Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đông yên huyện quốc oai thành phố hà nội theo hướng tích hợp trong các môn học (Trang 77 - 82)

tại trƣờng Trung học cơ sở Đơng n theo hƣớng tích hợp trong các mơn học

2.6.1. Những ưu điểm

Phần lớn cán bộ giáo viên, các lực lượng giáo dục và các em học sinh trường trường THCS Đơng n đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho học sinh, sự cần thiết phải tích hợp GDĐĐ trong các mơn học, nhất là các môn: giáo dục công dân, ngữ văn, lịch sử, địa lý và các hoạt động ngồi giờ.

Cơng tác giáo dục của nhà trường nhận được sự quan tâm, phối hợp của chính quyền, các cơ quan, đồn thể địa phương. Ban giám hiệu nhà trường đã quản lý tương

đối tốt và hiệu quả từ mục tiêu GDĐĐ đến nội dung, phương pháp, hình thức GDĐĐ thơng qua việc chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ. Công tác kiểm tra đánh giá được coi là tiêu chí chính để BGH đánh giá hiệu quả hoạt động GDĐĐ của các thầy cô giáo, các bộ phận trong trường.

Các thầy giáo, cô giáo trường THCS Đông Yên đều đạt chuẩn, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiều thầy cô là tấm gương sáng trong công tác giảng dạy, học tập và rèn luyện. Đội ngũ GVCN lớp được lựa chọn là những GV có kinh nghiệm, tâm huyết và chuyên mơn vững. Đồn thanh niên phát huy vai trị, sức mạnh xung kích, tích cực tổ chức các hoạt động tập thể, tổ chức thực hiện nền nếp - kỷ cương trường học và các phong trào thi đua diễn ra sôi nổi, hiệu quả.

Đầu mỗi năm học, Ban giám hiệu trường trường THCS Đông Yên đã trực tiếp quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên đến đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh qua những buổi học chính trị, sinh hoạt, học tập nội quy, điều lệ trường THCS, quy định khen thưởng, kỷ luật, đánh giá xếp loại học sinh. Xuyên suốt trong năm học nhà trường quản lý GDĐĐ cho học sinh thơng qua việc tích hợp trong các môn học, thông qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp và thơng qua sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường triển khai kế hoạch GDĐĐ cho cán bộ quản lý, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong... liên tục phát động thi đua để các tập thể lớp và cá nhân học sinh tu dưỡng r n luyện phẩm chất đạo đức trong nhà trường.

2.6.2. Những hạn chế

Từ nội dung phân tích thực trạng ở các phần trên cũng như thông qua các phiếu khảo sát, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo ngành giáo dục đã cho thấy trong 3 năm học gần đây, mặc dù các cán bộ giáo viên của trường THCS Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đều có nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động quản lý GDĐĐ cho học sinh nhưng thực sự chưa sâu sắc. Trên thực tế vẫn còn nhiều giáo viên khi lên lớp chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức, làm sao truyền thụ được hết nội dung trong bài học mà ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế, quan tâm đến giáo dục, r n luyện đạo đức. Công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu và đội ngũ lãnh đạo các tổ mơn đến hoạt động GDĐĐ tích hợp trong các mơn

học còn hạn chế, mới chỉ tập trung ở môn giáo dục công dân. Các môn lịch sử, địa lý, ngữ văn cũng đã có sự lồng ghép GDĐĐ nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS của bộ máy quản lý nhà trường chưa thật quyết liệt, có thời điểm cịn bị chi phối bởi kế hoạch dạy học, thi cử, dịch bệnh.

Sự phối hợp giữa các lực lượng chưa đồng bộ, còn thiếu sự nhất quán giữa nhà trường và các LLXH, các đoàn thể xã hội, hội phụ huynh học sinh. Một số cha mẹ học sinh vẫn chưa nhận thức được rõ về mục tiêu, nội dung GDĐĐ và các biện pháp GDĐĐ cho con mình để cùng cộng đồng trách nhiệm trong quá trình GDĐĐ cho học sinh.

Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức tích hợp trong các mơn học cịn đơn điệu, các giáo viên chưa có các phương pháp và hình thức giảng dạy sáng tạo và tạo được hứng thú cho các em học sinh khi lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức trong giờ lên lớp.

2.6.3. Nguyên nhân

Thông qua kết quả khảo sát học sinh và các lực lượng giáo dục cho thấy một số yếu tố chủ yếu tác động trực tiếp tác động đến giáo dục đạo đức cho học sinh trường trường THCS Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Những yếu tố trên đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến giáo dục đạo đức cho học sinh và ở các mức độ ảnh hưởng khác nhau, cụ thể:

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của trường THCS Đông Yên chưa thực sự thấy được vai trị, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ cho học sinh theo hướng tích hợp trong nội dung các mơn học, đặc biệt là các môn học GDCD, Ngữ Văn. ịch Sử, Địa ý,… Bên cạnh đó việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ trong các môn học của đội ngũ lãnh đạo nhà trường cũng chưa được thực hiện tốt. Các phương pháp GDĐĐ thông qua các môn học cũng chưa được các giáo viên bộ môn quan tâm đúng mức, chưa có các phương pháp sáng tạo, đem lại hứng thú cho học sinh. Hoạt động kiểm tra giám sát và đánh giá hoạt động GDĐĐ thông qua các môn học tại trường THCS Đơng n cũng cịn những hạn chế. BGH cũng như lãnh đạo các tổ môn chưa sát sao trong công tác quản lý, giám sát hoạt động GDĐĐ.

Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh THCS Đông Yên đều đang ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi mới lớn, thích tìm tịi cái mới lạ nên có thể bị sa ngã trước ma lực của những tệ nạn xã hội. Hơn nữa có những HS sống trong gia đình chưa được hưởng nền giáo dục tốt nên có thể tạo cho các em có những thói quen khơng tốt, các em khơng tự giác rèn luyện bản thân.

Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của xã hội; sự bùng nổ của công nghệ thông tin; đời sống hiện nay cịn nhiều khó khăn…cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và hành động của các em lứa tuổi THCS. Thực tế cho thấy, do sự phát triển của xã hội, do quá trình mở cửa và hội nhập, có nhiều luồng văn hóa xâm nhập, cộng thêm tâm lý HS thích cái mới, hay học hỏi đua địi, vì vậy một bộ phận HS chạy theo cái mới một cách mù qng mà khơng có nhận thức và sự hướng dẫn nhận thức đúng đắn. Với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay thì những luồng văn hóa tiêu cực, khơng lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến HS một cách dễ dàng. Vì vậy vấn đề đặt ra ở chỗ cần phải giáo dục ý thức tự giác, biết nhận thức một vấn đề một cách đúng đắn.

Sự phối hợp giữa trường THCS Đơng n với gia đình và cộng đồng chưa tốt. Qua việc thu thập ý kiến của các cán bộ giáo viên, các cha mẹ học sinh và các lực lượng cộng đồng cho thấy sự phối kết hợp trong việc GDĐĐ cho học sinh trong trường còn chưa được chặt chẽ và đồng bộ. Các lực lượng xã hội chưa dành sự quan tâm đúng mức và tham gia tích cực hơn vào việc GDĐĐ.

Tiểu kết chƣơng 2

Hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trường THCS Đông Yên trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả tốt. Trường đã quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS thể hiện ở các việc như: có kế hoạch hoạt động, có tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận trong nhà trường để cùng GDĐĐ cho học sinh. Vì vậy, đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, sống có hồi bão, ước mơ, lý tưởng, chăm chỉ học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.

Tuy nhiên qua phân tích thực trạng ở chương 2 cũng cho thấy hoạt động quản lý GDĐĐ cho học sinh trường THCS Đông Yên vẫn cịn có những hạn chế như một bộ phận cán bộ giáo viên cịn chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của GDĐĐ thơng qua việc tích hợp trong các mơn học, một số giáo viên khi lên lớp chưa chú trọng tới các phương pháp và cách thức sáng tạo để lồng ghép nội dung GDĐĐ trong các bài giảng. Công tác xây dựng kế hoạch, quản lý, giảm sát hoạt động GDĐĐ tích hợp trong các mơn học cũng chưa được ban lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức. Nguyên nhân cơ bản là do cơng tác quản lý GDĐĐ nói chung và tích hợp trong các mơn học còn hạn chế.

Để khắc phục tình trạng này địi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tịi, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS, phát triển tốt mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng để hạn chế tình trạng HS yếu kém về hạnh kiểm. Đây là nội dung mà tác giả sẽ tập trung làm rõ trong chương 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÔNG YÊN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƢỚNG TÍCH HỢP

TRONG CÁC MƠN HỌC

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở đông yên huyện quốc oai thành phố hà nội theo hướng tích hợp trong các môn học (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)