Nói vòng là một lối nói thường gặp trong khẩu ngữ hàng ngày, trong kịch nói, thậm chí cũng được dùng trong ngôn ngữ viết nhằm nhấn mạnh một điều gì đó. Thuật ngữ tiếng Anh là: paraphrase, périphrsis; tiếng Pháp là: périphrase; tiếng Nga là: perephraza. Đó là ngữ (cụm từ) giải thích cho một từ.
Nói vòng là một lối nói phổ biến trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc. Bản chất của nó cũng là một phép thế danh ngữ, hay thế đồng sở chỉ. Song khác các phép thế thông thường ở chỗ: người ta có thể suy ra sở chỉ của cụm từ nói vòng dựa vào ý nghĩa của bản thân cụm từ đó mà không cần dựa nhiều vào ngữ cảnh như phép thế các danh ngữ đồng sở chỉ thông thường. Chính vì vậy mà R. Martin (1976) đã xếp lối nói vòng vào loại các câu đồng nghĩa ngữ nghĩa học (paraphraseemantique) còn phép thế cách danh ngữ đồng sở chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thông thường thì được xếp vào các loại câu đồng nghĩa Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh, đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thƣơng
Muốn khen một cô gái đẹp mà mình vừa ý, muốn tỏ tình thương, nói bằng lời thật khó, không khéo dễ bị vô duyên, chối từ, như thế, mọi việc hỏng bét. Vì thế, chàng trai đã dày công bắt cầu trong cách nói. Vừa nhớ ơn bà, vừa khen má và tất nhiên là khen cả đối tượng anh ta muốn nói đến.
Hơn nữa, với cách nói lấp lửng, vô tình anh ta đã gọi được tiếng ngoại, tiếng má của cô gái như chính cô gái hay kêu. Thông thường, cách kêu như vậy, chỉ xảy ra khi hai người đã nên vợ nên chồng. Thật là đáng khâm phục trong cách nói vòng vo!
Để nói bóng gió, người ta còn sử dụng cách nói bằng thành ngữ, điển tích. Thành ngữ: cụm từ cố định, bền vững, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn trọn một ý, một nhận xét như tục ngữ, mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hàm súc.
Trong ca dao Tây Nam Bộ không ít câu sử dụng thành ngữ. Do phạm vi bài viết là khảo sát cách nói, chúng tôi chỉ xem thành ngữ nhất là thành ngữ Hán Việt như một phương tiện của lời nói chứ không đi sâu phân tích chức năng của chúng.
Đây là một cách dùng thành ngữ Hán Việt trong điệu hò:
Thiện ác đáo đầu chung hữu báo. Cao phi viễn tẩu dã nan tàng Từ khi anh xa cách con bạn vàng
Cơm ăn chẳng đƣợc nhƣ con chim phụng hoàng bị tên.
Dễ hiểu hơn, nói bằng thành ngữ Hán Việt và sau đó dùng lời thơ để giải thích nghĩa cho người nghe biết luôn:
Thiên sinh nhơn hà nhơn vô lộc, Địa sinh thảo hà thảo vô căn. Trời sinh ngƣời đều có lộc trời, Đất thì sinh cỏ rễ chồi nào không.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đi liền với thành ngữ là những điển tích. Điển tích (hay điển cố) là một biện pháp tu từ, ở đó tác giả sử dụng “câu chuyện” sao cho phù hợp với văn mạch mình nhằm tạo tính hàm súc cho lời văn, ý thơ. Ca dao Tây Nam Bộ cũng vậy, không hiếm những câu chuyện trong sách sử được dùng để nói:
Ai khôn bằng Tiết Đinh San, Cũng còn mắc kế nàng Phàn Lê Huê.
Tiết Đình San, Phàn Lê Huê là nhân vật trong bộ tiểu thuyết chương hồi Tiết Đình San chinh Tây.
Hay câu ca khác:
Văng vẳng bên tai
Tiếng ai nhƣ tiếng con Điêu Thuyền? Anh đây Lữ Bố kết nguyền thuở xƣa
Lữ Bố, Điêu Thuyền là hai nhân vật trong Tam Quốc chí diễn nghĩa. Các tác phẩm vừa kể được dân gian gọi chung là truyện Tàu, thể loại văn học ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống người bình dân Tây Nam Bộ từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước.
Mượn thành ngữ, điển tích để chen vào lời nói, làm cho ý của người diễn đạt thêm sinh động, hàm súc, người tiếp nhận phải có cùng “kênh” giao tiếp thì mới tường tận vấn đề mà người nói muốn biểu đạt!
Phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cách nói bóng gió là các biện pháp tu từ.
Một là, dùng từ đa nghĩa để chơi chữ
Em ơi hãy lấy anh thợ bào Khom lƣng ảnh đẩy cái nào cũng êm
Rất dễ dàng nhận ra chuyện thợ bào đẩy bào để bào cây, bào ván cho bóng, cho trơn, đến chuyện đẩy theo cách nói trây, dân gian gợi nên hành động của vợ chồng chốn phòng the!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tương tự từ đẩy vừa phân tích, là từ cày sau đây:
Chồng em nào phải trâu cày Mà cho chị mƣợn cả ngày lẫn đêm
Cách nói táo bạo hơn, nhưng người nghe không thể bắt lỗi được họ:
Cu tui vừa mới mọc lông Mƣợn chị cái lồng tui nhốt đỡ cu tui
Cu là con chim gáy, lồng là vật để nhốt chim. Nhưng thật tình không người nghe nào chỉ dừng cách hiểu của mình ở đó cả, …
Chúng ta hãy nghe lời một cô gái dặn người mình yêu khi chàng và nàng muốn “gần” nhau:
Chuột kêu chút chít trong rƣơng Anh đi cho khéo kẻo đụng giƣờng mẹ hay
Ngày xưa cái giường của người nhà quê là loại giường chõng đóng bằng tre già, lâu ngày thành xiêu lỏng, đụng vào đó nó kêu cót két, giống như tiếng chuột kêu chút chít. Có lẽ bà mẹ của cô gái kia đã hơn một lần chợt thức giấc, nghe tiếng chiếc giường tre kêu rúc rích, cô gái đã nhanh trí trả lời rằng đấy là do chuột ở trong rƣơng . Rút kinh nghiệm, cô gái đã nhắc khéo cho tình nhân kẻo lỡ làng chuyện ân ái.
Hai là, người bình dân dùng hình thức so sánh, phúng dụ, ẩn dụ, hoán dụ trong lời ca, tiếng hát.
Từ hình ảnh so sánh:
Thân em nhƣ cá rô mề Lao xao giữa chợ biết về tay ai
Cá rô mề quá đỗi quen thuộc với vùng sông nước, ruộng đồng. Mượn nó, để ví với … thân em thì thật là dí dỏm! Tình cảnh của người con gái ngày xưa không khác gì thân cá rô nằm trong rổ nhảy rồ rồ, lao xao giữa chợ. Tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ý hơn, người nghe còn phát hiện cá rô mề là để liên tưởng đến chỗ kín đáo nhất của người con gái, thật là một cách nói khéo không ai bằng được người bình dân!
Đến cách nói phúng dụ, mượn lời con vật để thay lời người muốn nói:
Cóc chết nàng nhái rầu rầu Chàng hiu đi hỏi lắc đầu hổng ƣng
Con ếch ngồi ở gốc đƣng Nó kêu cái ẹo biểu ƣng cho rồi
Nói vòng vo nhưng là thiệt bụng, thiệt lòng làm sao! Rồi nói bằng ẩn dụ:
Ruộng ai thì nấy đắp bờ
Duyên ai nấy gặp đợi chờ uổng công
Câu ca tả thực cảnh của người nông dân chân lấm tay bùn. Song, ý người muốn nói chưa dừng hẳn ở đó. Ruộng và bờ liên quan nhau như vật sở hữu và người sở hữu. Vậy tình yêu, có cần phải cắm ranh, cặm cọc hay không? Có lẽ trả lời rằng “cần” phải có “bờ” có “đập” để xác lập chủ quyền, xem ra không có gì là quá đáng!
Hoặc dùng hoán dụ:
Nƣớc chảy re re con cá he nó xoè đuôi phụng Em có chồng rồi trong bụng anh vẫn còn thƣơng
Mượn từ bụng để nói cả tâm tình lưu luyến của cố nhân! Lấy bộ phận để nói khái quát cho cái toàn thể là vậy.
Ca dao Việt Nam đã thể hiện một tinh thần hợp dung văn hóa rộng rãi và cởi mở. Nếu trong văn học viết thời trung đại, văn hóa Nho gia của Trung Quốc để lại dấu ấn khá rõ nhất là ở các quan niệm - quan niệm sống, quan niệm về các mối quan hệ xã hội, quan niệm về sáng tác văn chương… - tất nhiên có khúc xạ qua lăng kính của những nhà Nho Việt Nam - thì trong ca
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dao dân gian, văn hóa Nho gia bước vào và chịu sự cải biến khá cơ bản bởi tác động của văn hóa truyền thống để làm phong phú thêm cho màu sắc của bộ phận văn học này. Tất cả những trung hiếu, cƣơng thƣờng, nhân nghĩa của Nho gia đã chuyển hóa thành tình nghĩa, một đạo nghĩa truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Các tác giả dân gian cũng không ngần ngại dạo chơi qua những bể Sở, non Tần, Giang Đông, Tây Thục, gặp gỡ từ những nhân vật thần thoại như Nữ Oa, nhân vật truyền thuyết như Ngưu Lang, chức Nữ đến nhân vật lịch sử như Trương Nghi, Tô Tần, Uất Trì Cung, bắt trói Nguyệt Lão, đánh đòn ông Tơ… Các cô gái hồn nhiên tự xưng là thuyền quyên, thục nữ, tôn gọi bạn tình là quân tử, anh hùng. Họ thi nhau phô bày chữ nghĩa, hiểu biết, khẳng định trí tuệ trước đối tượng khi vận dụng những lời lẽ này trong một tình huống đắc địa nhất để bộc lộ tình ý của mình. Có thể bắt gặp không ít những dấu vết của văn hóa Trung Hoa trong ca dao Việt Nam như thế. Nhưng điều đáng nói là đằng sau những yếu tố hình thức này lại là một hồn cốt Việt Nam, từ tâm lý ứng xử, quan niệm sống đến các mối quan hệ. Ca dao Việt Nam có sức sống mạnh mẽ, phong phú và sức hấp dẫn đặc biệt chính bởi sự tiếp nhận cởi mở, tự do và đầy bản lĩnh này. Nó thể hiện hai nét cơ bản trong văn hóa ứng xử của người Việt là “hoạt” (linh hoạt, sáng tạo) và “hòa” (dung hòa, hòa hợp). Sự hợp dung văn hóa đặc biệt diễn ra khá rõ ở vùng đất mới phương Nam nơi con người luôn phải thích ứng với những điều kiện sống mới không kém gian nan khắc nghiệt. Họ được rèn luyện tâm tính năng động, cởi mở, linh hoạt trong suy nghĩ, biết đón nhận cái mới và vận dụng nó một cách sáng tạo để phục vụ cho đời sống tinh thần cũng như vật chất. Họ đồng thời cũng được rèn luyện khả năng sống thích nghi, hòa hợp trong một môi trường đa văn hóa - văn hóa truyền thống mang theo trong máu thịt “từ thuở mang gươm đi mở cõi”, văn hóa Trung Hoa từ những cuộc di dân của người Minh vào đất Đồng Nai - lục tỉnh, văn hóa của những tộc người Đông Nam Á bản địa và văn hóa Phương Tây du nhập từ thế kỷ XIX. Hòa hợp nhưng không hòa tan mà còn biết cách làm nổi bật mình trong sự hợp dung ấy là cách chọn lựa khôn ngoan và phù hợp nhất cho con đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phát triển văn hóa của người Việt nói chung, người Việt ở vùng đất phương Nam nói riêng. Không khép kín để trì trệ và lụn mòn, cũng không cởi mở tiếp nhận một cách nông nổi để rồi tha hóa, những thế hệ tiền nhân bằng trí tuệ và bản lĩnh của mình đã thiện dụng sự hợp dung văn hóa để làm giàu và làm mới thêm cho văn hóa Việt Nam mà ca dao dân gian là một minh chứng điển hình.
Ca dao dân ca là sản phẩm được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân, nội dung mang tính chất chung cũng lại rất riêng, gần gũi với tập quán sinh hoạt của con người. Ngay từ thủa lọt lòng, ca dao dân ca đã giành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ, các em lại được cất lên nhưng bài hát đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen với tiếng nói, tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành, trai gái lại tụ họp nhau lại thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống. Đó là những tập tục rất phong phú, làm nảy nở thêm tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu người thiết tha.
Với nội dung truyền tải rất đa dạng và phong phú đời sống xã hội cho nên ở mỗi chủ đề, mỗi một lĩnh vực chúng ta có thể thấy vô vàn những câu nói, lối nói rất mộc mạc, dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nhận xét rằng: ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người. Như vậy có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bất kỳ bài ca dao nào, bao giờ cũng có phần mở và phần nội dung của nó. Phần mở trong bài ca dao là phần đứng đầu văn bản. Phần mở gắn bó chặt chẽ với phần nội dung bài ca để tạo nên tính hoàn chỉnh của văn bản. Trong kết cấu của văn bản, tuỳ thuộc vào nội dung phản ánh mà văn bản đó có kiểu mở đầu phù hợp.
Căn cứ vào nội dung phản ánh và cách thức phản ánh, trong ca dao trữ tình chúng ta thường thấy những cách thức chủ yếu tạo nên tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao. Cụ thể là: