Phần mở đầu là hiện tượng tự nhiên

Một phần của tài liệu tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt (Trang 58 - 60)

Phần mở đầu còn là hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ thể hiện tình yêu

quê hƣơng đất nƣớc chứa chan của con ngƣời Việt.

“Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng, bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Mở đầu bài ca dao, sức thuyết phục của nó nằm trong tầng nghĩa thứ nhất. Tầng nghĩa này ẩn chứa vẻ đẹp của hoa sen. Việc đầu tiên, với một cách nhìn thẩm mĩ riêng, dân gian khẳng định: "Trong đầm gì đẹp bằng sen". Lời khẳng định ngắn gọn mà chắc chắn, súc tích. Thật ra, theo tiêu chí thẩm mĩ chung, chưa chắc điều này đã được mọi ngời đồng ý, thế nhưng trong tất cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nét duyên dáng của hoa, sen thật là gần gũi với người nông dân chân lấm tay bùn, bởi điều kiện sống của nó. Không phải đã có một anh chàng trong ca dao đã giả vờ một cách khéo léo giả vờ quên áo trên cành hoa sen để làm quen cô gái đó sao?

Vì vậy, lời khẳng định vẻ đẹp của hoa sen ở đây trước hết là do cảm tính, sự gần gũi. Nhưng chỉ nói như vậy thì chưa đủ đối với cái đẹp rất riêng của sen, sự phiến diện trong thẩm mĩ thiên về cảm tính của người nông dân. Nét đẹp không chỉ từ sự gần gũi, thân quen kiểu "Ao nhà vẫn hơn". Đọc tiếp câu thứ hai, thứ ba: "Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh", lời khẳng định ban đầu không chỉ là đơn thuần chuyện cảm tính, nét đẹp của sen còn là nét đẹp của một sự hài hoà gần như tuyệt đối. Đó là sự hài hoà về màu sắc. "Xanh - trắng - vàng", "vàng - trắng - xanh". Đó là sự hài hoà về chi tiết cấu tạo. "Lá - bông - nhị", "nhị - bông - lá". Tất cả tạo nên một chỉnh thể không thể tách rời, tôn tạo lẫn nhau, bổ sung lẫn nhau không thiếu, không thừa. Từ đó, câu ca dao đưa ra yếu tố cuối cùng, quyết định tạo nên dáng vẻ riêng mà không phải loài hoa nào cũng có:

"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Hoá ra, lời khẳng định đầu tiên có lí do của nó. Yêu vẻ đẹp của sen đồng thời là yêu cái phẩm chất tinh khiết của một loài hoa: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Phẩm chất đó của sen như biện hộ thêm giá trị của những người đang ngày đêm chân lấm tay bùn, đồng sâu, đồng cạn vẫn thể hiện đầy đủ nét đẹp chân quê.

Từ tầng nghĩa thứ nhất ta tiếp xúc với tầng nghĩa thứ hai. Rõ ràng, ở đây không chỉ là nét đẹp của hoa sen. Tiềm ẩn, kín đáo, bóng bẩy, nét đẹp "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" của sen còn mang bóng dáng con ngư- ời, những người không chịu khuất phục trước hoàn cảnh. Họ vươn lên giữa bùn nhơ khẳng định chân giá trị của chính bản thân mình. Cái xấu đục của môi trường, cuộc sống không vấy bẩn họ, trái lại, càng tôn thêm phần trong sạch, tinh khiết. Họ biến thành những tấm gương sáng về nghị lực, nhân cách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngời sáng phẩm chất này là hình ảnh Bác Hồ. Trong chốn tối tăm, mù mịt của chế độ lao tù Tưởng Giới Thạch, Người vẫn dõng dạc tuyên bố:

"Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao".

Người đã vươn lên như một đoá sen mọc thẳng, khẳng định sự thanh cao, một ý chí bất khuất trước hoàn cảnh tù đày.

Như vậy, vẻ đẹp của bài ca dao là nét đẹp của những hình ảnh thực (hoa sen) cộng với hình ảnh tượng trưng (con người không khuất phục hoàn cảnh). Ngắm nhìn những đoá sen ấy ta bắt gặp sự sâu sắc trong suy nghĩ, thẩm mĩ của người xưa. Nét đẹp trong đôi mắt của họ cần được hài hoà ở cả hai khía cạnh: Khía cạnh nội dung và hình thức; vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp tâm hồn. Tâm hồn ấy, trước hết là tâm hồn của những người không khuất phục, biết vươn lên trước số phận như những đoá sen kia, tinh khiết, thanh cao giữa chốn bùn nhơ.

Thiên nhiên còn thể hiện qua những câu ca dao có tên địa danh:

Những câu ca dao trên có giá trị ở chỗ nó in dấu ấn hình ảnh và cảm xúc của người phương xa đầu hướng đến Đồng Nai. Ngay cả câu ca dao quen thuộc : “Nhà Bè nước chảy chia hay. Ai về Gia Định Đồng Nai thì về “cảm hứng chủ đạoở nó có lẽ cũng là tầm tình của người khẩn hoang chưa quen với vùng đất mới. Đáng lưu ý là mảng ca dao dân ca này sinh từ cảm xúc của người địa phương trong bối cánh tự nhiên - xã hội ở xứ Đồng Nai. Mảng ca dao dân ca này số lượng không nhiều nhưng nó mang ý nghĩa hiện thực và sắc thái địa phương, từ hình thức thể hiện đến dòng mạch cảm xúc. Có thể nói, ca dao dân ca ''đặc sản”' của Biên Hòa - Đồng Nai thường ngắn, vần điệu ít nghiêm nhặt, hay phá cách lục bát, ít chải chuốt ngôn từ, quí là ở lời bộc trực chân tình, lòng thực thà, rộng mở.

Một phần của tài liệu tính dự báo trong phần mở đầu của ca dao người việt (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)