơng cụ phái sinh tín dụng – cơng cụ bảo hiểm rủi ro trên thị trường trái phiếu, thông tin chưa được công khai minh bạch,… Chỉ khi nào giải quyết những hạn chế này thì TTTP sẽ phát triển hiệu quả. Và những giải pháp nhằm xóa bỏ những hạn chế này sẽ được trình bày cụ thể trong chương 4.
CHƯƠNG 4
G
GIIẢẢII PPHHÁÁP P PPHHÁÁTT TTRRIIỂỂNN
TTHHỊỊ TTRRƯỜƯỜNNGG TTRRÁÁII PPHHIIẾẾUU VVIIỆỆTT NNAAMM